1 người đàn ông ở TP. Hồ Chí Minh bị nấc cụt kéo dài từ 1 giờ đến 6 giờ sáng gây mất ngủ 3 đêm liền, nói sảng, bác sĩ cho biết ông bị hạ natri m.áu nặng.
Nếu không điều trị kịp, có thể dẫn đến co giật và nguy kịch đến tính mạng.
Ông T.V.D. (SN 1957, ngụ tại TP. Hồ Chí Minh) được đưa đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP. Hồ Chí Minh cấp cứu trong tình trạng nấc cụt liên tục, đau nặng đầu, mệt nhiều… Bác sĩ khám, phát hiện ông bị hạ natri m.áu nặng còn 108,72 mmol/L (chỉ số bình thường 136-145 mmol/L).
Bài Viết Liên Quan
- Mẹ bị c.hết não khi mang thai 15 tuần, các bác sĩ đã làm 1 việc chưa từng có trong lịch sử y khoa để thai nhi sống sót và chào đời khỏe mạnh
- 10 bí kíp “hạ gục” cơn đói
- 10 nguyên nhân đáng ngạc nhiên gây cục m.áu đông nguy hiểm
Bệnh nhân được cứu hết cơn nấc cụt kéo dài và ngủ được sau 3 đêm mất ngủ
Con gái ông D. trình bày trong bệnh án là cha mình bị nấc cụt từ 1 giờ đến 6 giờ sáng và diễn biến trong 3 ngày liền, hay nói sảng, quơ tay chân trong khi mắt vẫn mở.
Th.S-BS Hoàng Thị Hồng Linh-Khoa Nội tiết-Đái tháo đường-Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, cho hay chỉ số natri m.áu hạ của bệnh nhân nói trên được xem là nặng, do tác dụng phụ thuốc lợi tiểu điều trị huyết áp. Ngoài ra, còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như: t.uổi tác, ăn uống kém… “Một số bệnh có thể gây hạ natri m.áu như: suy thận, suy tim, sử dụng thuốc lợi tiểu… Ở người bình thường, để phòng tình trạng hạ natri m.áu thì không uống quá nhiều bia rượu dẫn đến tình trạng nôn ói không kiểm soát…”-bác sĩ Linh khuyến cáo.
Do đó, người bệnh nên được bác sĩ tư vấn điều trị để kiểm soát bệnh tốt mà không gây hạ natri m.áu. Hạ natri m.áu làm rối loạn chức năng hệ thống thần kinh trung ương hoặc các dây thần kinh phế vị/cơ hoành gây nấc cụt kéo dài. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có nguy cơ co giật, phù não.
Hầu hết, chúng ta đều nghĩ rằng nấc cụt là hiện tượng bình thường, không nguy hiểm, chỉ gây khó chịu và bất tiện cho người bị mắc phải.
Tuy nhiên, ngoài hạ natri m.áu nấc cụt còn là hiện tượng cảnh báo một bệnh nghiêm trọng nào đó. Khi sắp xảy ra đột quỵ, người bệnh cũng thường bị nấc cụt và kèm theo đau ngực, tê nhức, mờ mắt, trào ngược axít dạ dày-thực quản .
Cảnh báo những dị vật t.rẻ e.m nuốt phải
Ngày 20/4, thông tin từ Bệnh viện t.rẻ e.m Hải Phòng cho biết, Bệnh viện vừa cấp cứu thành công trường hợp bệnh nhi 5 t.uổi hóc dị vật do nuốt phải viên pin dùng cho đồ chơi.
Đêm ngày 17/4, Bệnh viện t.rẻ e.m Hải Phòng tiếp nhận ca bệnh là cháu Đ.T.H (SN 2019, trú quận Dương Kinh, TP Hải Phòng) trong tình trạng khó thở nguy kịch. Gia đình cháu bé cho biết, trong quá trình chơi, cháu đã tự tháo pin trong đồ chơi cho vào mồm ngậm và không may nuốt phải.
Các bác sỹ Bệnh viên t.rẻ e.m Hải Phòng đã tiến hành thăm khám, kịp thời gây mê, nội soi và gắp dị vật là viên pin dạng cúc có đường kính 1,5cm ra khỏi dạ dày cháu bé an toàn, hiện sức khỏe cháu bé đã dần ổn định.
Hình ảnh chụp dị vật là viên pin dạng cúc nằm trong dạ dày bệnh nhi Đ.T.H.
Theo các bác sỹ Bệnh viện t.rẻ e.m Hải Phòng, dị vật là pin bên trong có chứa hóa chất rất độc, nếu để nằm lâu trong dạ dày pin sẽ p.hân h.ủy, phát tán chất độc ra ngoài sẽ gây hoại tử, có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng.
Được biết, thời gian qua, Bệnh viện t.rẻ e.m Hải Phòng đã tiếp nhận và tiến hành nội soi, gắp thành công rất nhiều ca bệnh là t.rẻ e.m nuốt phải dị vật các loại như pin, đồng xu, đinh vít, lưỡi câu, chìa khóa, kim tiêm…
Gần đây nhất vào ngày 11/3, các bác sỹ đã cứu chữa kịp thời bệnh nhi N.N.N.Q (SN 2019, trú tại huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng) nhập viện do nuốt phải vật thể kim loại dạng đồng xu có đường kính tới 3cm bị hóc trong thực quản.
Những dị vật do các bệnh nhi nuốt phải được điều trị tại Bệnh viện t.rẻ e.m Hải Phòng (ảnh do Bệnh viện cung cấp).
Cũng tại Hải Phòng, hồi đầu năm, Bệnh viện quốc tế sản nhi Hải Phòng cấp cứu và điều trị thành công 2 ca bệnh nhi do nuốt phải dị vật, trong đó có trường hợp bé N.M.K (SN 2018, ở xã Hồng Phong, huyện An Dương, TP Hải Phòng) nuốt cả sợi dây chuyền dài, đúc dạng xích vào trong ổ bụng.
Theo khuyến cáo của các bác sỹ, để phòng tránh những tai nạn đáng tiếc, người lớn phải thường xuyên để mắt tới trẻ nhỏ, đặc biệt không để trẻ tiếp cận gần nơi có đồ vật tiềm ẩn nguy cơ do tính hiếu động của trẻ.
Khi phát hiện trẻ nuốt dị vật hay có các biểu hiện bất thường như nôn, nuốt đau, nuốt khó, đau bụng… cần đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa để được theo dõi và điều trị kịp thời