Việc bổ sung chế độ ăn uống hợp lý cho người mắc bệnh ung thư là rất cần thiết. Nó không những đóng vai trò rất lớn đối với kết quả điều trị và sức khỏe của bệnh nhân, mà nó còn có tác dụng trong việc hỗ trợ pháp đồ điều trị y khoa cho bệnh nhân.
Trên thực tế, bệnh nhân ung thư cần được chăm sóc đặc biệt với chế độ ăn cân bằng, hợp lý. Dinh dưỡng cân bằng, hoàn chỉnh giúp cải thiện sức khỏe, thể trọng, khả năng đề kháng, tăng khả năng chống chọi với bệnh tật.
Bác sĩ Đinh Thị Nguyên, Trưởng khoa dinh dưỡng Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau, cho biết: “Chế độ ăn dinh dưỡng, bổ sung đầy đủ dưỡng chất sẽ giúp cải thiện sức khỏe, tăng sức đề kháng, hệ miễn dịch và hiệu quả điều trị cho bệnh nhân. Trong đó phải chú ý đến các chất giàu đạm, có chứa tinh bột, chất béo và cả rau, củ, quả…”.
Trên thực tế, chế độ ăn đóng vai trò quan trọng không nhỏ đối với kết quả điều trị và sức khỏe của bệnh nhân. Trong nhóm giàu chất đạm có nguồn gốc từ thực vật, sẽ có tác dụng trong việc cung cấp các loại acid amin quan trọng cũng như năng lượng cho người bệnh như đậu nành hoặc các đạm từ thịt trắng như ức gà, cá, trứng, sữa…
Bài Viết Liên Quan
- Tin Sugar Baby con nhà lành, Sugar Dady nhận kết đắng
- Ăn sốt vang nấu với phụ gia có hóa chất nhuộm tóc, 2 người ngộ độc
- Đẩy lùi mãn dục sớm ở nam giới
Các loại thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật sẽ có lợi hơn cho sức khỏe người mắc bệnh ung thư.
Ngoài ra, trong nhóm tinh bột cung cấp năng lượng và dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, tạo cảm giác no và duy trì năng lượng cho người bệnh. Bệnh nhân ung thư nên dung nạp các loại tinh bột có nguồn gốc từ ngũ cốc nguyên hạt như: gạo lứt, yến mạch, ngô, các loại đậu, lúa mạch… cùng các loại tinh bột từ các loại củ như: khoai lang, khoai sọ, bắp…
Tuy nhiên, cũng theo bác sĩ Đinh Thị Nguyên, Trưởng khoa dinh dưỡng Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau: “Người bệnh nên hạn chế ăn các loại thực phẩm có chứa tinh bột tinh biến như: bột mì, hàm lượng chất béo xấu từ dầu, mỡ không nên vượt quá 50% tổng năng lượng”.
Có thể nói, đối với người bệnh ung thư, việc kiểm soát chế độ dinh dưỡng là vô cùng quan trọng trong việc tăng thể trọng, tâm lý và hiệu quả điều trị bệnh, tăng sức đề kháng, hệ miễn dịch kéo dài sự sống cho người bệnh. Bởi phần lớn bệnh nhân ung thư đều gặp tình trạng suy kiệt cơ thể do chán ăn, hấp thụ kém, cơ thể suy nhược. Vì thế, đối với chế độ ăn của bệnh nhân ung thư cần đáp ứng các nguyên tắc cơ bản mà bác sĩ điều trị đã hướng dẫn. Đối với các loại thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật như: rau củ quả là nguồn thực phẩm xanh mang lại nhiều tác dụng đối với bệnh nhân ung thư. Thành phần chất xơ cùng các vitamin trong rau củ sẽ giúp hỗ trợ tiêu hóa, cung cấp dưỡng chất cần thiết. Các món rau xanh cũng giúp bệnh nhân thải độc, thanh lọc tốt hơn. Thành phần vitamin dồi dào trong rau củ còn giúp chống oxy hóa, gốc tự do, phòng ngừa bệnh tim mạch.
