Ngộ độc paracetamol khi điều trị Covid tại nhà

Ba F0 điều trị tại nhà được bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng, Bệnh viện Kiến An, khám online với biểu hiện ngộ độc, tổn thương gan do uống paracetamol quá liều.

Bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Hồi sức Tích cực – Chống độc, Bệnh viện Kiến An, Hải Phòng, đang chăm sóc qua điện thoại cho các bệnh nhân Covid-19 ở TP HCM, cho biết khi liên hệ với ông hôm 18/8, các bệnh nhân này đã ở trong tình trạng mệt mỏi, buồn nôn, vàng da, vàng mắt, đau bụng nhiều… Người nhà hai bệnh nhân cho biết, cha mẹ họ là F0, sốt nên đã tự dùng thuốc paracetamol. Hàng ngày người bệnh uống 4-6 viên loại 500 mg, uống liên tục 14 ngày. Một bệnh nhân không có triệu chứng sốt vẫn dùng 3-4 viên mỗi ngày, liên tục 10-14 ngày. Trong khi đó, liều paracetamol tối đa khuyến cáo với người lớn chỉ là 4 viên loại 500 mg mỗi ngày, và không được uống quá 10 ngày.

Nhận định người bệnh dùng thuốc quá liều, bác sĩ Dũng đã yêu cầu dừng ngay việc uống paracetamol, đồng thời uống các thuốc giải độc. Hiện, sức khỏe các bệnh nhân đã ổn định hơn, các triệu chứng ngộ độc thuốc đã giảm.

Theo bác sĩ Dũng, thỉnh thoảng có trường hợp ngộ độc thuốc giảm đau hạ sốt paracetamol phải nhập viện cấp cứu. Những ngày dịch bệnh Covid-19 bùng phát mạnh ở nhiều địa phương, tình trạng này xảy ra thường xuyên hơn, khi nhiều bệnh nhân Covid-19 tự điều trị tại nhà.

Triệu chứng chung của người ngộ độc thuốc paracetamol là mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, nôn nhiều; đau bụng hạ sườn bên phải; da vàng, mắt vàng; tê bì, xuất hiện đám mảng bầm tụ m.áu (xuất huyết) dưới da dù không có t.iền sử chấn thương… Nặng hơn là có dấu hiệu rối loạn ý thức như chậm chạp, li bì, hôn mê… (triệu chứng não gan).

Khi xem đơn thuốc hoặc các thuốc mà bệnh nhân tự tìm hiểu và sử dụng, bác sĩ phát hiện ra có hai lý do dẫn đến ngộ độc thuốc . Đó là bệnh nhân uống cùng lúc hai thuốc có cùng hoạt chất paracetamol, dẫn đến quá liều; hoặc uống cùng lúc hai loại thuốc giảm đau hạ sốt khác hoạt chất, như paracetamol và ibuprofen.

“Bệnh nhân đã test nhanh âm tính, gần vượt qua dịch bệnh nhưng lại có thể m.ất m.ạng vì những viên thuốc tưởng chừng vô hại”, bác sĩ Dũng nói.

Hiện nay, nhiều bệnh nhân Covid-19 mới được phát hiện dương tính được hỗ trợ điều trị và dự phòng sớm tại nhà. Thuốc giảm đau hạ sốt paracetamol rất quan trọng để kiểm soát nhiệt độ và hạn chế biến chứng cho người bệnh. Tuy nhiên, việc áp dụng rộng rãi hướng dẫn điều trị, hoặc chia sẻ các đơn thuốc (sau khi điều trị thành công) mà thiếu đi sự hướng dẫn đơn lẻ cho từng trường hợp, bước đầu gây ra những hệ lụy nguy hiểm, đặc biệt là các biến chứng tổn thương gan, thận cấp.

ngo doc paracetamol khi dieu tri covid tai nha 844 5977749

Bàn tay có màu da vàng sậm của một bệnh nhân ngộ độc paracetamol. Ảnh: Bác sĩ cung cấp

