Răng khôn mà… không khôn

Về mặt sinh lý học, răng là công cụ để cắt xén thức ăn cho dễ tiêu hóa.

rang khon ma khong khon 91d 7108818

Minh họa/INT

Về mặt sinh lý học, răng là công cụ để cắt xén thức ăn cho dễ tiêu hóa. Răng không mọc cùng một lúc mà đủng đỉnh mọc theo nguyên tắc cái nào cần thì mọc trước.

Tùy theo giai đoạn cuộc đời, vị trí và chức năng mà răng có tên gọi khác nhau. Có tên là “khôn”, mọc sau cùng nhưng trên thực tế, xem ra răng khôn chẳng khôn chút nào…

Trong đời mỗi người, bộ răng xuất hiện theo hai giai đoạn: Răng sữa và răng vĩnh viễn. Các răng sữa mọc lai rai thời thơ ấu, phát triển theo thời gian, rồi rụng dần còn răng vĩnh viễn lần lượt xuất hiện thay thế răng sữa. Đội ngũ răng vĩnh viễn sẽ cùng đồng hành với người sở hữu cho đến phía bên kia dốc của cuộc đời.

Bộ răng gồm có 2 hàm là hàm trên và hàm dưới. Mỗi chiếc răng được cấu tạo bởi 3 phần chính: Chân răng – cổ răng – thân răng. Cấu tạo từ ngoài vào trong của răng gồm có: Men răng, ngà răng và tủy răng. Mạch m.áu và thần kinh ẩn mình trong lớp tủy răng. Khu vực chân răng, men răng được thay thế bằng một lớp xi-măng (ciment) để giữ răng đứng vững vàng trên xương hàm mà làm nhiệm vụ do tạo hóa phân công.

Nhìn chung, một người ở độ t.uổi trưởng thành, nếu mọc đầy đủ mỗi hàm răng sẽ có đủ: 2 răng cửa giữa, 2 răng cửa bên, 2 răng nanh, 4 răng hàm nhỏ (răng t.iền hàm) và 6 răng hàm lớn (răng hàm). Tức là, một bộ răng hoàn hảo có đến 32 cái răng. Những cái thường “nũng nịu” và gây nhiều rắc rối cho các chủ nhân là răng… khôn.

Phải gọi là… răng dại

Nếu phải “khai sinh” lại tên cho răng “khôn”, có lẽ không ít người gõ phím ghi là răng “dại”. Bởi ích lợi của răng “khôn” không rõ ràng mà nhiều người phải điêu đứng khi nó mới mọc kèm theo bao điều phiền toái như sưng đau, viêm lợi, sâu răng, hủy hoại xương và răng xung quanh do mọc lệch.

Trong chuyên môn về lĩnh vực nha khoa, các nha sĩ không “thèm” ghi tên nó là răng “khôn” mà ghi là răng số 8 hay răng hàm lớn thứ 3. Trong đời của mỗi người, răng khôn là răng mọc cuối cùng, trừ các trường hợp trồng răng giả.

Chúng thường mọc ở độ t.uổi từ 17 đến 25. Có lẽ ở độ t.uổi này con người đã bắt đầu… khôn dần lên nên mới gọi đó là răng “khôn”? Điều này như là một sự ghi nhận giai đoạn trong đời người và cũng để phân biệt với “anh chị” răng sữa mọc khi còn bò.

Răng “khôn” không những chỉ có một chiếc mà có đến… 4 chiếc. Chúng mọc lần lượt ở 4 góc hàm. Ở một người trưởng thành khi răng “khôn” chưa mọc thì có 28 chiếc chia đều cho 2 hàm trên và dưới.

Trong quá trình tiến hóa từ vượn sang người thì xương hàm được thu nhỏ dần vì chức năng của các chiếc răng đã được “phân công” lao động hợp lý. Lúc răng “khôn” mọc, xương hàm gần như không còn khoảng trống dành riêng cho nó, do đó, nhiều trường hợp mọc lệch và gây ra các phiền toái như đã nói ở trên.

rang khon ma khong khon 975 7108818

Minh họa/INT

Xử trí những gây phiền, biến chứng

Một người đã qua t.uổi 25 mà chưa thấy răng “khôn” mọc hay chỉ thấy “un” lên có chút xíu thì coi chừng nó… mọc lệch và đang ngấm ngầm “gây sự”. Nếu có điều gì bất thường ở răng miệng, phải nhanh chóng đến với các nha sĩ. Rất nhiều trường hợp nha sĩ đành khuyên chủ nhân nói lời chia tay với chúng!

Do nằm ở góc hàm, một vị trí sâu trong miệng nên các thao tác để “đào” cho được một chiếc răng khôn cũng rất khó khăn… Cần nhổ bỏ hay nói đúng hơn là thực hiện một cuộc tiểu phẫu mổ lấy chúng ra khỏi vị trí mọc lệch.