Bên cạnh đó, bệnh nhân ung thư cũng cần nên tránh sử dụng các nhóm thực phẩm xấu, có thể khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn. Nên kiêng ăn các loại thịt đỏ như thịt bò, trâu, dê, ngựa, heo… Vì trong thịt đỏ có cấu trúc phức tạp, khó hấp thụ và tiêu hóa đối với người bị bệnh ung thư; các loại đồ uống có cồn, chất kích thích như rượu bia, cà phê, đồ uống có gas…
Nói chung, chế độ dinh dưỡng đối với bệnh nhân ung thư cần có đầy đủ, đa dạng nhiều loại thực phẩm bằng cách thay đổi món ăn thường xuyên trong ngày và trong tuần. Bữa ăn uống chính nên đảm bảo đầy đủ thực phẩm thuộc các nhóm chất như: đạm, bột đường, béo, vitamin, khoáng chất.
Đổ mồ hôi đêm kèm theo sốt là dấu hiệu bệnh ung thư gì?
Người bệnh ung thư hạch thường xuyên có dấu hiệu sốt 38 độ C, sụt cân bất thường trong 3-6 tháng, đổ mồ hôi đêm.
Ở giai đoạn muộn, bệnh nhân xuất hiện thêm biểu hiện co giật, động kinh.
Gần đây người thân của tôi thường xuyên đổ mồ hôi đêm, sốt cao nên đi khám phát hiện ung thư hạch. Xin bác sĩ tư vấn triệu chứng nào nên đi kiểm tra bệnh, ung thư hạch điều trị khó không? (Hoàng Hữu Bình, trú tại đường Cộng Hòa, TP.HCM)
Bác sĩ chuyên khoa 2 Lâm Quốc Trung, Khoa Hóa trị ung thư, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, tư vấn:
Ung thư hạch do tổn thương tế bào lympho (tế bào m.áu). Ung thư hạch đứng thứ 14 trong các bệnh ung thư mắc phải, có hai loại lympho và không lympho. Ung thư hạch có thể xuất hiện thêm cơ quan ngoài hạch như đường tiêu hóa, mắt, vòm họng.
Nguyên nhân của bệnh chưa rõ ràng. Người ta đưa ra các yếu tố như đột biến gene, tiếp xúc môi trường độc hại, có hóa chất và t.uổi tác. Người có hệ miễn dịch suy giảm, dùng thuốc ức chế miễn dịch tăng nguy cơ mắc hơn. Hiện nay, bệnh nhân ung thư hạch đến bệnh viện chủ yếu ở giai đoạn muộn.
Đổ mồ hôi đêm dấu hiệu ung thư hạch. Ảnh: Freepik.
Biểu hiện ung thư hạch khá rõ ràng. Người bệnh thường xuyên sốt 38 độ C, sụt cân bất thường trong 3-6 tháng, đổ mồ hôi đêm. Ở giai đoạn muộn bệnh nhân xuất hiện thêm dấu hiệu co giật, động kinh.
Nếu bạn phát hiện trên cơ thể có hạch. Bạn nên theo dõi vì hạch phản ứng sẽ đi liền các bệnh lý như viêm họng, nhiễm virus, đau răng. Hạch mất đi khi dấu hiệu trên khỏi. Bạn sốt cao liên tục mà không có lý do rõ ràng, hãy đến bệnh viện kiểm tra.
Còn hạch cảnh báo ung thư là hạch thường có kích thước to, nổi gồ lên trên bề mặt da, không di động, rắn cứng, xuất hiện thời gian trên một tháng. Khi đó, bạn cần nghĩ tới hạch do ung thư.
Ung thư hạch đang được điều trị bằng hóa chất, xạ trị, liệu pháp miễn dịch, nhắm trúng đích. Tùy từng giai đoạn, dạng bệnh bác sĩ đưa ra các phác đồ điều trị.
Để phòng ngừa ung thư hạch, người bệnh cần có chế độ ăn phù hợp, hạn chế các yếu tố nguy cơ như tiếp xúc hóa chất, bỏ t.huốc l.á, rượu bia, tái khám theo lời khuyên của bác sĩ.