Bé Đ.T.M (ở huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc) được chẩn đoán dị tật tim bẩm sinh từ trong bào thai tuần thứ 31.
Sau khi chào đời, bé đã được các bác sĩ tại Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Bạch Mai can thiệp thành công bằng kỹ thuật nong van động mạch phổi và đặt stent ống động mạch.
Các bác sĩ thực hiện can thiệp tim cho bé M. Ảnh: BVCC
Theo đó, mẹ bé Đ.TM đi siêu âm thai ở bệnh viện tỉnh khi mang thai tuần thứ 31. Kết quả cho thấy thai nhi có khả năng cao bị dị tật tim.
Sau khi các bác sĩ ở đây trao đổi chuyên môn với ThS.BS Nguyễn Trung Kiên, Phó Giám đốc Trung tâm Nhi Khoa, Bệnh viện Bạch Mai, mẹ cháu bé đã lên bệnh viện để được thăm khám kỹ hơn.
BS Kiên chẩn đoán thai nhi bị hẹp van động mạch phổi nặng, thiểu sản tâm thất phải. Đây là những dị tật tim bẩm sinh nguy hiểm cần được can thiệp sớm sau khi sinh. Sau khi được bác sĩ giải thích, gia đình bé đã chuẩn bị tinh thần và phối hợp với các bác sĩ để điều trị cho bé.
Bé Đ.T.M chào đời ở tuần thứ 39 với cân nặng 3,5kg. Sau khi ra đời, bé được chuyển lên Bệnh viện Bạch Mai và được BS Kiên cùng êkip can thiệp 2 lần. Lần 1, bé được nong van động mạch phổi. Ba ngày sau, bé được đặt stent ống động mạch.
Đây là kỹ thuật khó và tinh vi, nhất là với trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ của các đồng nghiệp tại Viện Tim mạch, Bệnh viện Bạch Mai, BS Kiên và êkip đã thành công thực hiện 2 lần can thiệp cho bé.
BS Kiên cho biết, sở dĩ phải xử trí can thiệp 2 lần với cháu bé vì tâm thất phải của cháu thiểu sản, nên sau khi nong van động mạch phổi phải tiến hành đặt stent để duy trì ống động mạch. Nong động mạch xong cần chờ cháu hồi phục mới đặt stent để đảm bảo an toàn cao nhất.
Sau 2 lần can thiệp, ngày 29/2/2024, bé Đ.T.M đã hồi phục, khỏe mạnh và được xuất viện.
TS.BS. Nguyễn Thành Nam, Giám đốc Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: “việc chẩn đoán bệnh tim bẩm sinh từ trong bào thai là rất quan trọng để có thể can thiệp kịp thời sau khi sinh”.
Bác sĩ Nam khuyến cáo các bà mẹ nên thực hiện siêu âm tim thai để sàng lọc tim bẩm sinh cho thai nhi ngay từ trong bụng mẹ. Việc chẩn đoán sớm sẽ giúp bé có cơ hội được điều trị và sống khỏe mạnh.
Cứu sống cháu bé 14 ngày t.uổi có khối u m.áu khổng lồ
Mới 14 ngày t.uổi, nhưng cháu bé ở Hà Giang đã mang khối u m.áu khổng lồ với kích thước 6x6cm ở vùng cổ gáy, được các bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai phẫu thuật cứu sống trong tình trạng “ngàn cân treo sợi tóc”.
Chiều 22/11, các bác sĩ của Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, cháu bé 14 ngày t.uổi được chuyển từ Trung tâm Y tế huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang đến trong tình trạng khối bầm tím to vùng cổ gáy kích thước 6x6cm, có tình trạng thiếu m.áu, rối loạn đông m.áu, tiểu cầu giảm.
Theo lời kể của người thân, sức khỏe hai mẹ con bệnh nhi trong quá trình mang thai hoàn toàn bình thường. Cháu bé được sinh thường tại Trung tâm Y tế huyện Yên Minh, nặng 3,1kg. Ngay sau sinh, trẻ xuất hiện một khối u vùng cổ gáy, kích thước 2x3cm, sau đó lớn rất nhanh.
Bé sơ sinh 14 ngày t.uổi mang khối u m.áu khổng lồ được các bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai phẫu thuật thành công.
Tại Bệnh viện Bạch Mai, cháu bé được điều trị tích cực, tuy nhiên khối u có xu hướng to ra rất nhanh, bầm tím lan rộng và có nguy cơ vỡ bất cứ lúc nào, có thể ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ.
Ban giám đốc Trung tâm Nhi khoa đã mời hội chẩn toàn bệnh viện và quyết định thực hiện phẫu thuật cắt bỏ khối u. Sau 6 ngày phẫu thuật, trẻ được hồi sức tích cực đã tự thở, ăn bú tốt, vết mổ liền tốt.
Nhận định về ca bệnh, TS. BS Lê Thị Lan Anh, Phó giám đốc Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Bạch Mai cho biết đây là ca bệnh hiếm gặp. Ở Việt Nam, cũng đã có các ca bệnh như vậy, tuy nhiên vị trí khối u ở các vị trí ít nguy hiểm hơn như cổ, thân, đùi…
“Thời điểm kịch tính, ngàn cân treo sợi tóc là khi chúng tôi tiến hành phẫu thuật cho bé. Vì khối u to, nguy cơ mất m.áu rất lớn, có thể ảnh hưởng ngay đến tính mạng của trẻ. Để đảm bảo an toàn cho bệnh nhi, chúng tôi đã dự trữ và truyền m.áu trong khi phẫu thuật”, BS Lan Anh nói.