Những thứ có thể làm ố màu áo phông trắng như nước sốt đỏ, rượi vang, việt quất… cũng có thể là thủ phạm khiến răng của bạn bị ố vàng.
Bài Viết Liên Quan
- Nguy hiểm tiềm ẩn trong việc chia sẻ sữa để nuôi con giữa các bà mẹ
- Loại gia vị quen thuộc này sẽ trở thành “độc dược” nếu ăn quá nhiều trong trời lạnh: Hãy lưu ý 3 việc để ăn mà không lo mắc bệnh
- Xoa bóp chữa đau vẹo khớp cổ chân
Việt quất là một trong những thủ phạm khiến răng bị ố vàng. Ảnh: Pexels.
Nếu bạn đã bỏ uống rượu vang đỏ, cà phê nhưng răng vẫn ố vàng, chuyên gia vệ sinh răng miệng Whitney DiFoggio chia sẻ thủ phạm khiến răng ố có thể ẩn nấp ở đâu đó trong chế độ ăn của bạn, theo New York Post.
“Không chỉ là những thứ chúng ta nghĩ đến như cà phê, trà hay rượu vang. Thực tế, bất cứ thứ gì có thể làm bẩn chiếc áo phông trắng cũng có thể khiến răng của bạn bị đổi màu, chẳng hạn nước sốt cà chua hoặc thậm chí là việt quất”, chuyên gia này nói thêm.
Mặc dù hạn chế những thực phẩm có màu sẫm là một trong những cách tốt nhất để tránh răng bị ố vàng, không phải ai cũng muốn từ bỏ cốc cà phê buổi sáng hoặc ly rượu vang hàng ngày.
Nếu bạn phải tiêu thụ thực phẩm và đồ uống gây ố vàng răng, chuyên gia DiFoggio khuyên bạn nên vệ sinh răng sạch sẽ ngay sau đó.
Hãy đảm bảo rằng bạn có một ly cà phê và một cốc nước bên cạnh. Mỗi khi bạn nhấp một ngụm cà phê – nếu thực sự lo lắng về việc bị ố màu răng – bạn nên cố gắng uống thêm một ngụm nước lọc sau đó.
“Mặc dù kem đ.ánh răng làm trắng có thể giúp ngăn ngừa vết ố, tôi khuyên bạn nên bỏ miếng dán làm trắng răng tại nhà. Chất làm trắng tại nhà sẽ không hiệu quả nếu không có bước vệ sinh chuyên nghiệp trước”, nữ chuyên gia chia sẻ thêm.
Mảng bám, màng nhầy của vi khuẩn bao phủ răng được loại bỏ bằng cách đ.ánh răng và dùng chỉ nha khoa. Khi đó, tẩy trắng tại nhà sẽ chỉ làm trắng mảng bám chứ không làm trắng răng thật.
Tuy nhiên, trong quá trình vệ sinh răng miệng, hầu hết mọi người đều bỏ qua một khu vực quan trọng: Lưỡi. Chuyên gia này nhấn mạnh rằng 90% vi khuẩn gây hôi miệng được tìm thấy trên lưỡi. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo hãy giữ cho lưỡi của bạn luôn sạch sẽ. Giảm lượng mảng bám trên lưỡi sẽ tránh được việc chúng lan rộng khắp miệng.
Việc ố màu răng thường bắt đầu giữa các kẽ răng, nơi mảng bám không bị phá vỡ bởi hầu hết mọi người không dùng chỉ nha khoa. Chỉ cần 24h không dùng chỉ nha khoa sẽ khiến màng sinh học đó cứng lại và trở thành cao răng, gây nguy cơ mắc bệnh nướu răng và mất răng.
“Tôi biết nếu khẳng định ‘khi bạn không dùng chỉ nha khoa, bạn có thể mất răng’ nghe có vẻ nghiêm trọng, nhưng về mặt kỹ thuật thì điều đó có thể xảy ra,” nữ chuyên gia nha khoa cảnh báo.
Những sai lầm khiến hơi thở có mùi, răng ố vàng
Đ.ánh răng hàng ngày là việc làm cơ bản để làm sạch răng miệng. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều không để ý, những sai lầm trong thói quen hằng ngày mới chính là nguyên nhân nhất khiến răng bị ố vàng và hơi thở có mùi.
