Bèo tây mọc dại nhưng có nhiều tác dụng cho sức khỏe. Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy chiết xuất thô của loại cây này hứa hẹn phòng ngừa ung thư.
Bèo tây hay còn gọi là lục bình, bèo Nhật Bản. Tại Việt Nam, đây là cây dại làm thức ăn cho gia súc và làm nguyên liệu cho ngành thủ công mỹ nghệ.
Tại Đài Loan, bèo tây được sử dụng như một loại rau ăn giàu caroten. Ở Indonesia người dân sử dụng phần thân và cụm hoa. Tại Việt Nam, vài năm gần đây, người dân cũng bắt đầu sử dụng bèo tây chế biến nhiều món ăn ngon.
Ngó bèo tây có thể chế biến như ngó sen. Đọt non và cuống lá dùng để nấu canh tép, cá lóc, tôm khô. Hoa bèo có thể luộc chấm cá kho hoặc xào thịt bò, lòng heo, lẩu cá rô phi bèo tây. Thân cây có thể nấu canh chua cá lóc. Trong dân gian, dùng bèo tây làm thuốc người ta lấy lá, phần phình của cuộng lá, bỏ thân, rễ bèo.
Bài Viết Liên Quan
- Đốt than, củi sưởi ấm trong nhà: Đã có nhiều cảnh báo, vẫn có thêm người t.ử v.ong
- 10 bí quyết dùng sữa có lợi cho sức khỏe
- 7 vitamin, khoáng chất bổ sung có thể gây độc nếu dùng quá nhiều
Bèo tây có tác dụng tốt cho sức khỏe. Ảnh: Pinterest.
Theo Đông y, lục bình vị ngọt, mát, có tác dụng giảm sưng tấy, giải độc. Một số nghiên cứu hiện đại trong phòng thí nghiệm người ta thấy rằng trong bèo tây có nhiều chất xơ, chất khoáng. Bèo tây còn có một số hợp chất như alkaloid, dẫn xuất phthalate, propanoid và dẫn xuất phenyl… có tác dụng cao như kháng khuẩn, kháng nấm, chống oxy hóa và có tác dụng đối với ung thư.
Ngoài ra, chiết xuất thô và một số chất trong bèo tây cho thể chống lại vi khuẩn Gram dương và Gram âm. Bèo tây còn có hiệu lực tương đương với tetracyclin khoảng 50%, hiệu quả cao thấp còn phụ thuộc vào chủng E.coli và S.faecalis. Dịch chiết thô chứa các chất kháng khuẩn khác nhau với hiệu quả và phương thức hoạt động khác nhau có thể hoạt động đối kháng hoặc hiệp đồng trong việc ức chế sự phát triển của vi khuẩn.
Bèo tây có khả năng chống nấm chống lại C. albicans (nấm men) và Candida albicans. Ngoài ra, chiết xuất thô của bèo tây có khả năng bắt được gốc tự do DPPH. Hoạt tính chống oxy hóa của các thành phần hoạt tính được tách từ bèo tây có thể là do sự hiện diện của nhóm hydroxyl và các liên kết không bão hòa trong cấu trúc hóa học của các hợp chất cô lập của nó cho thấy khả năng thu gom các gốc tự do cao.
Lưu ý, khi dùng bèo tây bạn nên tránh hái ở những vùng nguồn nước bị ô nhiễm. Vì cây bèo có đặc tính hút kim loại nặng cộng với những chất độc khác ở trong nước và tích tụ vào thân. Người ăn loại bèo đó nhiều cũng tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh do kim loại nặng được chuyển hóa vào người.
BSCKII Huỳnh Tấn Vũ, Trường Đại học Y Dược TP.HCM
Thứ hạt tưởng vứt đi, ai ngờ quý như ‘nhân sâm’ có bao nhiêu thương lái cũng ‘chốt’
Có một loại hạt mà nhiều gia đình vứt đi không ngờ thương lái đang tìm mua từng cân. Nó có thể coi là một loại ‘dược liệu’ quý hiếm nên có trong mọi gia đình.
Trong y học cổ truyền Việt Nam hạt gấc được coi là một dược liệu có thể thay thế cho mật gấu để điều trị các trường hợp chấn thương, sưng đau, bệnh quai bị…
Như đã biết, quả gấc là loại thực phẩm có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe vì chứa nhiều nguồn vitamin và khoáng chất dồi dào đặc biệt trong đó là chất lycopene và beta-carotene – chất chống oxy hóa cao có tác dụng ngăn ngừa và điều trị ung thư. Trong đó, nhân của hạt gấc đều chứa các loại chất khoáng, lipit béo, đường, nước,…và một số các chất invedaxa, men photphotoba tất cả đều rất có lợi cho sức khỏe và có thể ứng dụng trong làm đẹp. Tuy nhiên hạc gấc công dụng cũng không kém cạnh.
Hạt gấc tốt cho sức khỏe.
Lương y Vũ Quốc Trung từng cho biết hạt gấc là một vị thuốc quý trong Đông Y. Nó có thể coi là một loại “tiên dược” nên có trong mọi gia đình. Đông y gọi hạt gấc là mộc miết tử. Hạt gấc dẹt, vỏ cứng, mép có răng cưa, hai mặt có những đường vân lõm xuống. Nhân hạt gấc có vị đắng, hơi ngọt, tính ôn, có tác dụng chữa mụn nhọt.
– Chữa chai chân: Nhân hạt gấc (giữ cả màng hạt) đem giã nát, thêm một ít rượu trắng 35-40 độ, bọc trong một cái túi polyethylen, dán kín miệng túi, đục một lỗ nhỏ rộng gần bằng chỗ chai chân, buộc vào nơi tổn thương, 2 ngày thay thuốc một lần.
– Chữa trĩ: Hạt gấc giã nát, thêm một ít giấm thanh, đắp vào h.ậu m.ôn, cố định bằng vải gạc và băng dính. Để qua đêm. Sau mỗi đêm lại thay thuốc một lần.
– Chữa răng lợi sưng đau c.hảy m.áu: Hạt gấc nướng chín, giã nhỏ hòa nước ngậm khoảng 30 phút rồi nhổ đi.
– Chữa quai bị: Khi trẻ nhỏ bị quai bị, bạn có thể sử dụng 3 – 4 hạt gấc. Sau đó đốt thành than cùng quai bị cói hoặc chiếu rách 5g đốt thành than. Cứ thế, trộn đều 2 thứ trên với nhau rồi hòa với dầu vừng bôi vào chỗ viêm sưng chỉ vài hôm là khỏi.
– Chữa sưng đau: Khi bị sưng đau, để giảm bớt tình trạng này, bạn nên dùng 2-3 hạt gấc đem mài nhỏ. Sau đó, cho hạt gấc vào giấm hay rượu bôi nhiều lần vào chỗ sưng đau.
– Làm đẹp da: Rửa sạch mặt, cho một chút dầu gấc (khoảng 5ml) ra tay sau đó thoa đều lên mặt và xoa đều nhẹ nhàng từ 15 – 20 phút cho thấm đều vào da. Tránh các vùng mắt và miệng. Đợi khoảng 30 phút, sau đó rửa lại mặt với nước ấm.
Hạt gấc ngâm rượu rất cho sức khỏe.
Mặc dù gấc tốt cho sức khỏe nhưng nhiều người thường chỉ lấy ruột gấc để chế biến, còn phần hạt gấc đem vứt bỏ mà không ngờ là nó cũng có thể bán được.
“Tôi thu mua quanh năm, ai có hạt gấc gửi cho tôi là tôi mua hết. Nếu ở gần, tôi sẽ đến tận nơi để thu mua. Tôi bắt đầu thu mua hạt gấc từ năm ngoái vì có thương lái bên Trung Quốc có nhu cầu mua”, chị Mai Thanh – đầu mối thu mua hạt gấc ở Ngọc Lặc, Thanh Hóa, chia sẻ với Nông Thôn Việt.
Hạt gấc phải là loại mới thu hoạch và hạt mẩy chị mới thu mua. Giá thu mua hiện tại là 20.000 đồng/kg. Đáng chú ý thời điểm đắt lên đến 35.000 đồng/kg
Lưu ý: Các chuyên gia lưu ý khi sử dụng thấy có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào nên hỏi ý kiến của bác sĩ để được tư vấn sử dụng thuốc cho hiệu quả.