Rau sống là món ăn khoái khẩu của nhiều người. Tuy nhiên, một trong những vấn đề quan trọng khi ăn rau sống là việc làm sạch chúng để tránh nhiễm khuẩn và giun sán.
Vậy làm thế nào để rửa rau sao cho an toàn và hiệu quả?
Bài Viết Liên Quan
- Uống cà phê kiểu này, khỏi sợ mập vì tiệc cuối năm
- Phương pháp tầm soát ung thư phổi chỉ cần xét nghiệm m.áu đơn giản
- Chị em đừng bùi tai với quảng cáo ‘hút mỡ chi phí thấp’
Rửa rau sống thế nào để đỡ nhiễm giun sán?
Rau sống, đặc biệt là rau gia vị, là nguồn cung cấp vitamin C, A, E, chất khoáng và các chất chống oxi hóa. Các loại rau thơm cũng chứa một lượng kháng sinh thực vật giúp tăng cường hệ miễn dịch.
Tuy nhiên, khi rau sống không được rửa sạch, chúng có thể mang theo các vi khuẩn gây bệnh và dư lượng hóa chất từ phân bón hoặc thuốc trừ sâu. Điều này khiến cho chúng ta dễ bị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa hoặc giun sán.
Cách rửa rau sống đúng cách
Rửa nhiều lần bằng nước sạch: trước khi ăn, rau sống cần được rửa nhiều lần bằng nước sạch. Tốt nhất là rửa từng lá rau dưới vòi nước chảy, giúp loại bỏ trứng giun và vi khuẩn gây bệnh.
Sử dụng nước rửa rau quả: trên thị trường có nhiều loại nước rửa rau quả được quảng cáo là có khả năng loại bỏ các hóa chất độc hại từ bề mặt rau. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng chúng chỉ loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn, không phải làm sạch hoàn toàn các chất độc hại.
Rửa cẩn thận các khe cuống lá: trong quá trình rửa, cần chú ý đến các khe cuống lá để loại bỏ hoàn toàn các dư lượng hóa chất hoặc bụi bẩn.
Rau dạng củ thường sạch hơn: rau dạng củ như củ cải, su hào, cà rốt, khoai tây thường sạch hơn rau lá, vì vậy cần tập trung vào việc rửa sạch rau lá hơn.
Có nên ngâm rau bằng nước muối?
Nhiều bà nội trợ thường có thói quen ngâm rau quả bằng nước muối để loại bỏ tạp chất và giun sán, vậy việc ngâm rau củ bằng nước muối có tác dụng thật không?
Lo lắng rau củ mua ngoài chợ về không đảm bảo sạch sẽ nên nhiều chị em có thói quen ngâm rau củ quả với nước muối để loại bỏ tạp chất. Vậy, việc ngâm rau củ bằng nước muối có hiệu quả không?
Có nên ngâm rau bằng nước muối?
Ngâm rau củ quả với nước muối – bước rửa rau cuối cùng được nhiều bà nội trợ thích thú. Lý giải cho điều này, nhiều người cho rằng, rau củ quả không phải do mình tự trồng, hàng mua ngoài chợ không biết đường nào mà lần, bẩn sạch thế nào mình không thể lường trước.
Vì vậy sau khi rửa rau củ quả như bình thường, hãy cho vào ngâm nước muối thêm khoảng 15 – 20 phút, thế là yên tâm cho bữa ăn nhiều rau siêu lành mạnh.
Tuy nhiên PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh – chuyên gia công nghệ thực phẩm khẳng định, việc ngâm rau trong nước muối không làm c.hết được giun sán, hay loại bỏ hoá chất trong rau.
“Chưa nghiên cứu khoa học nào khẳng định nước muối có thể diệt được trứng giun sán, vi khuẩn hay loại bỏ hóa chất ra khỏi rau củ quả như nhiều người đang nghĩ”, ông Thịnh nói.
Nhiều bà nội trợ để cho yên tâm thường ngầm rau củ trong nước muối từ 15 đến 20 phút, vị chuyên gia nhận định điều này không nên. Việc ngâm rau củ quả với nước muối quá lâu có thể gây mất chất, rau bị dập nát, khi nấu lên rau bị mất độ ngon.
Hàm lượng vitamin và khoáng chất trong rau củ quả được ngâm rửa nước muối quá lâu sẽ bị hao hụt. Ngoài ra, hành động ngâm rau củ trong nước quá lâu còn gây hại cho sức khỏe, chất bẩn có nguy cơ thẩm thấu ngược lại, thực phẩm tích tụ nhiều muối có thể gây hại cho thận, người cao huyết áp và tim mạch.
Nói về vấn đề này, TS.BS Trần Huy Thọ – Phó giám đốc Bệnh viện Đặng Văn Ngữ (thuộc Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương) cho rằng, ngâm nước muối không t.iêu d.iệt hay làm c.hết được giun sán trong rau sống, đặc biệt, các loại rau thủy sinh tuyệt đối không nên dùng ăn sống.
Dù không làm c.hết giun sán, nhưng việc ngâm rau với nước muối loãng vẫn có những tác dụng nhất định chứ không phải không mang lợi ích gì. Tuy nhiên, do cách thực hành sai nên việc sử dụng nước muối rửa rau trở nên vô nghĩa.
Vị chuyên gia hướng dẫn với các loại rau trên cạn như xà lách, rau mùi, các loại rau húng… tốt nhất nên rửa dưới vòi nước chảy để trứng giun sán (nếu có) trôi đi. Bước tiếp theo sau khi rửa là ngâm rau với nước muối, dưới tác dụng của nước muối trứng giun sán sẽ nổi lên và trước khi vớt rau phải dìm rau xuống, đổ nước đi, như vậy trứng giun sán sẽ trôi theo nước.
Ngâm rau củ trong nước muối tưởng đúng mà lại hoá sai lầm
“Đa số người dân khi ngâm rau với nước muối xong sẽ vớt trực tiếp lên khi chưa đổ nước, như vậy trứng giun sán nếu có nổi lên sẽ bám lại vào rau, ăn vào có thể gây bệnh”, bác sĩ Thọ chỉ ra cách làm sai của nhiều người.
Ăn rau củ quả thế nào mới đúng cách?
Các chuyên gia khuyên rằng, dù ngâm rau với nước muối hay rửa dưới vòi nước đều chỉ có tác dụng nhất định trong việc phòng giun sán, các chuyên gia khuyên mọi người tốt nhất không ăn rau sống, nên ăn chín uống sôi.
Đặc biệt, với một số loại như rau muống chẻ, rau ngổ, thì tuyệt đối không ăn tái sống, rửa hay ngâm bất cứ thứ gì thì sán cũng không hết được vì chúng sống ở trong thân rau.
Nhiều người đi ăn quán ăn bún phở hay ăn lẩu cần chú ý, việc nhúng rau qua nước nóng chứ chưa sôi hẳn, không thể diệt được giun sán. Giun sán chỉ bị t.iêu d.iệt ở nhiệt độ 100 độ C và tốt nhất để sôi 3-5 phút.
Bác sĩ Thọ khuyến cáo, bệnh do ký sinh trùng ít gây nguy hiểm tính mạng nhưng xâm nhập vào cơ thể lâu ngày sẽ lấy chất dinh dưỡng khiến t.rẻ e.m kém phát triển, người lớn hấp thu kém, ảnh hưởng đến sức khỏe. Do vậy, ăn uống đảm bảo vệ sinh, ăn chín uống sôi là cách phòng chống ký sinh trùng tốt nhất.