Lười thay bàn chải đ.ánh răng
Lười thay bàn chải đ.ánh răng. Nguồn ảnh: Internet
Để tiết kiệm chi phí, nhiều người thường rất lâu mới thay bàn chải một lần. Tuy nhiên, ngay cả khi bàn chải còn dùng tốt, bạn vẫn nên 3 – 4 tháng thay bàn chải một lần. Thậm chí, bạn nên thay sớm hơn nếu thấy bàn chải bị đổi màu, sờn hay bẩn.
Ngoài ra, bạn không nên dùng chung bàn chải với người khác và để bàn chải ở nơi thoáng mát, tránh ẩm ướt, tạo điều kiện cho nấm mốc hoặc vi khuẩn phát triển.
Chải răng sai cách
Một sai lầm mà rất nhiều người mắc phải đó là đ.ánh răng bằng động tác chải ngang và chà thật mạnh, kỳ cọ kỹ lưỡng và cho rằng như thế mới sạch. Nguyên tắc chính đ.ánh răng là chải theo chiều dọc, lên xuống, đặt bàn chải và xoay tròn. Nếu thói quen này duy trì thường xuyên sẽ gây mòn cổ răng khiến men răng xấu. Bên cạnh đó, cách chải răng theo chiều ngang không thể vệ sinh sạch thức ăn trong khoang miệng. Mỗi ngày thức ăn còn sót sẽ lưu lại một ít, sau 14 ngày, qua quá trình canxi hóa, bựa thức ăn sẽ bám chặt vào bề mặt và gây cao răng.
Dùng lực quá mạnh để chải răng
Phần lớn mọi người có thói quen dùng lực rất mạnh để đ.ánh răng. Với quan niệm rằng đ.ánh răng càng mạnh thì răng sẽ càng sạch và sáng bóng, nhiều người thường đè mạnh bàn chải vào răng và dùng nhiều lực để đ.ánh răng thật nhanh, thật mạnh. Tuy nhiên, đây là một trong những sai lầm rất lớn khi vệ sinh răng miệng, khiến răng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Trên thực tế, mặc dù thói quen chải răng thường xuyên là khá tốt, nhưng tốc độ và cường độ đ.ánh răng càng cao, kèm theo tần suất đ.ánh răng quá nhiều lần trong ngày, sẽ khiến men răng, răng và nướu dần bị bào mòn. Khi mất đi men răng, lớp ngà trắng của răng sẽ không còn được bảo vệ và sẽ dễ dàng bị ố vàng. Vấn đề này sẽ càng nghiêm trọng hơn nếu sử dụng kem đ.ánh răng có chứa các chất mài mòn (than hoạt tính…).
Giải pháp ở đây là nên điều chỉnh lực và tốc độ đ.ánh răng, đồng thời chải răng 2 lần/ngày theo đúng quy tắc chuyển động tròn. Điều này không những đảm bảo làm sạch răng ở mọi ngóc ngách mà còn không gây áp lực lên răng và nướu, đảm bảo răng sạch mà vẫn khỏe khoắn.
Thời gian đ.ánh răng quá ngắn
Việc đ.ánh răng cũng giống như rửa tay với xà bông vậy. Nếu rửa tay quá vội thì xà bông không đủ thời gian để diệt vi khuẩn trên tay. Đ.ánh răng cũng thế! Khi chải răng vội, thời gian đ.ánh răng quá ngắn, những dưỡng chất trong kem đ.ánh răng không kịp phát huy tác dụng, vi khuẩn không được loại bỏ hoàn toàn mà vẫn còn bám trong miệng và trên răng, gây ra tình trạng răng bị ố vàng và hôi miệng…
Trên thực tế, thời gian đ.ánh răng hợp lý cần phù hợp với tình trạng răng miệng của mỗi người. Mặc dù vậy, theo lý thuyết, thời gian trung bình cho một lần đ.ánh răng nên từ 2-3 phút. Trong khoảng thời gian này, cần chú ý đ.ánh răng thật kỹ lưỡng, nhẹ nhàng, đảm bảo răng được chải sạch sâu. Đừng vì bất kỳ lý do gì mà chải răng qua loa, vội vàng vì điều này sẽ khiến răng bị vàng và phát sinh nhiều vấn đề về sức khỏe răng miệng khác.
Quên chải mặt trong của răng hoặc chải qua loa
Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet
Nhiều người thường hay vô tình quên hoặc chải rất qua loa mặt trong của răng. Điều này sẽ làm cho những mảng bám không được làm sạch tồn tại lâu trên răng hơn, gây ra các bệnh như nha chu, viêm nướu, hôi miệng và răng bị ố vàng. Cần chú ý vệ sinh răng cả mặt trong lẫn mặt ngoài và mặt nhai một cách kỹ càng để hạn chế các vấn đề răng miệng.
Lạm dụng quá nhiều nước súc miệng hoặc chọn loại có độ axit quá cao
Hiện nay, nhiều người lại vô tình làm mất cân bằng độ pH bên trong khoang miệng, bằng cách sử dụng nhiều lần nước súc miệng trong ngày. Điều đáng lo ngại là, rất nhiều sản phẩm nước súc miệng thương mại trên thị trường có độ axit rất cao. Nếu thường xuyên sử dụng nước súc miệng như vậy để giữ hơi thở thơm tho, men răng có nguy cơ cao bị phá hủy bởi axit, làm tăng nguy cơ bị vàng răng.
Quên vệ sinh răng miệng
Một số người vì một lý do nào đó, như quá bận rộn chẳng hạn, mà đôi khi quên vệ sinh răng miệng. Khi không đ.ánh răng đầy đủ, không dùng chỉ nha khoa thường xuyên hoặc không súc miệng bằng nước súc miệng giúp loại bỏ mảng bám và cao răng tích tụ thì màu răng có thể chuyển sang vàng. Không những thế, những điều này còn có thể gây ra sự tích tụ mảng bám trên men răng, làm mỏng lớp bảo vệ đó và cũng làm cho răng có màu vàng do màng vi khuẩn, từ đó góp phần gây ra bệnh nướu răng. Vì vậy, cần lưu ý chăm sóc sức khỏe răng miệng đầy đủ để có thể đẩy lùi vi khuẩn và mảng bám trong miệng.
Không chải lưỡi thường xuyên
Nhiều người chỉ đ.ánh răng và bỏ qua việc chải lưỡi, điều này đồng nghĩa với việc tạo cơ hội cho các vi khuẩn tích tụ trên lưỡi có cơ hội sinh sôi.
Trong một thời gian dài, việc này có thể khiến hơi thở có mùi và dẫn đến các bệnh về nướu, ảnh hưởng không nhỏ tới sức khoẻ răng miệng. Nếu có thể, hãy sử dụng dụng cụ chải lưỡi chuyên dụng vì nó giúp làm sạch đáng kể các mảng bám trên lưỡi.
Nếu không quen, bạn có thể sử dụng bàn chải đ.ánh răng nhưng hãy súc miệng bằng nước ấm để không làm tổn thương lưỡi cũng như tránh tác động mạnh lên răng và nướu.
Ăn tất cả các loại đồ ăn
Các loại đồ ăn có tính axit không tốt cho răng, việc sử dụng quá nhiều và thường xuyên có thể dẫn tới làm mòn men răng. Ngoài ra việc thường xuyên sử dụng đồ ăn quá lạnh hoặc quá nóng cũng có thể khiến răng trở nên nhạy cảm hơn.
Hãy ăn những thức ăn mềm, hạn chế những đồ uống có màu và có tính axit để tránh răng bị ố vàng và thậm chí là làm mòn men răng.
Không lấy cao răng
Nhiều người thường chủ quan nghĩ rằng đ.ánh răng 2 lần/ ngày là có thể giúp loại bỏ sạch các mảng bám trên răng. Đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm, việc vệ sinh răng miệng bằng bàn chải chỉ giúp loại bỏ một phần, axit và các mảng bám còn lại sẽ tích tụ dần tạo thành cao răng – nguyên nhân khiến hơi thở có mùi và răng nhanh bị ố vàng.
Chính bởi vậy, việc đến nha sĩ là cần thiết, tốt nhất là 6 tháng/ lần hoặc ít nhất là 1 năm/ lần nếu không có thời gian. Nha sĩ sẽ giúp bạn loại bỏ cao răng và những mảng bám, đồng thời sẽ giúp đ.ánh bóng răng từ đó loại bỏ màu ố vàng trên răng.