Ngày 7/4, ThS. BS Lâm Quốc Na – Phó Giám đốc Bệnh viện Đa Khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu thông tin, các Bác sĩ chuyên khoa ngoại thận tiết niệu vừa phẫu thuật lấy 15 viên sỏi từ bàng quang của một bệnh nhân Trần H. (65 t.uổi, ngụ ở phường 8, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu).
Bài Viết Liên Quan
- Tranh cãi ăn trứng gây mỡ m.áu, đúng hay không?
- Đừng để trầm cảm “đ.ánh cắp” cuộc sống của bạn!
- TACE-hy vọng cho bệnh nhân ung thư gan
Nhiều viên sỏi có kích thước lớn sau khi lấy ra khỏi bàng quang của bệnh nhân Trần H.
Trước đó, ngày 5/4/2024, bệnh nhân Trần H. đến Bệnh viện Đa Khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu khám bệnh trong tình trạng tiểu khó, tiểu ngắt quãng đã lâu. Qua thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng, các Bác sĩ chuyên khoa ngoại thận tiết niệu chẩn đoán bệnh nhân có nhiều viên sỏi to trong bàng quang kèm tăng sinh tuyến t.iền liệt. Đồng thời, bệnh nhân H. được hội chẩn và chỉ định phẫu thuật. Sau 60 phút, với phương pháp mổ hở lấy sỏi, các Bác sĩ đã lấy ra 15 viên sỏi lớn, nhỏ trong bàng quang của bệnh nhân H. (Viên sỏi to có đường kính 2,5cm).
Hiện, bệnh nhân H. đang được chăm sóc và theo dõi, sức khỏe hồi phục tốt và dự kiến xuất viện trong vài ngày tới.
Theo người nhà bệnh nhân Trần H. Cho biết, trước đó ông H. có uống thuốc điều trị t.iền liệt tuyến trong nhiều năm qua.
Nhưng bệnh ngày càng xấu đi, tiểu khó hơn và có tình trạng đau nhiều ở vùng hạ vị. Ông H có t.iền sử tăng sinh tuyến t.iền liệt và phẫu thuật nội soi tán sỏi bàng quang.
Bác sĩ CKI. Tạ Hữu Nghĩa – Phó Khoa Ngoại Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu (phụ trách phẫu thuật chính) cho biết: “Tình trạng sỏi bàng quang là do sỏi từ trên thận rơi xuống bàng quang và lớn dần lên. Tuy nhiên, trường hợp này, nguyên nhân sỏi tạo lập là do t.iền liệt tuyến to quá làm tắc nghẽn, ứ đọng nước tiểu và gây cản trở dòng tiểu. Do đó, sau khi loại bỏ sỏi, phải điều trị triệt để tăng sinh tuyến t.iền liệt”.
“Người dân không nên chủ quan với bệnh, cần uống đủ nước và tránh ngồi lâu giảm nguy cơ tạo sỏi do ứ đọng. Nếu phát hiện có các dấu hiệu không bình thường như tiểu khó, tia nước tiểu yếu, tiểu nhiều lần, tiểu đêm, tiểu buốt, rát… cần đến cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời. Đối với những người đã mắc bệnh, cần hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, t.huốc l.á, thịt đỏ. Bên cạnh đó, cần tăng cường hoạt động thể dục thể thao và duy trì một chế độ ăn uống dinh dưỡng cân đối để có sức khỏe tốt. Đặc biệt, nam giới trên 60 t.uổi nên định kỳ 3 – 6 tháng 1 lần khám và tầm soát các vấn đề liên quan đến tăng sinh tuyến t.iền liệt để phát hiện và điều trị sớm. Từ đó tránh được các biến chứng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe”, Bác sĩ CKI. Tạ Hữu Nghĩa khuyến cáo.
Gia tăng nhiều dịch bệnh
Do gián đoạn tiêm chủng thời gian qua vì thiếu vaccine, cùng với thời tiết diễn biến thất thường đang làm cho nhiều dịch bệnh như ho gà, sởi, rubella, virus hợp bào gia tăng.
Cùng với đó, các dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người, nhất là dại và cúm A/ H5N1, cũng có diễn biến phức tạp.
Bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 1, TPHCM thăm khám bệnh nhi mắc sốt xuất huyết. Ảnh: QUANG HUY
Hậu quả của gián đoạn vaccine
Khoa Khám bệnh ngoại trú, Bệnh viện Nhi đồng 2 TPHCM những ngày qua luôn quá tải người lớn đưa trẻ nhỏ đến thăm khám. Theo bác sĩ Đăng Nhật, bình quân mỗi ngày phòng khám bệnh truyền nhiễm ngoại trú của bệnh viện tiếp nhận 30-50 trẻ đến thăm khám, tăng gần 10% so với tháng 2. Riêng Khoa Nhiễm hiện có trên 20 trẻ nhập viện điều trị nội trú một số bệnh truyền nhiễm, trong đó có một số ca mắc sốt xuất huyết, tay chân miệng, thương hàn, thủy đậu, ho gà…
Còn tại Khoa Nhiễm – Thần kinh, BV Nhi đồng 1 TPHCM, hiện có gần 30 trẻ đang nằm điều trị, trong đó khoảng 10 ca bệnh nặng được theo dõi tích cực trong phòng cấp cứu. BSCK2 Dư Tuấn Quy, Trưởng Khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết, từ đầu tháng 3 đến nay, khoa tiếp nhận điều trị nội trú trẻ mắc các bệnh truyền nhiễm tăng khoảng 5% so với tháng trước. Trong khi đó, tình trạng gián đoạn tiêm chủng cũng khiến nhiều trẻ mắc sởi và rubella.
Thống kê của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (Bộ Y tế ) cho thấy, trong 3 tháng qua, cả nước ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi tại các tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc và 10 trường hợp mắc rubella. Theo cảnh báo của Tổ chức Y tế thế giới, năm 2024 là năm dịch sởi có nguy cơ bùng phát theo chu kỳ 4-5 năm/lần, trong khi sởi là bệnh truyền nhiễm có tốc độ lây lan nhanh với 90%-100% người chưa tiêm vaccine hoặc chưa từng mắc bệnh tiếp xúc với nguồn bệnh sẽ bị mắc. Một người nhiễm bệnh sởi có thể lây cho 20 người khỏe mạnh. Còn theo thống kê của Hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm quốc gia, từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước ghi nhận khoảng 70 trường hợp mắc ho gà, chủ yếu tại một số tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc.
BS Đăng Nhật, khoa Khám bệnh ngoại trú, Bệnh viện Nhi đồng 2, TPHCM thăm khám cho bệnh nhi. Ảnh: QUANG HUY
PGS-TS Phạm Quang Thái, Phó trưởng Khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, thông tin, hầu hết những trường hợp mắc bệnh ho gà đều chưa được tiêm chủng hoặc chưa tiêm chủng vaccine đầy đủ. Có hơn 50% trẻ mắc bệnh ho gà nặng có nguồn lây từ mẹ và nhiễm bệnh trong giai đoạn khoảng trống miễn dịch ở 3 tháng đầu đời. Trẻ chưa được tiêm chủng vaccine ho gà đầy đủ là đối tượng có nguy cơ cao nhất bị nhiễm bệnh và thường biểu hiện bệnh lý nặng.
Cảnh giác bệnh lây truyền từ động vật
Gần đây, một số dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người, nhất là bệnh dại và cúm A/H5N1, đang gia tăng trở lại. Theo ông Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế ), chỉ trong 3 tháng đầu năm nay, 16/63 tỉnh, thành phố có ca bệnh dại trên người, 27 ca t.ử v.ong (tăng 170% so với cùng kỳ năm 2023), trong đó miền Trung có số ca t.ử v.ong cao nhất (9 ca). Còn tại miền Nam, số người đi tiêm vaccine ngừa dại cao nhất cả nước, tới 143.000 người.
Đáng lo ngại hơn, sau hơn 8 năm không ghi nhận ca mắc cúm gia cầm trên người thì từ năm 2022 đến nay đã ghi nhận 2 ca mắc mới, trong đó có 1 ca t.ử v.ong ở Khánh Hòa vào tháng 3 vừa qua.
Hiện trên thế giới đã ghi nhận khoảng 200 bệnh truyền nhiễm từ động vật lây sang người với nhiều tác nhân khác nhau. Trong 2 thập niên qua, nhiều dịch bệnh nguy hiểm và mới nổi đã xảy ra trên toàn thế giới, như dịch hạch, SARS, cúm gia cầm A/H5N1, cúm A/H1N1, MERS-CoV, Ebola… và gần đây nhất là Covid-19,gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người cũng như tác động lớn đến kinh tế – xã hội của các quốc gia. Ông Hoàng Minh Đức cho biết, đáng lo ngại là có tới 75% các dịch bệnh nguy hiểm là lây truyền từ động vật sang người hoặc có nguồn gốc gen từ động vật.
Việt Nam đã xác định 5 loại dịch bệnh cần được ưu tiên phòng ngừa là: cúm gia cầm độc lực cao, dại, than, liên cầu lợn, xoắn khuẩn vàng da vì đây là những dịch bệnh có tỷ lệ t.ử v.ong ở người rất cao (thậm chí tới 100%) và chi phí điều trị, phòng ngừa tốn kém. “Thời gian tới, nguy cơ các ổ dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người vẫn tiếp tục xảy ra. Để ứng phó với những thách thức này, rất cần sự hợp lực của toàn xã hội và sự hỗ trợ, hợp tác của cộng đồng quốc tế. Ngoài trách nhiệm của ngành y tế, rất cần sự vào cuộc tích cực của các đơn vị có liên quan như NN-PTNT, công thương, chính quyền địa phương và đặc biệt là sự tham gia chủ động của người dân, cộng đồng để chủ động phòng chống, giải quyết có hiệu quả, triệt để các bệnh truyền nhiễm lây từ động vật sang người nhằm góp phần chăm sóc, bảo vệ sức khỏe người dân”, ông Hoàng Minh Đức nêu ý kiến.