Dứa là một loại trái cây nhiệt đới giàu vitamin C, chất chống oxi hóa và enzyme bromelain, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể ăn dứa mà không gặp phải những vấn đề về sức khỏe. Dưới đây là những nhóm người cần thận trọng hoặc nên tránh ăn dứa.
Bài Viết Liên Quan
- 8 thứ nên và không nên cho thêm vào trà
- Bị tai nạn, người đàn ông mất ngón tay vì mang… nhẫn cưới
- Muốn có con sau vô sinh thứ phát, không nên bỏ qua những lưu ý này
Những ai không nên ăn dứa?
1. Người dị ứng với dứa
Dị ứng thực phẩm, bao gồm dị ứng dứa, không phải là điều hiếm gặp. Các triệu chứng dị ứng có thể bao gồm: ngứa hoặc phát ban trên da; sưng môi, lưỡi hoặc họng; khó thở hoặc hắt hơi; đau bụng, buồn nôn hoặc tiêu chảy.
Nếu bạn từng gặp các triệu chứng này sau khi ăn dứa, bạn nên tránh xa loại quả này.
2. Người mắc bệnh dạ dày
Dứa chứa một lượng axit citric khá cao, có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày. Điều này đặc biệt nguy hiểm đối với những người mắc các bệnh lý về dạ dày như viêm loét dạ dày, viêm thực quản hoặc trào ngược dạ dày thực quản. Việc tiêu thụ dứa có thể làm tăng axit trong dạ dày, gây ra cảm giác đau rát và khó chịu.
3. Người bị rối loạn đông m.áu
Dứa chứa bromelain, một enzyme có khả năng làm loãng m.áu và ngăn ngừa huyết khối. Tuy nhiên, điều này có thể trở nên nguy hiểm đối với những người có rối loạn đông m.áu hoặc đang sử dụng thuốc chống đông m.áu. Việc tiêu thụ dứa có thể làm tăng nguy cơ c.hảy m.áu và bầm tím.
4. Phụ nữ mang thai
Mặc dù dứa chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng cho thai kỳ, nhưng việc ăn quá nhiều dứa có thể không an toàn. Bromelain trong dứa có thể làm mềm cổ tử cung và có khả năng gây co bóp tử cung. Điều này có thể dẫn đến nguy cơ sẩy thai hoặc sinh non, đặc biệt trong ba tháng đầu của thai kỳ. Do đó, phụ nữ mang thai nên tiêu thụ dứa một cách hợp lý và theo lời khuyên của bác sĩ.
5. T.rẻ e.m dưới 1 t.uổi
Hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ chưa phát triển hoàn toàn, và dứa có thể quá mạnh đối với dạ dày nhạy cảm của trẻ. Việc cho trẻ dưới 1 t.uổi ăn dứa có thể gây ra các vấn đề tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy, và thậm chí dị ứng.
Mận có 5 tác dụng sức khỏe nhưng có những người không ăn tốt hơn
Mùa hè là thời điểm mận vào mùa. Đây là loại quả được nhiều người yêu thích vì hương vị vừa chua, vừa ngọt, nhiều nước và rất giàu vitamin.
Tuy nhiên, không phải ai cũng nên ăn hoặc ăn nhiều loại quả này.
Lợi ích của mận đối với sức khỏe
Hỗ trợ tiêu hóa
Mận và mận khô là nguồn cung cấp chất xơ tốt. Chất dinh dưỡng này có thể giúp thúc đẩy hệ thống tiêu hóa khỏe mạnh.
Theo Medical News Today, một nghiên cứu từ năm 2014 cho thấy ăn mận có thể giúp một người đi đại tiện thường xuyên hơn. Mận chứa lượng lớn sorbitol, một loại rượu đường có đặc tính nhuận tràng. Nghiên cứu từ năm 2014 cho thấy mận khô có thể giúp giảm bớt các triệu chứng táo bón.
Ảnh minh họa
Tốt cho sức khỏe xương
Năm 2016, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng phụ nữ sau mãn kinh ăn 50g mận khô mỗi ngày đã cải thiện sức khỏe xương và giảm tỷ lệ mất xương.
Nghiên cứu sâu hơn từ năm 2020 đã nghiên cứu tác dụng của mận khô ở nam giới bị loãng xương vừa phải. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, sau khi ăn 100g mận khô mỗi ngày, những người tham gia có tỷ lệ mất xương thấp hơn. Họ quan sát thấy rằng mận cũng làm giảm viêm và cải thiện chất lượng xương.
Có thể giúp kiểm soát cân nặng
Các nghiên cứu đã chỉ ra quả mận không có chất béo hoặc cholesterol xấu. Một quả mận chỉ chứa 30 calo, 6,5g đường, 0,5g protein và 1g chất xơ. Vì vậy, loại quả này có thể trở thành món ăn nhẹ có lợi cho người đang muốn giảm cân.
Ngoài ra, có nghiên cứu cho thấy mận và mận khô có thể giúp một người cảm thấy no hơn, nghĩa là họ ít có khả năng ăn quá nhiều. Mận khô cũng có thể thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh, giúp hấp thụ chất dinh dưỡng và loại bỏ độc tố.
Tốt cho tim mạch
Mận là nguồn cung cấp kali tốt. Chất dinh dưỡng này có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, chẳng hạn như huyết áp cao, đột quỵ hoặc bệnh tim.
Một nghiên cứu từ năm 2017 ở Đài Loan đã xem xét tác dụng của nước ép mận đối với những người có lượng cholesterol cao. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người uống nước ép mận hàng ngày có lượng cholesterol LDL (có hại) thấp hơn và tăng lượng cholesterol HDL (có lợi).
Giàu chất chống oxy hóa
Các gốc tự do gây ra stress oxy hóa trong cơ thể, có thể dẫn đến tổn thương tế bào. Căng thẳng oxy hóa có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch và một số bệnh ung thư.
Mận rất giàu polyphenol, là hợp chất thực vật có lợi với đặc tính chống oxy hóa. Một số nghiên cứu cho thấy polyphenol có thể giúp bảo vệ một người khỏi bệnh tim mạch và tiểu đường loại 2.
Bằng cách ăn thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, chẳng hạn như mận, một người có thể giảm nguy cơ phát triển nhiều tình trạng liên quan đến stress oxy hóa.
Ảnh minh họa
Những người không nên ăn mận
Mặc dù, mận cũng là loại quả giá trị dinh dưỡng cao cũng như chứa nhiều vitamin như vitamin A, vitamin C. Tuy nhiên, đối với một số người chỉ cần ăn vài quả mận cũng có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
Người có cơ địa nhiệt, nóng
Những người có cơ địa nhiệt, nóng thì chỉ cần ăn vài quả mận là có thể xảy ra các hiện tượng nóng trong, nhiệt miệng, mụn nhọt, nổi mụn, phát ban… Vì vậy, ai có cơ địa nóng cần hạn chế ăn loại quả này.
Người đang đói
Trong mận có chứa hàm lượng axit cao nên ăn lúc đói sẽ làm tăng lượng axit trong dạ dày, gây tổn thương niêm mạc dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản.
Nếu duy trì thói quen ăn mận khi đói thì sẽ làm tăng viêm loét ở thành dạ dày, từ đó dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như barret thực quản hay thậm chí là ung thư thực quản.
Người bị bệnh thận
Quả mận chứa nhiều chất oxalate. Đây là chất gây cản trở việc hấp thụ canxi trong thơ thể dẫn đến hiện tượng kết tủa trong thận, gây sỏi thận và sỏi bàng quang.
Do đó, ngay cả khi sức khỏe bình thường cũng không nên ăn nhiều mận để tránh nguy cơ tạo sỏi trong cơ thể. Đặc biệt, người bị bệnh thận hoặc có t.iền sử gia đình bị bệnh thận thì không nên ăn loại quả này.
Phụ nữ có thai
Phụ nữ đang mang thai thường có thân nhiệt nóng hơn bình thường nên ăn mận có thể gây phát ban, thậm chí làm sảy thai, gây hại cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Người đang dùng thuốc
Trong quả mận nhiều chất dinh dưỡng, mận có thể ảnh hưởng đến tác dụng của một số loại thuốc khi ăn nhiều. Những người vừa trải qua phẫu thuật càng không nên ăn mận.
Vì vậy, theo các chuyên gia, dù có thích ăn mận cũng chỉ nên ăn tối đa 10 quả/ngày để tránh những hậu quả cho sức khỏe. Trước khi ăn mận nên rửa sạch, ngâm nước muối pha loãng để đảm bảo an toàn.