Theo các chuyên gia có thể đ.ánh giá sức khỏe của trẻ thông qua việc thường xuyên đo chu vi vòng đầu-ngực và bụng.
Chu vi vòng đầu-ngực-bụng phản ánh sự phát triển và sức khỏe của trẻ. Bố mẹ nên thường xuyên đo và đ.ánh giá các chỉ số đó để dự đoán được một số bệnh lý ở trẻ và điều trị kịp thời.
Chu vi vòng đầu
Bài Viết Liên Quan
- Vitamin D có trong trái cây nào? Cơ thể cần bao nhiêu vitamin D mỗi ngày?
- Điều gì xảy ra khi uống 1 tách cà phê mỗi buổi sáng?
- Các loại vắc xin tiêm cho bà bầu có thể gây những phản ứng gì?
Chu vi đầu quá lớn hoặc quá nhỏ có thể cho thấy bệnh lý. Nếu chu vi vòng đầu nhỏ hơn chuẩn và khả năng nhìn, ngồi, đi lại, ngôn ngữ cũng các khía cạnh khác không thể theo kịp bạn bè cùng trang lứa, điều đó cho thấy sự phát triển não bộ có thể chậm. Lúc này, bạn nên đến bệnh viện để đ.ánh giá sự phát triển và kiểm tra trí thông minh của bé.
Ngoài ra, chu vi vòng đầu cần được đo thường xuyên. Nếu em bé đang trong giai đoạn tăng trưởng bình thường, chu vi vòng đầu tăng trưởng đột ngột trở nên nhanh hơn thì người ta cũng nghi ngờ liệu có phải do bệnh gây ra hay không. Đặc biệt, khi bé hay cáu kỉnh, khóc, nôn, nhức đầu, co giật, nheo mắt hoặc nhãn cầu không thể nhìn thấy, hãy nghĩ đến nguy cơ trẻ bị bệnh não úng thủy và khối u não.
Chu vi ngực
Nếu bạn nhận thấy ngực của con bạn rõ ràng bị trũng hoặc lớn lên, bạn nên kiểm tra với bác sĩ càng sớm càng tốt. Một số bệnh có thể gây biến dạng ngực, chẳng hạn như còi xương có thể hình thành ức gà hoặc hình phễu, và một số bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng có thể làm cho xương ức bên trái bị nâng lên.
Chu vi bụng
Nếu bụng em bé to lên đáng kể, bé có thể bị còi xương, viêm phúc mạc do lao. Lõm bụng đáng kể có thể là giảm cân và mất nước.
Moon
Theo Sohu/emdep
Cứu sống bệnh nhi bị ngưng tim
CẦN THƠ – Bệnh nhân 15 t.uổi ở quận Bình Thủy bị ngưng tim, ngưng thở, được hai bệnh viện cùng kích hoạt quy trình báo động đỏ cứu sống.
Bệnh nhân Trương Đại Vỹ đang được chăm sóc tại bệnh viện. Ảnh: Thanh Phong.
Em Trương Đại Vỹ bị bệnh tim bẩm sinh tứ chứng Fallot, đã phẫu thuật 10 năm. Chiều 30/9 em đột ngột ngưng tim, ngưng thở, được người nhà đưa đến Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ trong tình trạng mê man, môi tím, mạch và huyết áp bằng 0.
Bệnh nhi được các bác sĩ hỗ trợ hô hấp bằng máy thở, sử dụng thuốc vận mạch. Đây là trường hợp có chỉ định đặt máy tạo nhịp tạm thời cấp cứu, các bác sĩ bệnh viện Nhi đồng TP Cần Thơ liên hệ với Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ để phối hợp cấp cứu bệnh nhân.
Ngay khi nhận cuộc gọi, Khoa Tim mạch của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ bố trí ê kip đặt máy tạo nhịp được kích hoạt sẵn sàng. Lúc 19h, bệnh nhi được chuyển đến trong tình trạng hôn mê, khó tiếp xúc, mạch rất chậm… và lập tức chuyển sang phòng can thiệp. Trong 30 phút, các bác sĩ đặt máy tạo nhịp tạm thời cho bệnh nhi, sau đó, các dấu hiệu sinh tồn cải thiện, nhịp máy 80 lần/phút, huyết áp ổn định.
Hiện bệnh nhân tỉnh, chỉ số sinh tồn ổn định, được tiếp tục theo dõi và điều trị tại viện.
“Báo động đỏ liên viện” được áp dụng ở những ca đa chấn thương nguy hiểm đến tính mạng, tai biến nghiêm trọng, các trường hợp cần sự tham gia khẩn cấp của nhiều chuyên khoa”, bác sĩ Phạm Thanh Phong, Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ nói. Quy trình này đã cứu sống nhiều bệnh nhân nguy kịch.
Cửu Long
Theo VNE