Khi nhận hàng hóa, thực phẩm từ người giao hàng, phải sát khuẩn như thế nào để tránh nguy cơ nhiễm Covid-19?, hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem phần giải đáp từ bác sĩ bạn nhé!
Sau khi nhận hàng từ shipper nên sử dụng dung dịch khử khuẩn như cồn khoảng 70 độ xịt lên bao bì hàng hóa. Ảnh ĐÌNH TUYỂN
Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các thông tin: Những sai lầm trong dịch Covid-19 có thể đẩy bản thân vào nguy hiểm; 4 cách hiệu quả giúp răng trắng khỏe mùa dịch Covid-19; Uống cà phê giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường…
Nhận hàng hóa từ người khác, sát khuẩn thế nào để tránh nguy cơ nhiễm Covid-19?
Trả lời thắc mắc trên, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Ngoan , Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ, cho rằng để hạn chế nguy cơ nhiễm Covid-19 khi nhận hàng hóa từ người khác cần đặc biệt lưu ý việc giữ khoảng cách tiếp xúc, đeo khẩu trang và vệ sinh, sát khuẩn.
Giao nhận hàng qua shipper hiện rất phổ biến, người nhận hàng cần phải sát khuẩn để tránh nguy cơ lây nhiễm Covid-19. Ảnh ĐÌNH TUYỂN
Theo BS Ngoan, đầu tiên khi ra nhận hàng hóa từ người khác, chúng ta cần giữ khoảng cách, ít nhất 2 mét và đeo khẩu trang đúng cách. Sau khi nhận hàng, nên sử dụng dung dịch khử khuẩn như cồn khoảng 70 độ xịt lên bao bì hàng hóa hay bao bì đựng thực phẩm. Loại bỏ mọi bao bì không cần thiết và bỏ vào thùng rác có nắp đậy. Rửa sạch tay bằng xà phòng hay dung dịch sát khuẩn có cồn. Sau đó sử dụng bao bì hay khay chứa đựng khác chuẩn bị sẵn để chứa đồ vừa nhận. Phần giải đáp tiếp theo của bác sĩ Ngoan sẽ có trên trang sức khỏe ngày 26. 8.
Những sai lầm trong dịch Covid-19 có thể đẩy bản thân vào nguy hiểm
Chuyên trang sức khỏe Eat This, Not That! mới đây nhận định Covid-19 đang là mối đe dọa trực diện đối với sức khỏe mọi người và một vài hành động sai lầm cũng đủ đẩy bản thân chúng ta vào nguy hiểm.
Mọi người vẫn nên mang khẩu trang, ngay cả khi đã được tiêm phòng đầy đủ. ẢNH: SHUTTERSTOCK
Dưới đây là 4 sai lầm phổ biến mà mọi người cần tránh để đảm bảo an toàn cho bản thân và người khác.
Không chủng ngừa. Tiêm phòng là cách tốt nhất để bảo vệ chúng ta khỏi nguy cơ nhiễm bệnh, nhất là nguy cơ t.ử v.ong vì Covid-19. Gần đây, giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC Mỹ), tiến sĩ Rochelle Walensky, đã xác nhận khoảng 99,5% trường hợp t.ử v.ong vì Covid-19 tính từ đầu năm đến nay ở Mỹ là những người không tiêm chủng.
Không mang khẩu trang sau khi chủng ngừa. CDC Mỹ khuyến cáo mọi người vẫn nên mang khẩu trang, ngay cả khi đã được tiêm phòng đầy đủ, nhất là trong bối cảnh biến thể Delta đang lan rộng. 2 sai lầm phổ biến mà mọi người cần tránh tiếp theo sẽ có trên trang sức khỏe ngày 26.8 .
4 cách hiệu quả giúp răng trắng khỏe mùa dịch Covid-19
Có hàm răng trắng khỏe là mong muốn của nhiều người. Việc chăm sóc sức khỏe răng miệng tại nhà vào lúc này rất cần được chú trọng, nhất là khi Covid-19 đang lây lan và không phải lúc nào cũng có thể đến nha sĩ.
Đ.ánh răng là hoạt động không thể thiếu khi chăm sóc răng miệng. Ảnh SHUTTERSTOCK
Nhiều bằng chứng khoa học cho thấy sức khỏe răng miệng có vai trò quan trọng với sức khỏe tổng thể. Để có hàm răng trắng khỏe, mọi người cần chú ý những điều sau:
Đ.ánh răng và vệ sinh bàn chải. Muốn có hàm răng trắng sáng và khỏe mạnh thì đ.ánh răng là hoạt động không thể thiếu. Theo khuyến cáo của Hiệp hội Nha khoa Mỹ, chúng ta nên đ.ánh răng 2 lần/ngày. Mỗi lần ít nhất trong 2 phút. Nếu cần thiết, mọi người có thể dùng thêm chỉ nha khoa.