Trong trường hợp bệnh nhân sốt cao do nhiễm Covid-19, bác sĩ hướng dẫn chỉ sử dụng paracetamol khi sốt trên 38,5 độ C . Với người lớn, không được dùng thuốc liên tiếp quá 10 ngày, t.rẻ e.m không được quá 5 ngày. Cụ thể:

Với người lớn: Uống một liều 10-15mg/kg cân nặng. Ví dụ người 50 kg, có thể uống một viên đến 1,5 viên 500mg. Tốt nhất chỉ nên dùng liều 10mg/kg, vì F0 sốt do Covid-19 thường sốt kéo dài 5-7 ngày, uống liều thấp để hạn chế độc tính của thuốc.

Nếu đã uống thuốc mà vẫn sốt cao trên 38,5 độ C, phải tìm mọi cách để hạ nhiệt độ, cùng với thuốc, như dán miếng dán hạ sốt, lau – chườm trán, ngực, nách, tay, chân… bằng khăn ấm. Bác sĩ lưu ý không được dùng khăn lạnh để chườm vì sẽ làm co mạch, làm nhiệt độ cơ thể khó thoát, khó hạ hơn.

Sau ít nhất 6 giờ nếu nhiệt độ vẫn trên 38,5 độ C mới được uống tiếp liều thứ hai. Một ngày tốt nhất không nên uống quá 2.000 mg (tương đương 4 viên 500 mg), đối với bệnh nhân trung bình nặng 50 kg.

Trường hợp sốt quá cao (trên 39,5 độ C) đã uống liều 10 mg/kg cân nặng, kèm lau chườm… mà không hạ được nhiệt độ, người bệnh có thể dùng đến liều tối đa 15 mg/kg cân nặng. Khoảng cách giữa hai liều này bắt buộc phải là 8 giờ.

Với t.rẻ e.m: Cũng tính liều như người lớn, 10-15 mg/kg cân nặng. Thuốc của trẻ thường là loại bột pha với nước, đóng gói 80 mg, 150 mg, 250 mg. Phụ huynh tính cân nặng của trẻ rồi pha thuốc với khoảng 30 ml nước ấm cho trẻ uống.

Nếu trẻ không thể uống được, có thể dùng viên thuốc đặt h.ậu m.ôn. Mỗi lần dùng thuốc cho trẻ cũng phải cách nhau tối thiểu 5-6 giờ. Lưu ý, chỉ đặt h.ậu m.ôn khi trẻ không thể uống được, bị nôn trớ… vì đặt h.ậu m.ôn nhiều có thể gây rối loạn bài tiết phân. Tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc.

Khi trẻ sốt dưới 38,5 độ C, phụ huynh chỉ chườm, lau cơ thể bé bằng khăn ấm, không dùng thuốc hạ sốt.

Ngoài thuốc, khi bị sốt, người bệnh nên uống bù nước, bổ sung vitamin 3B, C, kẽm… ăn uống đủ chất, nhiều rau củ quả; nghỉ ngơi điều độ, tập luyện nhẹ nhàng, hạn chế vận động quá sức…

Không được dùng thuốc giảm đau hạ sốt paracetamol trong các trường hợp như t.iền sử dị ứng với paracetamol; bệnh lý cấp tính về gan, ví dụ ung thư gan, viêm gan virus đang giai đoạn cấp tính, đang điều trị tổn thương gan cấp tính do mọi nguyên nhân… Bệnh nhân có bệnh lý về gan nhưng không trong giai đoạn cấp tính, phải giảm liều và giảm cả thời gian dùng thuốc.

Tình huống chống chỉ định với paracetamol , bệnh nhân có thể sử dụng một số loại thuốc khác thay thế, như ibuprofen 400 mg, aspirin 100 mg hay nhóm thuốc giảm đau non steroids… Mặc dù vậy, bác sĩ Dũng nhấn mạnh, các loại thuốc này đều có nhiều tác dụng phụ, hoặc có thể hạ sốt nhưng hiệu quả không cao, chỉ sử dụng khi không còn cách nào khác. Do đó, với bất cứ loại thuốc nào, người bệnh luôn cần tham khảo ý kiến trực tiếp từ bác sĩ trước khi sử dụng.