Những ngày đầu, chủ nhân sẽ có cảm giác… hụt hẫng, ê ẩm và đau tại vị trí răng vừa nhổ. Thuốc giảm đau có tác dụng hỗ trợ và vài ngày sau thì trật tự bình thường sẽ được thiết lập trở lại.

Nhìn chung, với đa số người có răng khôn phải nhổ bỏ không có vấn đề gì đáng lưu tâm nhiều sau đó. Tuy nhiên, trong trường hợp hãn hữu, có thể gặp một số biến chứng sau đây:

– Nhức đầu, chóng mặt và buồn nôn.

– Yếu xương hàm dưới.

– Thủng xoang hàm, viêm xoang sau khi nhổ răng.

– Tổn thương dây thần kinh. Có thể gây ra biểu hiện sau: Cảm giác khó chịu, ngứa ngáy vùng môi, răng và lưỡi…

– Áp xe ổ răng (do vị trí nhổ trống thức ăn đọng lại và vi khuẩn phát triển).

– Trống ổ răng vừa nhổ và khô gây cảm giác đau đớn (do cục m.áu đông di chuyển khỏi vết thương làm cho vùng xương hàm bên dưới bị lộ ra ngoài).

Mối liên hệ giữa số răng và t.uổi thọ

Một chiếc răng rụng sẽ khiến các răng xung quanh bị lộ chân, xô lệch khiến bạn khó nhai, khó nuốt, tăng áp lực lên đường ruột, ảnh hưởng tới sức khỏe.

Răng là bộ phận chắc khỏe bậc nhất của con người khi không ngừng nhai, nghiền thức ăn. Đây là nguồn bổ sung chất dinh dưỡng, đảm bảo các hoạt động bình thường của cơ thể.

Răng có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều người gặp phải các vấn đề về răng miệng như sâu răng, viêm nướu. Nếu bị mất răng lâu ngày sẽ mang đến những hệ lụy xấu. Người trưởng thành có khoảng 28-32 chiếc răng, thông thường là 28 chiếc, 4 chiếc mọc sau là răng khôn.

Theo Aboluowang, các nhà khoa học phát hiện, t.uổi thọ trung bình của những người có hàm răng khỏe mạnh cao hơn 11,7 năm so với những người khác.

moi lien he giua so rang va tuoi tho c07 6773770
Người trưởng thành có khoảng 28-32 chiếc răng, thông thường là 28 chiếc, 4 chiếc mọc sau là răng khôn. Ảnh minh họa: Cocorubyskin

Đối với người cao t.uổi, chức năng các cơ quan suy giảm, tình trạng răng miệng cũng có những thay đổi rõ rệt. Bệnh nha chu và sâu răng dễ xảy ra nên người già thường bị rụng răng.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), người 60 t.uổi không nên có ít hơn 20 chiếc răng. Nhưng hầu hết mọi người không đáp ứng được tiêu chuẩn này. Thực tế, nhiều người sẽ bị mất một hoặc một vài răng. Nếu không được khắc phục kịp thời, các răng bên cạnh sẽ bị lung lay.

Răng rụng sẽ để lại một khoảng trống, các răng bên cạnh lâu dần sẽ bị xô lệch, lung lay dẫn đến tình trạng răng sắp xếp không đều, bị lộ chân răng. Nếu bạn thường xuyên ăn đồ lạnh sẽ khiến răng có cảm giác khó chịu.

Do bệnh nha chu nặng, một số người cao t.uổi sẽ bị khiếm khuyết nhiều răng dẫn đến khớp cắn không bình thường, nướu dễ mòn, răng hở, dễ sót lại thức ăn.

Ở những nơi không có răng, nướu sẽ dần dần bị teo lại, chân răng bị lộ ra ngoài, có cảm giác đau khi ăn, ảnh hưởng đến khẩu vị.

Để giữ cho răng khỏe mạnh, chúng ta nên hình thành thói quen đ.ánh răng vào buổi sáng và buổi tối. Thời gian đ.ánh răng mỗi lần không được ít hơn hai phút. Khi có cặn thức ăn giữa các kẽ răng, bạn có thể sử dụng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước để làm sạch.

Thói quen lấy cao răng đều đặn (6-12 tháng/lần) góp phần loại bỏ mảng bám và vôi răng đồng thời phát hiện các vấn đề răng miệng.

Một số người cho rằng việc mất răng sẽ không ảnh hưởng nhiều đến cơ thể. Tuy nhiên, suy nghĩ này là sai lầm. Nếu răng bị rụng, bạn nên đến phòng khám nha khoa để trám lại răng kịp thời, tránh làm mất cân bằng răng miệng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *