Gừng và nghệ là hai loại gia vị nhưng được sử dụng lâu đời trong y học cổ truyền, hiện đang khá phổ biến trong phân khúc chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp…
nhưng khi dùng gừng phối hợp với nghệ có làm giảm tác dụng của nhau không?
1. Lợi ích của củ nghệ
Củ nghệ với màu vàng óng và hương vị đặc biệt mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Điều này là do nghệ có chứa curcumin, một chất dinh dưỡng được biết đến với đặc tính chống viêm.
Nghệ là một loại thảo mộc rất tốt cho người mắc bệnh viêm khớp, làm dịu các triệu chứng của hội chứng chuyển hóa… Không chỉ thế, nghệ đã thu hút được sự chú ý nhờ khả năng làm giảm nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau.
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Molecules cho thấy, chất curcumin có thể đặc biệt hiệu quả trong việc kiểm soát các tình trạng viêm như bệnh viêm ruột (IBD), cảm lạnh thông thường, viêm khớp và hội chứng chuyển hóa. Tuy nhiên, sự khác biệt trong các kết quả nghiên cứu và khả năng hấp thụ kém của chất curcumin trong cơ thể… do đó, vẫn cần thiết phải nghiên cứu sâu hơn để củng cố lợi ích của nghệ.
Bài Viết Liên Quan
- Đừng dại ăn 7 thực phẩm này với trứng, hại ngang dùng thuốc độc
- Mở rộng điều trị ARV để giảm số người t.ử v.ong do AIDS
- Bác sĩ ám ảnh với các ca cấp cứu do bia rượu ngày Tết
Củ nghệ.
2. Lợi ích của gừng
Gừng được biết đến với hương vị thơm ngon, là một thành phần chính trong y học cổ truyền, vì những lợi ích sức khỏe đa dạng của nó. Từ việc giảm buồn nôn đến chống lại cơn đau, loại gia vị này có tác dụng mạnh mẽ với các hợp chất hoạt động khác nhau, bao gồm gingerols và paradols.
Nghiên cứu được công bố trên Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ cũng đã nhấn mạnh hiệu quả của gừng trong việc giảm buồn nôn liên quan đến thai kỳ, kiểm soát cơn đau trong các tình trạng đau bụng kinh, viêm xương khớp và thậm chí cải thiện các dấu hiệu của bệnh đái tháo đường type 2.
Củ gừng.
3. Dùng gừng và nghệ cùng nhau có an toàn không?
Kết hợp gừng và nghệ hứa hẹn một hỗn hợp có tác dụng chống viêm và chống oxy hóa tốt. Các nghiên cứu sơ bộ được công bố trên Molecules cho thấy bộ đôi này có thể phối hợp với nhau để chống lại chứng viêm hiệu quả hơn so với khi sử dụng một mình.
Tuy nhiên, cần thận trọng vì bằng chứng ủng hộ sự an toàn và hiệu quả của việc kết hợp các loại gia vị này vẫn còn hạn chế. Mặc dù cả gừng và nghệ thường an toàn cho người lớn khỏe mạnh, nhưng việc bổ sung liều cao có thể gây ra rủi ro, bao gồm khó chịu ở đường tiêu hóa và khả năng tương tác với một số loại thuốc.
gừng phối hợp với nghệ sẽ làm tăng tác dụng…
4. Tác dụng phụ của việc tiêu thụ gừng và nghệ
Mặc dù gừng và nghệ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng chúng vẫn có thể gây tác dụng phụ tiềm ẩn. Liều cao của các loại gia vị này có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa, ợ nóng, tiêu chảy và thậm chí là phản ứng dị ứng ở một số người.
Những người đang dùng thuốc ảnh hưởng đến đông m.áu, lượng đường trong m.áu hoặc huyết áp nên thận trọng khi xem xét bổ sung gừng và nghệ vì chúng có thể tương tác bất lợi với các loại thuốc này.
5. Tiêu thụ nghệ như thế nào cho đúng cách?
Để tối đa hóa lợi ích của nghệ trong chế độ ăn uống, hãy kết hợp vào bữa ăn và đồ uống hàng ngày như:
Bắt đầu ngày mới với sữa nghệ, hạt tiêu đen và chất tạo ngọt.
Thêm nghệ vào các món cà ri, món hầm… để tăng hương vị và lợi ích cho sức khỏe.
Thưởng thức trà nghệ bằng cách ngâm nghệ tươi hoặc bột nghệ trong nước nóng, có thể thêm chanh và mật ong tùy ý.
Tăng cường sinh tố buổi sáng với một thìa cà phê bột nghệ cùng với các loại trái cây như xoài và dứa.
Tạo nước sốt salad với bột nghệ, dầu ô liu, nước cốt chanh và gia vị…
Điểm tên 7 loại trà thảo mộc giảm đầy hơi và chướng bụng
Các loại thảo mộc và gia vị chọn lọc có thể giải quyết các vấn đề sức khỏe cụ thể, trong đó có đầy hơi và chướng bụng.
Những loại trà này kích thích tiêu hóa tốt hơn, giảm viêm và mang lại cảm giác thoải mái cho dạ dày.
Đôi khi, đầy hơi kéo dài và nghiêm trọng là dấu hiệu cảnh báo bạn đang gặp vấn đề sức khỏe mạn tính, như hội chứng ruột kích thích (IBS), hội chứng loạn khuẩn ở ruột non (SIBO) hoặc bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD). Điều quan trọng là không bỏ qua những triệu chứng này và tìm kiếm lời khuyên y tế chuyên nghiệp. Đây là lý do tại sao bạn không bao giờ nên bỏ qua bất kỳ loại vấn đề tiêu hóa nào kéo dài trong thời gian dài.
Để khắc phục tình trạng đầy hơi và chướng bụng, Tiến sĩ Prithvi Mukhopadhya, Bệnh viện Belle Vue, đã gợi ý 7 loại trà thảo mộc trong y học cổ truyền Ấn Độ Ayurveda mà bạn có thể tham khảo. Các loại trà Ayurveda là sự kết hợp của các loại thảo mộc và gia vị chọn lọc nhằm giải quyết các vấn đề sức khỏe cụ thể – một vài trong số đó là đầy hơi và chướng bụng. Những loại trà này kích thích tiêu hóa tốt hơn, giảm viêm và mang lại cảm giác thoải mái cho dạ dày.
7 loại trà giúp giảm đầy hơi và chướng bụng
Trà bạc hà
Bạc hà là một loại thảo mộc tuyệt vời khi nói đến việc kiểm soát tình trạng khí (gas) tích tụ trong dạ dày. Khi tiêu thụ dưới dạng trà, thức uống này có thể giúp giảm khí và đầy hơi. Tinh dầu bạc hà trong nó có tác dụng kỳ diệu như một chất làm giãn cơ trong đường tiêu hóa.
Bạn có thể thêm một tách trà bạc hà vào thói quen buổi sáng để giúp cơ thể giải phóng khí bị tích tụ.
Trà gừng
Nổi tiếng với khả năng chữa bệnh, gừng là một giải pháp truyền thống cho các bệnh về tiêu hóa, bao gồm đầy hơi và chướng bụng. Một tách trà gừng ấm giúp tiêu hóa, giảm tình trạng viêm nhiễm và loại bỏ chứng đầy hơi. Nó cũng là một loại thuốc tự nhiên tuyệt vời xoa dịu dạ dày của bạn, thúc đẩy quá trình tiêu hóa khỏe mạnh.
Ảnh: Adobe Stock
Trà tiểu hồi hương
Hạt tiểu hồi hương là một thành phần chủ yếu trong các đơn thuốc y dược Ayurveda để cải thiện tiêu hóa và giảm đầy hơi. Trà này làm giảm chuột rút và đầy hơi bằng cách thư giãn các cơ tiêu hóa. Nó tiếp tục hoạt động như một biện pháp phòng ngừa chống lại sự hình thành khí.
Trà thì là
Uống trà thì là thường xuyên sẽ thúc đẩy quá trình tiêu hóa khỏe mạnh hơn, giảm đầy hơi và làm dịu cơn đau do đầy hơi. Nó cũng đóng vai trò như một phương thuốc tự nhiên tuyệt vời cho khí thải ra, giúp giảm đau nhanh chóng.
Trà hạt rau mùi
Chứa nhiều chất chống oxy hóa và có đặc tính chống viêm, hạt rau mùi giúp kiểm soát chướng bụng và đầy hơi. Trà này cải thiện tiêu hóa, giảm bớt chứng chuột rút và giảm sự khó chịu do đầy hơi.
Trà xanh
Loại trà này cũng có thể giúp loại bỏ khí dạ dày bị tích tụ. Theo các nghiên cứu, uống một tách trà xanh mới pha có khả năng loại bỏ độc tố khỏi cơ thể một cách hiệu quả, từ đó giúp giải quyết tình trạng chướng bụng.
Ảnh: neelbeverages
Trà bạch đậu khấu
Vượt trội về tính linh hoạt, bạch đậu khấu ưu việt trong các loại trà Ayurveda nhờ đặc tính tiêu hóa của nó. Trà bạch đậu khấu làm dịu dạ dày, hạn chế hình thành khí và hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn. Chất thơm của loại gia vị này làm cho trà trở nên hấp dẫn hơn.
Trà hoa cúc
Hoa cúc được biết đến vì tính chất làm dịu và chống viêm, khiến nó trở thành một lựa chọn tuyệt vời để giảm các triệu chứng liên quan đến tiêu hóa. Trà hoa cúc giúp thư giãn hệ thống tiêu hóa của bạn, giảm tích tụ khí và giảm đầy hơi. Đây cũng là một lựa chọn hoàn hảo để thúc đẩy sự yên tĩnh và kiểm soát căng thẳng, điều này có thể gián tiếp hỗ trợ giải quyết các vấn đề về tiêu hóa.