Ngủ để hay tắt đèn giúp tránh bệnh tim, tiểu đường?

Giấc ngủ ngon rất quan trọng đối với sức khỏe. Theo nghiên cứu được công bố trên kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ (PNAS), ngủ tắt hết đèn giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh tim và tiểu đường.

Cụ thể, các nhà khoa học từ Đại học Northwestern ở Chicago (Mỹ) đã phát hiện tiếp xúc với ánh sáng trong khi ngủ sẽ không tốt cho chức năng tim mạch và làm tăng nguy cơ bị kháng insulin vào sáng hôm sau. Điều này làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường và hội chứng chuyển hóa, theo tờ Express.

ngu de hay tat den giup tranh benh tim tieu duong 9d3 7126389

Nên đóng rèm, tắt hết đèn hoặc đeo mặt nạ mắt trước khi đi ngủ. Ảnh Pexels

Đồng tác giả nghiên cứu, tiến sĩ – bác sĩ Daniela Grimaldi, làm việc tại Đại học Northwestern, cho biết: Kết quả cho thấy chỉ một đêm ngủ với ánh sáng vừa phải có thể làm suy giảm việc điều hòa lượng đường và tim mạch, là những yếu tố nguy cơ gây bệnh tim, tiểu đường và hội chứng chuyển hóa.

Điều quan trọng là mọi người phải tránh hoặc giảm thiểu tiếp xúc với ánh sáng trong khi ngủ. Do đó, các tác giả nghiên cứu khuyên nên đóng rèm, tắt hết đèn hoặc đeo mặt nạ mắt trước khi đi ngủ.

Nghiên cứu cũng cho thấy ngủ để đèn sẽ làm tăng nhịp tim và dễ gây tỉnh giấc.

ngu de hay tat den giup tranh benh tim tieu duong a6e 7126389

Ngủ tắt hết đèn giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh tim và tiểu đường. Ảnh Pexels

Tiến sĩ Daniela Grimaldi cho biết: Ngủ trong phòng có ánh sáng vừa phải khiến nhịp tim tăng lên. Mặc dù đang ngủ nhưng hệ thống thần kinh tự chủ vẫn được kích hoạt. Thông thường, nhịp tim cùng với các thông số tim mạch khác sẽ thấp hơn vào ban đêm và cao hơn vào ban ngày.

Nghiên cứu năm 2019 trên hơn 40.000 phụ nữ cũng cho kết quả tương tự: Ngủ trong ánh sáng của tivi cũng làm tăng nguy cơ tăng cân và béo phì – vốn dễ dẫn đến bệnh tim và tiểu đường, theo Express.

Dùng đường nâu hay đường trắng tốt hơn?

Theo các chuyên gia, đường nâu có hàm lượng canxi, sắt và kali cao hơn và lượng calo thấp hơn so với đường trắng nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ gây ra các vấn đề sức khỏe.

Đường là gia vị quen thuộc trong việc chế biến các thực phẩm hằng ngày. Hiện nay, trên thị trường, có hai loại đường phổ biến nhất là đường nâu và đường trắng. Nhiều người cho rằng ăn đường trắng tốt cho sức khỏe vì được tinh chế sạch sẽ, hạn chế tạp chất, nhưng người khác nghĩ đường nâu tốt hơn.

Đường nâu có thực sự tốt hơn đường trắng?

Đa phần các loại đường ở Việt Nam đều được sản xuất từ mía. Đường trắng (đường kính) phải trải qua quá trình tinh chế nên hầu như các vitamin, khoáng chất… có trong mía đều bị loại bỏ hết, chỉ còn saccarozo – loại đường có độ tinh khiết cao, chiếm khoảng 99,8%.

Trong khi đó, đường nâu thường được tinh chế thủ công, do đó vẫn còn giữ lại một số vitamin, khoáng chất ban đầu có trong cây mía, song không nhiều.

dung duong nau hay duong trang tot hon 46a 7118852

Ảnh minh họa

Trên thực tế, loại đường nào cũng có vị ngọt, vì thế không có sự khác biệt về ý nghĩa nào giữa đường nâu và đường trắng. Sự khác biệt đáng chú ý nhất giữa đường trắng và đường nâu, là đường nâu có hàm lượng canxi, sắt và kali cao hơn một chút. Tuy nhiên, các chuyên gia khẳng định chúng không ở mức đủ để có thể đóng góp đáng kể vào dinh dưỡng của bạn.

Những tác hại khi sử dụng quá nhiều đường nâu

Theo chuyên gia dinh dưỡng Veena V (Ấn Độ), đường nâu giống như bất kỳ loại đường nào khác, có thể không tốt cho sức khỏe nếu tiêu thụ quá mức.

Đường nâu chứa nhiều calo

Đường nâu chứa nhiều calo, cung cấp lượng calo rỗng với ít hoặc không có giá trị dinh dưỡng. Hàm lượng calo chỉ thấp hơn đường trắng một chút. Cụ thể, theo nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, một thìa cà phê đường trắng là 16,3 calo và một thìa đường nâu là 15 calo.

Có thể làm tăng lượng đường trong m.áu

Đường nâu là nguồn cung cấp carbohydrate, gây tăng đột biến lượng đường trong m.áu khi tiêu thụ với số lượng lớn. Điều này đặc biệt bất lợi đối với những người mắc bệnh tiểu đường hoặc những người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

dung duong nau hay duong trang tot hon bad 7118852

Ảnh minh họa

Góp phần gây sâu răng

Tương tự như các loại đường khác, đường nâu có thể gây sâu răng khi tiêu thụ thường xuyên. Vi khuẩn trong miệng khi ăn đường, tạo ra axit ăn mòn men răng và dẫn đến sâu răng.

Làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính

Tiêu thụ quá nhiều đường, bao gồm cả đường nâu, có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như bệnh tim, tiểu đường loại 2 và một số loại ung thư.

Một số chất thay thế cho đường nâu

Để giảm thiểu việc lạm dụng đường nâu, các chuyên gia khuyến nghị các gia đình có thể sử dụng mật ong để thay thế. Mật ong là chất làm ngọt tự nhiên được ong tạo ra từ mật hoa, nó có một lượng nhỏ vitamin, chất chống oxy hóa và khoáng chất. Mặc dù mật ong vẫn là một dạng đường và nên được tiêu thụ ở mức độ vừa phải, nhưng nó có thể mang lại một số lợi ích cho sức khỏe so với đường nâu.

dung duong nau hay duong trang tot hon b88 7118852

Ảnh minh họa

Ngoài ra, đường chà cũng được khuyên dùng. Nó được làm từ chà là khô, xay nhuyễn và giữ lại một số chất dinh dưỡng có trong chà là nguyên quả, bao gồm chất xơ, kali và chất chống oxy hóa.

Đường chà là có chỉ số đường huyết thấp hơn so với đường nâu và có thể được sử dụng làm chất làm ngọt tự nhiên trong làm bánh và nấu ăn.

Tương tự, đường dừa cũng được các chuyên gia khuyến khích sử dụng thay đường thông thường. Đường dừa là chất làm ngọt tự nhiên có nguồn gốc từ nhựa được lấy từ hoa của cây dừa, còn được gọi là đường cọ dừa. Đường dừa chứa một lượng nhỏ chất dinh dưỡng như sắt, kẽm, canxi và kali, cũng như các chất chống oxy hóa. Nó có chỉ số đường huyết thấp hơn so với đường nâu, nghĩa là nó có thể ít ảnh hưởng đến lượng đường trong m.áu hơn.

Mỗi chất thay thế kể trên đều cung cấp vị ngọt với mức độ tác động khác nhau đến lượng đường trong m.áu và các lợi ích dinh dưỡng bổ sung, khiến chúng trở thành những lựa chọn lành mạnh hơn so với đường nâu khi bạn sử dụng ở mức độ vừa phải.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *