Hỏi đáp vắc xin Covid-19: Người bị men gan cao có nên tiêm phòng?

Tôi bị men gan cao, xin hỏi có thể tiêm phòng vắc xin Covid-19 hay không?

Trả lời: Men gan là tên gọi chỉ các enzyme có trong tế bào gan, có tác dụng thực hiện hoạt động tổng hợp và chuyển hóa các chất. Các loại enzyme này gồm có SGOT(AST), SGPT(ALT), GGT, LDH và một số thông số khác. Khi có tổn thương gan, các men này tràn vào m.áu, làm tăng nồng độ men gan trong m.áu, báo hiệu gan đang bị tổn thương.

Men gan bình thường là men gan có các chỉ số xét nghiệm đạt:

AST: 20 – 40 UI/L

ALT: 20 – 40 UI/L

GGT: 20 – 40UI/L

Phosphatase kiềm: 30 – 110 UI/L

hoi dap vac xin covid 19 nguoi bi men gan cao co nen tiem phong 5ab 5999129

Tiêm vắc xin phòng Covid-19 (Ảnh minh họa).

Khi gan bị tổn thương, các chỉ số này vượt ra khỏi ngưỡng an toàn. Thông thường người ta xác định men gan tăng từ 1-2 lần là ở mức độ nhẹ, tăng từ trên 2 -5 lần là ở mức độ trung bình và tăng trên 5 lần là ở mức độ nặng.

Theo các chuyên gia, người có men gan tăng nhưng dưới 5 lần so với mức bình thường (ALT, AST tiêm vắc xin Covid-19 nhưng cần thận trọng khi tiêm.

Với những trường hợp bị viêm gan cấp (AST> 200 UI/L) cần trì hoãn tiêm vắc xin Covid-19. Còn những trường hợp đợt cấp của viêm gan mạn tính (AST> 80 UI/L) cần cân nhắc tùy trường hợp cụ thể.

Người đang mắc các bệnh về gan cần nắm rõ tình trạng bệnh của mình, phương pháp điều trị hiện tại và có thể trao đổi với bác sĩ điều trị về thông tin tình trạng bệnh, khả năng tiêm vắc xin Covid-19 trước khi đi tiêm chủng.

Khi đến điểm tiêm phòng vắc xin Covid-19, người dân cần khai báo chi tiết tình trạng bệnh nền, tốt nhất là mang theo sổ khám bệnh của bác sĩ khi đi tiêm chủng.

Hỏi đáp vắc xin Covid-19: Lỡ mũi 2 Pfizer, có được tiêm bù vắc xin khác?

Tôi tiêm mũi một vắc xin Pfizer đã được 6 tuần, bị lỡ tiêm mũi nhắc do bị sốt, đi ngoài.

Hiện điểm tiêm đang hết Pfizer, tôi có thể được tiêm bù vắc xin khác không? Tiêm muộn có giảm hiệu quả bảo vệ?

Bộ Y tế đã có hướng dẫn, trong trường hợp nguồn vắc xin Covid-19 hạn chế, có thể phối hợp bằng cách tiêm mũi 2 vắc xin.

Cụ thể, với người tiêm mũi một là vắc xin AstraZeneca có thể tiêm nhắc mũi 2 bằng vắc xin Pfizer (nếu người được tiêm chủng đồng ý). Khoảng cách giữa 2 mũi tiêm là 8 – 12 tuần.

hoi dap vac xin covid 19 lo mui 2 pfizer co duoc tiem bu vac xin khac 602 5985542

Còn trường hợp mũi một tiêm các vắc xin Sinopharm, Moderna, Pfizer sản xuất thì mũi thứ 2 chỉ tiêm vắc xin cùng loại.

Vì vậy, bạn đã tiêm vắc xin Pfizer mũi một, quá 2 tuần lịch tiêm nhắc, bạn cần liên hệ với cơ sở đã tiêm mũi một để được hướng dẫn.

Trong trường hợp hết vắc xin, quá lịch tiêm, trong bối cảnh vắc xin đang hạn chế như hiện nay, mọi người cần chờ để được tiêm mũi tiếp theo.

– Nhiều câu hỏi cùng nội dung: Việc quá thời gian khuyến cáo tiêm mũi 2 vắc-xin Covid-19 có ảnh hưởng đến khả năng bảo vệ và có phải tiêm lại từ đầu hay không? Có phải tiêm lại từ đầu?

TS Đặng Thị Thanh Huyền , Phó trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng quốc gia cho biết, những khuyến cáo về mốc thời gian tiêm chủng vắc xin Covid-19 (khoảng cách giữa hai mũi tiêm) mà nhà sản xuất đưa ra là lý tưởng nhất và trong bối cảnh dồi dào và sẵn nguồn vắc xin.

Còn trong tình trạng thiếu vắc xin như hiện nay ở Việt Nam, việc tiêm chậm hơn so với khuyến cáo trong một khoảng thời gian nhất định, đến mũi tiêm sau vẫn tiếp tục duy trì hiệu quả của vắc xin, người dân không phải tiêm lại từ đầu các mũi vắc xin.

Đến nay, chưa có thời gian tối đa của việc chậm tiêm mũi 2 là bao nhiêu. Tuy nhiên, những trường hợp gần đến lịch tiêm chủng, các cơ quan, doanh nghiệp cần khẩn trương làm công văn và liên hệ với đơn vị đã tiêm mũi một trước đó để nhanh chóng thực hiện tiêm mũi 2.

Nếu nguồn cung ứng vắc xin Covid-19 còn hạn chế, người dân đã tiêm mũi một cần kiên nhẫn, chờ đến lượt được thông báo đi tiêm mũi 2.

Khi được tiêm mũi một là bạn đã được bảo vệ ở một mức độ an toàn nhất định. Theo thông báo của nhà sản xuất, nếu tiêm một mũi vắc xin thì nguy cơ mắc bệnh Covid-19 giảm hơn 70% so với nhóm chưa được tiêm chủng. Việc tiêm mũi 2 sẽ giúp củng cố hiệu lực bảo vệ này.

Mặc dù đã tiêm vắc xin, bạn vẫn cần tuân thủ nghiêm túc các biện pháp phòng chống dịch 5K theo khuyến cáo của Bộ Y tế.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *