Ngành Y tế Quảng Ngãi thông báo nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc; yêu cầu các địa phương tăng cường truyền thông về nguy cơ ngộ độc, kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm, đặc biệt là đồ ăn đường phố.
Bài Viết Liên Quan
- Xót xa cảnh con ung thư xương, bố mất khả năng lao động
- Bệnh lạ: Những đ.ứa t.rẻ chưa một lần biết đau và cái c.hết bất ngờ
- Thêm gia vị vào trà đem lại lợi ích sức khỏe không ngờ
Các ca bệnh nghi ngộ độc thực phẩm nằm điều trị. (Ảnh minh họa: TTXVN phát)
Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm làm nhiều người phải nhập viện điều trị.
Ngành Y tế Quảng Ngãi đã thông báo nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc; đồng thời yêu cầu các địa phương tăng cường truyền thông về nguy cơ ngộ độc, kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm, đặc biệt là thức ăn đường phố.
Theo Sở Y tế Quảng Ngãi, chỉ trong một tháng qua tại tỉnh xảy ra 3 vụ ngộ độc thực phẩm. Mới đây, ngày 28/3, xảy ra vụ 30 học sinh ngộ độc sau khi ăn kẹo tại huyện Nghĩa Hành. Sở Y tế giao Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh phối hợp Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh gửi mẫu kẹo đến Viện Pasteur Nha Trang xét nghiệm các chỉ tiêu liên quan đến an toàn thực phẩm…
Trước đó, ngày 12/3, xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm sau khi ăn nấm tại xã Sơn Long, huyện Sơn Tây, do trong nấm có độc tố Psilocin (gây ảo giác). Ngày 10/3, xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm sau khi người dân ăn bánh mỳ tại huyện Sơn Hà, nguyên nhân do nhiễm vi sinh vật (Salmonella).
Phó Giám đốc Sở Y tế Quảng Ngãi Phan Minh Đan nhận định thời tiết nắng nóng là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, virus phát triển dẫn đến nguy cơ ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm tăng cao.
Cơ quan chức năng đã tăng cường tuyên truyền, khuyến cáo người dân về an toàn thực phẩm. Người dân cần lựa chọn, mua và sử dụng thực phẩm còn tươi, có nhãn mác, nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng; bảo đảm vệ sinh trong quá trình chế biến thực phẩm, sử dụng nguồn nước sạch, bảo quản thực phẩm; đặc biệt nên thực hiện ăn chín, uống sôi./.
Bình Dương: Ăn đồ miễn phí, 47 người nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm
Sau khi ăn bánh mì, bánh bao được phát miễn phí, hàng chục người dân có dấu hiệu mệt mỏi, đau bụng, nghi bị ngộ độc thực phẩm.
Thông tin từ Ngành y tế tỉnh Bình Dương cho biết, trên địa bàn TP Thuận An vừa xảy ra vụ nghi ngộ độc thực phẩm khiến 47 người phải nhập viện.
Cụ thể, vụ việc xảy ra tại Lễ hội Cộ ông Bổn, TP Thuận An. Có khoảng 50 người dân sau khi ăn bánh mì, bánh bao được phát từ thiện tại lễ hội có biểu hiện nghi ngộ độc thực phẩm.
Trước đó, theo một số thành viên trong đoàn múa lân sư rồng, khoảng 4 – 5 giờ sáng 3/4, tại lễ hội Cộ ông Bổn, đoàn múa lân được người dân phát từ thiện bánh mì, bánh bao để ăn sáng. Sau khi ăn xong, nhiều thành viên trong đoàn múa lân có biểu hiện mệt mỏi, đau bụng, buồn nôn, chóng mặt… nên nhanh chóng được đưa vào Trung tâm Y tế TP Thuận An.
Theo Trung tâm Y tế TP Thuận An, có 47 ca nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm tại Lễ hội Cộ ông Bổn với triệu chứng ban đầu rối loạn tiêu hóa (ói, đau bụng, tiêu lỏng…). Các triệu chứng bệnh xuất hiện khoảng 1-2 giờ sau khi ăn bánh mì, bánh bao được cấp phát từ thiện.
Trong tổng số 47 ca có 5 ca nhẹ đã xuất viện, 42 ca ổn định, tiếp tục nằm điều trị, theo dõi.
Người dân nghi bị ngộ độc thực phẩm đang được theo dõi, điều trị tại Trung tâm Y tế TP Thuận An. (Ảnh: Báo Bình Dương)
Trước vụ việc trên, Sở Y tế tỉnh Bình Dương nhanh chóng chỉ đạo Trung tâm Y tế TP Thuận An tiến hành lấy mẫu, điều tra, xử lý, xác định đây là vụ ngộ độc thực phẩm hay nghi ngờ ngộ độc thực phẩm hoặc là sự cố an toàn thực phẩm để xử lý nghiêm theo quy định.
Lễ hội Cộ ông Bổn là một lễ hội truyền thống của người Hoa ở Bình Dương, được tổ chức vào ngày 25/2 âm lịch hàng năm, để tưởng nhớ và biết ơn với “Tổ nghề gốm”. Lễ hội này còn mang tính chất tín ngưỡng phúc thần, bảo hộ cuộc sống và việc làm ăn của cộng đồng người Hoa trên đất Bình Dương. Lễ hội thu hút đông đảo người dân tham dự và được xem là một trong những lễ hội lớn nhất của cộng đồng người Hoa tại Việt Nam.
Vụ nghi ngộ độc thực phẩm tại Lễ hội Cộ ông Bổn là một sự việc đáng tiếc, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân và an toàn thực phẩm tại địa phương.