Sáu tháng qua, các nhà khoa học thuộc dự án nghiên cứu TOGETHER thử nghiệm thuốc fluvoxamine trên hàng nghìn bệnh nhân Covid-19.
Trước đó, các nhà nghiên cứu tại Đại học McMaster, Canada, đã thử nghiệm 8 phương pháp điều trị Covid-19 và tìm ra một ứng viên nổi bật. Đó là fluvoxamine, một loại thuốc chống trầm cảm được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) chứng nhận an toàn và có thể sản xuất đại trà với giá thành thấp.
Kết quả này tiếp bước một số phát hiện đầy hứa hẹn trong các thử nghiệm nhỏ vào năm 2020. Các nghiên cứu đó chỉ ra rằng fluvoxamine có thể giúp giảm nguy cơ nhập viện do Covid-19. Song, những nghiên cứu này còn hạn chế do quy mô nhỏ.
TOGETHER quy mô lớn hơn nhiều, bao gồm hơn 3.000 bệnh nhân, trong đó 800 người được sử dụng fluvoxamine. Kết quả đã củng cố phát hiện của các nghiên cứu trước đó.
Theo công bố của nhóm nghiên cứu, bệnh nhân được dùng fluvoxamine trong vòng vài ngày sau khi có kết quả xét nghiệm dương tính nCoV. Nguy cơ nhập viện của nhóm này thấp hơn 31% và nguy cơ phải dùng máy thở cũng thấp tương tự. Hiệu quả này cao hơn nhiều so với các loại thuốc khác từng được sử dụng để điều trị cho bệnh nhân ngoại trú.
Đồng tác giả nghiên cứu là Ed Mills, giáo sư khoa học sức khỏe tại Đại học McMaster, nhận định: “Đây là phát hiện quan trọng. Các nhân tố thay đổi cục diện là những thứ mà ta đã có sẵn”.
Điều khiến kết quả nghiên cứu này có tiềm năng quan trọng là fluvoxamine không đắt và đã được FDA thông qua để điều trị cho người mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD). Bác sĩ nào cũng có thể kê thuốc này cho bệnh nhân Covid-19 dựa trên đ.ánh giá lâm sàng. Fluvoxamine là thuốc dạng viên nên người bệnh không cần phải đến bệnh viện hay có chuyên gia y tế hỗ trợ.
Bệnh nhân được vận chuyển bên ngoài một bệnh viện điều trị Covid-19 ở Miami, Mỹ, hôm 16/8. Ảnh: AFP
Đến nay các phương pháp điều trị Covid-19 được chia thành hai giai đoạn: Thứ nhất, điều trị bệnh nặng, thường được sử dụng tại bệnh viện để giảm nguy cơ t.ử v.ong; Thứ hai, điều trị khi bệnh khởi phát, làm giảm nguy cơ nhập viện. FDA đã cấp phép khẩn cấp nhiều phương pháp điều trị Covid-19, nhưng cơ sở bằng chứng cho hiệu quả của chúng còn hạn chế và ảnh hưởng trên quy mô nhỏ.
FDA cho phép sử dụng khẩn cấp cho các loại kháng thể đơn dòng, bởi khả năng bắt chước các protein mà hệ miễn dịch tạo ra để chống virus. Loại thuốc này dành cho những người có nguy cơ mắc bệnh nặng do Covid-19. Tuy nhiên, người bệnh cần đến cơ sở y tế để được truyền thuốc vào tĩnh mạch hoặc tiêm bốn liều. Giá cho mỗi liều lên đến 2.100 USD.
Ngoài ra còn có corticosteroid – một loại thuốc chống viêm . Các nghiên cứu cho thấy loại thuốc giá rẻ này có thể được dùng dưới dạng viên uống hoặc tiêm truyền cho bệnh nhân Covid-19 nhập viện và làm giảm nguy cơ t.ử v.ong. Tuy nhiên corticosteroid có thể cản trở hệ miễn dịch, do đó không được khuyến khích sử dụng trong giai đoạn đầu của bệnh.
Những hạn chế trên đặt ra nhu cầu về một loại thuốc rẻ, dễ sử dụng cho bệnh nhân ngoại trú và giảm nguy cơ nhập viện. Fluvoxamine – một thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI) được hy vọng có thể đáp điều đó.
Cách đây nhiều năm, trước khi Covid-19 xuất hiện, Angela Reiersen, bác sĩ tâm lý tại Đại học Washington ở St. Louis, đang nghiên cứu các bệnh nhân mắc hội chứng Wolfram (đái tháo đường, teo thị giác, điếc, tiểu nhạt). Nhận thấy họ dường như đáp ứng tốt với một số thuốc SSRI và đáp ứng kém với số khác, bà đã nghiên cứu sự khác biệt giữa các loại SSRI để tìm hiểu lý do.
Bác sĩ Reiersen phát hiện fluvoxamine hoạt động tốt, bám vào một thụ thể trong tế bào có khả năng điều chỉnh phản ứng căng thẳng của tế bào và sản sinh ra cytokine – loại protein báo hiệu cho cơ thể rằng có vấn đề và gây viêm. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Virginia cho rằng fluvoxamine làm giảm viêm ở động vật.
Đại dịch Covid-19 ập tới. Một giả thuyết được đặt ra là khi bệnh nhân mắc Covid-19, các tế bào bị tổn hại giải phóng rất nhiều cytokine, sau đó gây viêm phổi, khiến bệnh nhân khó thở và gây tổn hại tế bào lâu dài. Đầu đại dịch, bác sĩ Reiersen đã gặp đồng nghiệp ở khoa y Đại học Washington với ý tưởng táo bạo: Fluvoxamine có thể hỗ trợ điều trị bệnh nhân Covid-19.
Eric Lenze, nhà nghiên cứu lâm sàng hàng đầu, nhất trí thử nghiệm thuốc này. Vào mùa xuân và hè năm 2020, họ tìm bệnh nhân Covid-19 thử nghiệm điều trị bằng fluvoxamine. Tới mùa thu, họ nhận được kết quả trong số 152 bệnh nhân tham gia (một nửa dùng giả dược, một nửa dùng fluvoxamine), có 6 bệnh nhân dùng giả dược bị khó thở, trong khi tất cả người dùng fluvoxamine thì không.
Kết quả nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Hiệp hội Y khoa Mỹ giữa năm ngoái. Bà Reiersen nhận xét: “Tôi cho rằng điều quan trọng nhất là hiệu quả chống viêm. Fluvoxamine có thể giảm nồng độ cytokine, vì thế bệnh nhân ít bị tổn thương phổi hơn”. Với kết quả triển vọng, bà Reiersen và Lenze tiến tới thử nghiệm quy mô lớn hơn.
Trong khi đó, sau một đợt dịch lớn ở California, các nhà nghiên cứu đề xuất bệnh nhân dùng fluvoxamine. 65 bệnh nhân đồng ý và 48 người thì không. Kết quả, không ai trong số những người uống flovoxamine phải nhập viện, còn nhóm kia có 6 người.
Tại Pháp, Nicolas Hoertel, nhà nghiên cứu tâm thần học thuộc Đại học Paris, công bố một nghiên cứu cho thấy những bệnh nhân dùng một số loại thuốc chống trầm cảm ít có nguy cơ mắc Covid-19 nghiêm trọng. Các bằng chứng hứa hẹn khiến ông Ed Milles quyết định tiến hành dự án nghiên cứu TOGETHER trên quy mô lớn.
Trong các nghiên cứu trên, fluvoxamine được kê cho bệnh nhân bắt đầu có triệu chứng Covid-19. Kết quả nghiên cứu đủ thuyết phục để các nhà khoa học khuyến nghị dùng fluvoxamine cho người có triệu chứng Covid-19.
Theo nhà nghiên cứu Lenze, fluvoxamine đã có cách đây vài chục năm, nên các bác sĩ nắm rõ rủi ro, an toàn, mức độ đáp ứng thuốc. Ông cho biết thuốc chỉ khiến 1/4 số người dùng buồn nôn nhẹ, không gây c.hết người dù quá liều.
TOGETHER chưa được bình duyệt, nhưng nhiều nhà nghiên cứu không tham gia đã xem kết quả và đ.ánh giá “thuyết phục”. Nghiên cứu được thực hiện tại Brazil khi biến thể Delta chưa phổ biến. Song, không có lý do đủ mạnh để cho rằng fluvoxamine không có hiệu quả chống lại biến thể Delta.
Ở các nước nghèo, khi nguồn cung vaccine còn khan hiếm, tỷ lệ tiêm chủng thấp, thêm những phương pháp điều trị Covid-19 an toàn, hiệu quả với giá thành hợp lý càng trở nên quan trọng. Trong khi nhiều phương pháp điều trị hiện có cho Covid-19 không thể chi trả cho người nghèo trên toàn cầu thì fluvoxamine có thể đáp ứng điều này, theo các nhà khoa học.
“2.000 USD cho một liều kháng thể đơn dòng, thuốc của chúng tôi chỉ có 4 USD. Chuỗi cung ứng cũng đơn giản hơn, fluvoxamine không cần bảo quản trong tủ đông, không hết hạn nhanh, có thể được sản xuất hàng loạt với giá rẻ”, tác giả nghiên cứu, giáo sư Ed Mills, cho hay.
9 nguyên nhân bất ngờ gây tăng đường huyết
Theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ, kiểm soát tốt lượng đường trong m.áu là chìa khóa để ngăn ngừa các biến chứng tiểu đường tiềm ẩn.
Thiếu nước có thể làm tăng đường huyết. Ảnh SHUTTERSTOCK
Ngay cả khi theo dõi cẩn thận những gì ăn và uống vào, vẫn sẽ có một số yếu tố ảnh hưởng nằm ngoài tầm kiểm soát, theo Everyday Health.
Dưới đây là 9 nguyên nhân bất ngờ gây tăng đường huyết.
1. Mất nước
Thiếu chất lỏng khiến đường trong hệ tuần hoàn trở nên cô đặc hơn và có thể dẫn đến tăng đường huyết. Lượng đường trong m.áu cao có thể khiến đi tiểu nhiều hơn, dẫn đến mất nước nhiều hơn.
2. Chất làm ngọt nhân tạo
Nhiều người mắc bệnh tiểu đường sử dụng đồ uống dành cho người ăn kiêng. Họ yên tâm vì nghĩ rằng đồ uống không đường sẽ không làm tăng lượng đường trong m.áu của họ.
Tuy nhiên, các chuyên gia lưu ý rằng một số chất làm ngọt không calo có thể gây tiêu chảy, góp phần làm mất nước.
Nên rửa tay trước khi kiểm tra đường huyết và sử dụng giọt m.áu thứ hai sau khi lau sạch giọt m.áu đầu tiên. Ảnh SHUTTERSTOCK
3. Một số loại thuốc
Một số loại thuốc kháng viêm, thuốc trị rối loạn tự miễn dịch và thuốc trị hen suyễn có thể khiến lượng đường trong m.áu tăng lên đáng kể.
Thuốc tránh thai, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống loạn thần, một số thuốc lợi tiểu và thuốc thông mũi cũng có thể làm các chỉ số đường huyết cao hơn bình thường, trong khi một số loại thuốc khác có thể làm giảm lượng đường trong m.áu hoặc khó nhận ra các dấu hiệu hạ đường huyết hơn.
4. Hiện tượng tăng đường huyết sáng sớm
Khi chuẩn bị thức dậy, cơ thể giải phóng cortisol và các hoóc môn khác trong khoảng thời gian từ 2 đến 8 giờ sáng. Những hoóc môn này làm cho cơ thể ít nhạy cảm hơn với insulin. Ở những người bị bệnh tiểu đường, nó có thể góp phần làm tăng lượng đường trong m.áu vào sáng sớm.
Ngoài ra, mức đường huyết buổi sáng có thể thấp nếu dùng quá nhiều insulin hoặc sử dụng thuốc vào ban đêm hoặc không ăn đủ vào buổi tối hôm trước, theo Everyday Health.
5. Chu kỳ k.inh n.guyệt
Theo Bệnh viện Women’s College (Canada), một số phụ nữ mắc bệnh tiểu đường trở nên ít nhạy cảm hơn với insulin trong vòng 1 tuần trước khi đến kỳ k.inh n.guyệt, điều này có thể khiến lượng đường cao hơn mức bình thường. Các chỉ số thường trở lại bình thường ngay sau khi bắt đầu k.inh n.guyệt.
6. Ngủ không đủ giấc
Một đ.ánh giá, được công bố trên tạp chí về bệnh tiểu đường Diabetes Therapy , kết luận rằng thiếu ngủ có thể cản trở việc kiểm soát glucose và độ nhạy insulin ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2.
7. Thời tiết khắc nghiệt
Một số người có thể thấy lượng đường trong m.áu của họ tăng cao vào những ngày nóng bức vì thời tiết khó chịu khiến cơ thể thêm căng thẳng.
Hơn nữa, nhiệt độ cao có thể ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng insulin. Lượng đường trong m.áu cao trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến khả năng điều chỉnh nhiệt độ của cơ thể, đồng thời khiến cơ thể mất nước nhanh hơn.
8. Đi du lịch
Sự thay đổi thời gian có thể làm gián đoạn lịch dùng thuốc và gây ra thói quen ăn uống và ngủ nghỉ bất thường, cản trở việc kiểm soát lượng đường trong m.áu.
Ngoài ra, khi đi nghỉ hoặc đi du lịch, bạn có thể ăn nhiều hơn, uống nhiều rượu hơn hoặc hoạt động nhiều hơn, tất cả đều có thể gây ra sự thay đổi đường huyết.
9. Quá nhiều caffeine
Theo Mayo Clinic (Mỹ), tiêu thụ dưới 400 mg caffeine mỗi ngày là an toàn đối với hầu hết mọi người, nhưng ở những người mắc bệnh tiểu đường, chất này có thể ảnh hưởng đến hoạt động của insulin, dẫn đến lượng đường trong m.áu thấp hoặc cao, theo Everyday Health .