Bệnh cạnh đó, việc vệ sinh bàn chải cũng hết sức quan trọng. Điều trước tiên là phải tránh để bàn chải trong toilet, đặc biệt là gần bồn cầu. Việc xả bồn cầu khi không đậy nắp có thể khiến những hạt phân siêu nhỏ bay lên không khí và bám vào bàn chải. Ngoài ra, mọi người nên vệ sinh bằng cách ngâm bàn chải trong hỗn hợp dung dịch nước súc miệng và chất hydrogen peroxide, hay còn gọi là nước ô xy già, để t.iêu d.iệt vi sinh vật có hại trên bàn chải.
Chú ý cách ăn uống. Ăn các món có nhiều đường và tinh bột sẽ làm tăng tính a xít trong miệng, từ đó dễ gây tổn hại men răng. Ngoài ra, muốn răng trắng khỏe thì cần phải tránh t.huốc l.á, rượu bia và các loại thức uống dễ gây vàng ố răng như cà phê hay nước trà. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm 2 cách hiệu quả giúp răng trắng!
Chế độ ăn giàu kẽm giúp phòng tránh ung thư đường tiêu hóa
Các nghiên cứu cho thấy, một số vitamin và chất khoáng cũng như các chất chống oxy hóa trong thực phẩm có vai trò phòng chống ung thư, làm chậm quá trình lão hóa ở người.
Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, ung thư các bộ phận của đường tiêu hóa như: vòm miệng, thực quản, dạ dày, đại tràng… được chứng minh là có liên quan đến thói quen ăn uống.
Các nghiên cứu cho thấy, một số vitamin và chất khoáng cũng như các chất chống oxy hóa trong thực phẩm có vai trò phòng chống ung thư, làm chậm quá trình lão hóa ở người.
Kẽm là một vi khoáng đã được biết đến với vai trò kích thích tăng trưởng, tăng miễn dịch, phòng chống các bệnh n.hiễm t.rùng ở người và động vật, đặc biệt là phòng chống bệnh n.hiễm t.rùng hô hấp và tiêu chảy ở t.rẻ e.m. Tạp chí Nghiên cứu về Ung thư của Mỹ đã công bố nhiều nghiên cứu phát hiện ra vai trò của kẽm trong phòng chống ung thư thực quản ở chuột thực nghiệm.
Các thực phẩm giàu kẽm.
Trong một nghiên cứu, các tác giả đã cho chuột ăn một chế độ thiếu kẽm trong vòng 5 tuần, sau đó được bơm một liều NMBA (chất gây ung thư thực quản) với liều 2mg/kg cân nặng của chuột vào đường miệng, đây là một mô hình gây ung thư thực nghiệm đường tiêu hóa đã được áp dụng rộng rãi trong thập kỷ qua. Sau khi nhận chất gây ung thư NMBA, ngay lập tức một nhóm chuột được chuyển sang ăn chế độ phục hồi đủ kẽm, một nhóm vẫn tiếp tục ăn chế độ thiếu kẽm như trước. Các theo dõi biến đổi về tế bào học của biểu mô thực quản được thực hiện sau một giờ, 24 giờ, 72 giờ và 432 giờ (18 ngày).
Kết quả cho thấy ở nhóm chuột được ăn chế độ phục hồi đủ kẽm có tỷ lệ xuất hiện khối u biểu mô thực quản là 8%, ít hơn hẳn so với nhóm chuột đối chứng (vẫn ăn chế độ thiếu kẽm) có tỷ lệ xuất hiện khối u là 93% tại thời điểm 15 tuần sau ăn chất gây ung thư NMBA.
Các tác giả đã chứng minh cơ chế tác dụng của kẽm trong phòng chống ung thư là liên quan tới sự lập trình c.hết (Apoptosis) của tế bào biểu mô thực quản khi tiếp xúc với chất gây ung thư.
Bằng theo dõi phát triển tế bào, nghiên cứu đã cho thấy quá trình Apoptosis được thiết lập rất sớm: 5-30 phút ngay khi tiếp xúc với chất độc NMBA.
Nếu ăn đủ kẽm sẽ giúp cho quá trình lập trình có lợi xảy ra, tức là loại trừ những tế bào bất thường bị nhiễm độc; ngược lại nếu chế độ ăn không đủ kẽm, hoặc cơ thể bị thiếu kẽm thì các tế bào bị nhiễm chất độc sẽ được lập trình để tiếp tục tồn tại và phát triển thành khối u hoặc ung thư.
Kẽm có nhiều trong sò, nghêu, sữa, trứng, gan động vật, đậu, thịt gia súc, gia cầm và trong ngũ cốc thô.
Thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn và thịt cừu nằm trong số những nguồn cung cấp kẽm tốt nhất. Vì kẽm trong những thực phẩm này có thể hấp thụ dễ dàng hơn so với các nguồn khác. Các chuyên gia khuyên nên ăn tới 500g thịt đỏ nấu chín mỗi tuần.
Thịt đỏ đun lâu có hàm lượng kẽm cao hơn thịt nấu theo những cách khác. Ngoài ra, những bằng chứng mới gợi ý rằng, uống sữa có thể giúp hấp thụ kẽm từ những thực phẩm nhiều phytate cao như ngũ cốc.