Người này là bệnh nhân từng mắc SARS năm 2003 và đã khỏi bệnh. Các nhà khoa học phát hiện kháng thể đặc biệt trong m.áu của họ khi chiếu tia xạ.
Theo Scitech Daily , kết quả này được phát hiện trong quá trình Công ty dược phẩm GlaxoSmithKline và Công ty Vir Biotechnology (Singapore) nghiên cứu thuốc kháng thể sotrovimab.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature , dưới sự hợp tác của Công ty dược phẩm GlaxoSmithKline, Công ty Vir Biotechnology (Singapore) và các nhà khoa học tại Berkeley Labs Advanced Light Source (Mỹ).
Nhóm tác giả phát hiện kháng thể chống được mọi biến chủng nCoV chứa trong m.áu của một bệnh nhân đã khỏi SARS sau khi đại dịch bùng phát vào năm 2003. Nó được gọi với cái tên S309.
Kháng thể này vô hiệu hóa tất cả biến chủng hiện có của SARS-CoV-2, bao gồm những chủng đáng lo ngại mà nhiều chuyên gia trên thế giới từng cảnh báo có thể làm vaccine kém hiệu quả.
Jay Nix, người đứng đầu Hiệp hội Sinh học Phân tử, thuộc Berkeley Labs Advanced Light Source (ALS), đã sử dụng chùm tia khúc xạ trên các mẫu kháng thể từ m.áu của một bệnh nhân sống sót sau khi mắc SARS. Nhờ đó, họ phát hiện ra S309.
Công trình của ông giúp tạo ra bản đồ cấu trúc chi tiết về cách các kháng thể S309 liên kết với protein đột biến của SARS-CoV-2. Dựa trên bản đồ này, nhóm tác giả đem nuôi cấy tế bào kháng thể trên động vật.
Các thí nghiệm trên chuột lang cho thấy kháng thể này thậm chí có thể ngăn ngừa lây nhiễm nCoV. Do đó, nhóm tác giả rất kỳ vọng sử dụng S309 trong thuốc hoặc phương pháp dự phòng Covid-19.
Sau khi nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, họ đã phát triển kháng thể đơn dòng sotrovimab từ cấu trúc của S309 và đang đ.ánh giá hiệu quả của nó trong các thử nghiệm lâm sàng.
Thuốc dựa trên kháng thể đơn dòng là các protein tạo ra từ trong phòng thí nghiệm có khả năng bắt chước hệ thống miễn dịch để ngăn chặn các kháng nguyên có hại như virus.
Sotrovimab vốn là loại thuốc sử dụng điều trị cho bệnh nhân mắc Covid-19 từ 18 t.uổi trở lên có triệu chứng ở mức độ nhẹ hoặc trung bình. Cơ quan Khoa học Y tế Singapore đã cấp phép tạm thời sử dụng thuốc này.
Tại Mỹ, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) từ cuối tháng 5 cũng cấp phép sử dụng khẩn cấp cho liệu pháp kháng thể đơn dòng dựa trên sotrovimab. Phương pháp này được hứa hẹn mang đến vũ khí điều trị mới trong cuộc chiến chống Covid-19 và cả các virus corona khác ở tương lai.
Thử nghiệm cho thấy sotrovimab giúp bệnh nhân Covid-19 nhẹ đến trung bình giảm 85% tỷ lệ nhập viện, t.ử v.ong so với những người dùng giả dược.
Hỏi đáp vắc xin Covid-19: Làm sao để biết cơ thể đã có kháng thể sau tiêm?
Tôi có nhu cầu xét nghiệm định lượng kháng thể sau tiêm vắc xin Covid-19. Tôi có thể xét nghiệm ở đâu? Sau bao lâu tiêm vắc xin cơ thể sinh kháng thể?
Trả lời:
Bộ Y tế cho biết, Bệnh viện Chợ Rẫy là một trong những đơn vị đầu tiên trong cả nước triển khai xét nghiệm định lượng kháng thể sau khi tiêm vắc xin phòng Covid-19. Phương pháp này áp dụng cho nhóm có nhu cầu xét nghiệm để biết được cơ thể có kháng thể hay không, và nếu có sẽ đạt được nồng độ bao nhiêu sau khi tiêm vắc xin. Kết quả này giúp đ.ánh giá khả năng đáp ứng của cơ thể đối với tiêm chủng.
Việt Nam đang tăng tốc tiêm vắc xin Covid-19, nhằm đạt mục tiêu 70% dân số được tiêm ngừa vào quý I năm 2022.
PGS.TS Trần Đắc Phu , nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam trả lời:
Thường sau tiêm vắc xin khoảng 14 ngày thì cơ thể sinh ra kháng thể bảo vệ. Tiêm nhắc lại mũi 2 sẽ giúp củng cố miễn dịch của cơ thể. Kháng thể bảo vệ đạt được khác nhau ở mỗi loại vắc xin khác nhau, tuy nhiên cơ bản đều mang lại giá trị rất lớn trong việc giảm nguy cơ mắc, giảm nguy cơ diễn biến nặng khi mắc Covid-19.
Đối với vắc xin phòng Covid-19 là một vắc xin mới, chưa biết thật rõ ràng tiêm vắc xin phòng Covid-19 bao nhiêu lâu thì có miễn dịch bảo vệ. Tuy vậy, hiện nay Việt Nam cũng có thể làm xét nghiệm để phát hiện một người được tiêm vắc xin phòng bệnh đã có kháng thể sau tiêm hay chưa. Nếu có kháng thể, nồng độ đạt bao nhiêu.