“Nhiễm Covid-19 đa số sẽ ổn, vì 80% thể nhẹ và không có triệu chứng, nhưng quá liều thuốc giảm đau hạ sốt paracetamol hoặc các thuốc khác do không tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ thì nguy cơ t.ử v.ong cao hơn rất nhiều lần”, bác sĩ Dũng khuyến cáo.

Lạm dụng paracetamol có thể ngộ độc, suy gan

Tự ý sử dụng paracetamol không đúng liều lượng với cân nặng, độ t.uổi, tình trạng sức khỏe có thể dẫn đến tác dụng phụ như ngộ độc, suy gan.

lam dung paracetamol co the ngo doc suy gan 93d 5940267

Bác sĩ Vũ Đức Hiếu, Khoa Hồi sức Cấp cứu, Bệnh viện Quân y 175, cho biết: “Trong thời điểm Covid-19, nhiều người tự ý sử dụng thuốc hạ sốt, paracetamol không đúng liều lượng với lứa t.uổi, cân nặng; dùng khi nhiệt độ chưa cao là không cần thiết… Lạm dụng paracetamol có thể dẫn đến biến chứng nặng như suy gan, rất đáng tiếc”.

Thạc sĩ, bác sĩ Trần Thiên Tài, Trưởng Đơn vị Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM,chia sẻ: Paracetamol hay còn gọi acetaminophen, là hoạt chất giúp giảm đau và hạ sốt, được sử dụng trong lâm sàng để điều trị triệu chứng sốt, các tình trạng đau từ mức độ nhẹ đến trung bình như đau đầu, đau răng, đau cơ, đau khớp… Thuốc có thể sử dụng được cho cả người lớn, t.rẻ e.m và phụ nữ có thai.

“Nếu dùng thuốc với khoảng cách thời gian quá ngắn hoặc dùng nhiều loại thuốc có chứa paracetamol hoặc dùng thuốc trong thời gian kéo dài có thể dẫn đến tình trạng quá liều và ngộ độc”, bác sĩ Tài lưu ý.

Các triệu chứng cảnh báo của việc quá liều thuốc có thể có như chán ăn, đau bụng, buồn nôn, nôn, xanh xao thường xảy ra trong vòng 24 giờ. Diễn tiến nặng hơn, có thể là tăng men gan, dẫn đến suy giảm chức năng gan, hoại tử hoàn toàn và không thể hồi phục, nhiễm toan chuyển hóa và hội chứng não – gan bao gồm cả tình trạng hôn mê và t.ử v.ong.

Ngoài ra, một số trường hợp có thể gặp dị ứng như nổi mề đay, phù mạch, hội chứng tăng mẩn cảm do thuốc… Vì vậy với những người có cơ địa dị ứng, đặc biệt là dị ứng thuốc, quá mẫn với paracetamol thì cần hết sức thận trọng.

Liều dùng được khuyến cáo đối với người lớn thông thường là 500-600 mg/lần, chia đều 3 lần/ngày và tối đa không được quá 4 g/ngày. Đối với t.rẻ e.m, liều dùng paracetamol thông thường là 10-15 mg/kg cho một lần dùng và tối đa không quá 60 mg/kg trong một ngày. Mỗi ngày không được dùng quá 4-6 lần, khoảng cách giữa các lần ít nhất là 4 giờ.

Bác sĩ Tài lưu ý các trường hợp sốt kéo dài quá ba ngày hoặc sử dụng thuốc paracetamol để điều trị giảm đau mà không đáp ứng thì cần phải đến các cơ sở y tế để được khám ngay, tránh tự ý dùng paracetamol kéo dài có thể gây tác dụng phụ và để lại các hậu quả khó lường.

“Người bệnh nên tuân thủ liều lượng và hướng dẫn của nhân viên y tế. Trong một số trường hợp nếu gặp các biến chứng như dị ứng mẫn đỏ, phù mạch… cần lập tức dừng sử dụng thuốc và liên hệ ngay với bác sĩ”, bác sĩ Hiếu khuyên.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *