Lý do bạn nên ăn cá 2 lần một tuần

Các chuyên gia Hiệp hội Tim mạch Mỹ đề xuất người dân nên ăn cá hai lần một tuần giúp giảm 36% nguy cơ t.ử v.ong vì bệnh tim.

Nhưng ở Mỹ, chỉ khoảng 20% dân số quan tâm tới lời khuyên đó. Khoảng 1/3 dân số Mỹ ăn hải sản mỗi tuần một lần, trong khi gần một nửa chỉ thỉnh thoảng ăn cá hoặc không ăn. Nhiều người không thích cá, số khác tránh hải sản vì lo lắng thủy ngân, dư lượng thuốc trừ sâu hoặc các chất độc khác có thể có trong một số loại cá.

Bài Viết Liên Quan

ly do ban nen an ca 2 lan mot tuan 328 7141622

Cá có nhiều loại phong phú, chế biến được đa dạng món nhưng vẫn có người không thích ăn. Ảnh: Lifehacker

Lợi ích của cá

Cá là một phần rất quan trọng trong chế độ ăn uống lành mạnh. Cá và các loại hải sản khác là nguồn cung cấp chất béo omega-3 có lợi cho sức khỏe và cũng rất giàu chất dinh dưỡng khác như vitamin D, selen, giàu protein, ít chất béo bão hòa. Có bằng chứng cho thấy ăn cá hoặc uống dầu cá tốt cho tim và mạch m.áu. Dựa trên 20 nghiên cứu với hàng trăm nghìn người tham gia, Giáo sư Dariush Mozaffarian và Eric Rimm của Trường Y tế Công cộng Harvard đã tính toán rằng ăn khoảng 2g axit béo omega-3, tương đương 200g cá béo mỗi tuần (cá hồi, cá trích, cá thu, cá cơm hoặc cá mòi) làm giảm 36% nguy cơ t.ử v.ong vì bệnh tim.

Chất béo omega-3 trong cá bảo vệ tim khỏi nguy cơ rối loạn nhịp tim, giảm huyết áp và nhịp tim, cải thiện chức năng mạch m.áu.

Nghiên cứu quan sát và thử nghiệm đều chứng minh chất béo omega-3 trong cá rất quan trọng cho sự phát triển tối ưu của não và hệ thần kinh của em bé.

Ăn cá một hoặc hai lần một tuần còn làm giảm nguy cơ đột quỵ, trầm cảm, bệnh Alzheimer và các tình trạng mạn tính khác.

ly do ban nen an ca 2 lan mot tuan 1af 7141622

Cá không thích hợp ăn cùng các sản phẩm từ sữa, trái cây họ cam quýt. Ảnh: India Times

Nguy cơ tiềm ẩn

Vô số chất ô nhiễm xâm nhập vào thực phẩm, cá cũng không ngoại lệ. Các chất gây lo lắng nhất hiện nay là thủy ngân, biphenyl polychlorin hóa (PCB), dioxin và dư lượng thuốc trừ sâu. Hàm lượng thủy ngân rất cao có thể gây tổn thương dây thần kinh ở người lớn, làm gián đoạn sự phát triển của não và hệ thần kinh ở thai nhi hoặc trẻ nhỏ.

Mức thủy ngân trong một số loại cá khá thấp nhưng vẫn gây tranh cãi về mối liên quan đến những thay đổi trong quá trình phát triển hệ thần kinh và có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Ngoài ra, theo India Times, việc kết hợp cá với một số loại thực phẩm có thể gây ra các bất ổn tiêu hóa:

Sản phẩm từ sữa: Uống sữa hoặc các sản phẩm từ sữa khác với cá có thể gây khó chịu về tiêu hóa, đầy hơi, đau bụng, thậm chí n.hiễm t.rùng da và dị ứng. Sự kết hợp giữa sữa và cá có thể làm rối loạn quá trình tiêu hóa do hàm lượng protein cao.

Trái cây họ cam quýt: Axit trong trái cây họ cam quýt có khả năng phản ứng với protein trong cá dẫn đến mùi khó chịu.

Thực phẩm giàu tinh bột: Tránh kết hợp cá với các món ăn nhiều tinh bột, chẳng hạn như khoai tây hoặc mì ống, có thể dẫn đến lượng calo và carbohydrate quá cao, khiến hệ tiêu hóa hoạt động chậm chạp.

Các loại đậu: Các loại đậu và cá đều rất giàu protein, có thể dẫn đến đầy hơi, chướng bụng khi ăn cùng nhau.

Cà phê: Người ta tin rằng uống cà phê cùng lúc với ăn cá sẽ ngăn cơ thể xử lý thủy ngân trong cá.

Bạn nên ăn bao nhiêu chất béo mỗi ngày?

Chất béo là chất dinh dưỡng cần thiết để hỗ trợ các chức năng cơ thể, nhưng ăn quá nhiều cũng không tốt.

Điều quan trọng là bạn nên ăn đủ lượng chất béo và chọn loại chất béo nào tốt cho sức khỏe.

1. Cơ thể cần chất béo để làm gì?

Cơ thể chúng ta rất cần chất béo để hoạt động hiệu quả vì chất béo cung cấp năng lượng, duy trì sự phát triển của tế bào, ổn định huyết áp và giúp cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng.

Ở người trưởng thành, có khoảng 18-24% trọng lượng cơ thể là chất béo. Chất béo đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động sống của tế bào, giúp dự trữ năng lượng, điều hòa hoạt động, bảo vệ cơ thể trước những thay đổi về nhiệt độ.

Chất béo cũng giúp hấp thu vận chuyển các vitamin tan trong dầu mỡ như vitamin A, D, E và K. Nó cũng có tác dụng tạo hương vị và cảm giác ngon miệng.

ban nen an bao nhieu chat beo moi ngay efc 7110975

Chất béo cung cấp năng lượng và giúp cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng.

2. Bạn nên ăn bao nhiêu chất béo mỗi ngày?

Lượng chất béo tiêu thụ hàng ngày sẽ thay đổi tùy theo lượng calo bạn ăn mỗi ngày. Theo hướng dẫn về chế độ ăn uống của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị lượng chất béo tiêu thụ hàng ngày từ 20% đến 35% tổng lượng calo hàng ngày của mỗi người.

Đối với chế độ ăn 2.000 calo, con số này tương đương với 400-700 calo chất béo mỗi ngày. Vì mỗi gam chất béo chứa 9 calo nên bạn cần chia lượng calo từ chất béo hàng ngày cho 9 để xác định lượng chất béo tiêu thụ hàng ngày tính bằng gam. Đối với chế độ ăn 2.000 calo, con số này tương đương với 44-78gam (g) chất béo mỗi ngày.

Tùy thuộc vào trọng lượng cơ thể và mức độ hoạt động của mỗi người, lượng calo hàng ngày có thể cao hơn hoặc thấp hơn 2.000, vì vậy bạn phải điều chỉnh lượng chất béo nạp vào cho phù hợp.

Tuy nhiên, cần tối thiểu 20% calo từ chất béo để đảm bảo cơ thể có đủ acid béo thiết yếu hỗ trợ các chức năng quan trọng của cơ thể.

Theo ThS.BS Lê Thị Hải, nguyên Giám đốc Trung tâm Khám tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng quốc gia, đối với người Việt Nam, chất béo nên chiếm 18 -20% tổng năng lượng ăn vào. Ở người trưởng thành, nếu khẩu phần có khoảng 30g chất béo thì trong đó nên có 20g là chất béo nguồn gốc thực vật.

Đối với người bị mỡ m.áu cao thì lượng chất béo nên ăn khoảng 15% năng lượng chất béo trong khẩu phần ăn. Điều quan trọng là nên chọn ăn chất béo có lợi cho sức khỏe.

3. Nên chọn loại chất béo nào có lợi cho sức khỏe?

Không phải tất cả chất béo đều được tạo ra như nhau. Một số chất béo tốt cho sức khỏe và cần thiết cho chế độ ăn uống lành mạnh, trong khi các loại chất béo khác được coi là chất béo xấu vì chúng gây viêm và nên tiêu thụ ở mức độ vừa phải hoặc không nên tiêu thụ.

Có 3 loại chất béo chính là chất béo không bão hòa, chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa. Chất béo tốt (chất béo lành mạnh) là chất béo không bão hòa giúp giảm cholesterol xấu bảo vệ sức khỏe tim mạch. Chất béo xấu là hai loại chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa, nếu ăn quá nhiều có thể làm tăng nồng độ cholesterol trong m.áu, đặc biệt là cholesterol xấu có hại cho tim mạch và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh khác.

ban nen an bao nhieu chat beo moi ngay af8 7110975

Thực phẩm chứa chất béo lành mạnh.

Chất béo không bão hòa

Chất béo không bão hòa là chất béo có lợi cho tim. Chất béo không bão hòa được chia thành hai loại là chất béo không bão hòa đa và chất béo không bão hòa đơn. Loại chất béo này được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo nên có chủ yếu trong chế độ ăn uống hằng ngày.

Theo ThS. BS Lê Thị Hải, chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa giúp cải thiện mức cholesterol trong m.áu. Các loại chất béo này có trong: dầu ô liu, dầu đậu phộng, dầu đậu nành, dầu hướng dương, quả óc chó, quả bơ và các loại hạt. Các loại cá như cá hồi, cá trích, cá thu, cá mòi, cá cơm… là nguồn chất béo tốt chứa nhiều omega-3 giúp giảm cholesterol.

Chất béo bão hòa

Chất béo bão hòa chủ yếu được tìm thấy trong các sản phẩm động vật như thịt đỏ và sữa, nó cũng được tìm thấy trong dừa và các sản phẩm từ dừa. Vì chất béo bão hòa có thể gây viêm và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, WHO khuyến nghị nên duy trì lượng chất béo bão hòa ở mức dưới 10% lượng calo hàng ngày.

ban nen an bao nhieu chat beo moi ngay c4f 7110975

Chất béo chuyển hóa được tìm thấy trong thực phẩm chiên ngập dầu.

Chất béo chuyển hóa

Chất béo chuyển hóa chủ yếu được tạo ra từ quá trình hydro hóa một phần (một phản ứng hóa học gây ra bởi hydro phân tử và một hợp chất khác) xảy ra trong quá trình chế biến thực phẩm công nghiệp.

Loại chất béo này tạo ra nhiều tình trạng viêm trong cơ thể và có hại cho sức khỏe. Nó có thể được xem là loại chất béo xấu nhất cho cơ thể vì chúng làm giảm hàm lượng cholesterol tốt; tăng cholesterol xấu và triglycerides. Chất béo chuyển hóa còn gây nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao gấp 3 lần so với chất béo bão hòa. Và việc loại bỏ ra khỏi cơ thể còn khó hơn chất béo bão hòa.

Chất béo chuyển hóa được tìm thấy trong thực phẩm chiên, đồ nướng đã qua chế biến và dầu hydro hóa một phần được sử dụng để chế biến nhiều loại thực phẩm đã qua chế biến, thức ăn nhanh…

WHO cũng khuyến nghị nên duy trì lượng chất béo chuyển hóa ở mức dưới 1% lượng calo hằng ngày hoặc lý tưởng nhất là tránh hoàn toàn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *