Đại dịch Covid-19 khiến nhiều người cảnh giác hơn rất nhiều trong việc giữ gìn nhà cửa sạch sẽ, đặc biệt là những “bề mặt tiếp xúc nhiều” như công tắc đèn, tay nắm cửa và điều khiển từ xa.
Phải đảm bảo luôn đậ y nắp bồn cầu trước khi xả nước. Ảnh SHUTTERSTOCK
Mặc dù trước đây, bạn có thể đã chú ý nhiều đến vệ sinh phòng tắm. Nhưng có 2 vật dụng đặc biệt trong phòng tắm mà nếu sử dụng sai cách, có thể gây bệnh cho bạn, theo eatthis.com.
Những nguy cơ của “bồn cầu”
Nhiều người vẫn tranh cãi về việc nên đậy hoặc mở nắp bồn cầu khi xả nước. Nhưng khoa học đã khẳng định, ít nhất bạn nên đậy nắp bồn cầu mỗi khi xả nước.
Lý do rất chính đáng: “Dòng nước xả bồn cầu phát tán các hạt cực nhỏ”.
Tờ New York Times đưa tin: “Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng ngoài việc dọn sạch mọi thứ chất thải, xả nước bồn cầu có thể phát tán đám mây gồm các hạt sol khí cực nhỏ cao gần 1 mét”. Điều nguy hiểm là những hạt nước cực nhỏ đó có thể lơ lửng trong không khí đủ lâu để người tiếp theo sử dụng nhà vệ sinh chung có thể hít phải, hoặc các hạt này sẽ rơi xuống các bề mặt trong phòng tắm”, theo eatthis.com.
Bình thường, điều này đã gây mất vệ sinh, và càng đáng lo hơn khi đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp. Các mô phỏng đã phát hiện dòng nước xả bồn cầu “mang các hạt virus corona có thể lơ lửng trong không khí xung quanh hoặc các hạt virus corona vừa phát tán từ phân của người bệnh”, tạp chí Time nói thêm.
Bề mặt phòng tắm có thể chứa mầm bệnh
Tất cả những nơi trong bán kính 1 mét từ dòng xả nước bồn cầu đều có thể tích tụ vi trùng. Và thật hãi hùng là một số trong những thứ này liên quan đến miệng, theo eatthis.com.
Ngâm bàn chải trong nước ôxy già 3% hoặc Listerine có thể t.iêu d.iệt đến 85% vi trùng có hại. Ảnh SHUTTERSTOCK
Trong một nghiên cứu về vi trùng trong nhà, tổ chức an toàn và sức khỏe cộng đồng toàn cầu NSF International đã kiểm tra 30 bề mặt trong 22 ngôi nhà để tìm vi khuẩn, nấm men và nấm mốc, kể cả 6 bề mặt trong phòng tắm.
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng “trong khi 27% bàn cầu có chứa nấm mốc và nấm men, 64% hộp đựng bàn chải đ.ánh răng cũng có những thứ này”, tạp chí Time đưa tin.
“Trong số những hộp đựng bàn chải đ.ánh răng, 27% có vi khuẩn coliform – một loại vi khuẩn thường có trong phân, và 14% có tụ cầu khuẩn”, theo eatthis.com.
Lisa Yakas, nhà vi sinh vật học tại NSF International, nói với Time : “Hộp đựng bàn chải đ.ánh răng thường có nhiều yếu tố mà vi trùng ưa thích. Đó là tối, ẩm ướt và không được làm sạch thường xuyên”.
Vậy bạn đã có thể đoán được nguồn gốc ô nhiễm phân trong phòng tắm: Dòng nước xả bồn cầu khi không đậy nắp.
Làm sao để tránh nhiễm bệnh?
Để bảo vệ bản thân và những người thân yêu của bạn khỏi bệnh tật, có lẽ cách tốt nhất là đảm bảo luôn đậy nắp bồn cầu trước khi xả nước.
Cần phải thường xuyên lau sạch các bề mặt có thể thu hút vi khuẩn và virus, như bồn cầu, bồn rửa, vòi nước, tay cầm. Và thường xuyên cọ rửa hộp đựng bàn chải đ.ánh răng bằng xà phòng và nước.
Đối với bàn chải đ.ánh răng, ngâm trong nước ôxy già 3% hoặc Listerine có thể t.iêu d.iệt đến 85% vi trùng có hại, các chuyên gia cho biết.
Và thay bàn chải mới thường xuyên: Hiệp hội Nha khoa Mỹ khuyến nghị nên thay bàn chải mỗi 3 – 4 tháng, hoặc khi bàn chải đã bị mòn, theo eatthis.com
Xe máy Honda không có công tắc bật/tắt đèn: Honda Việt Nam lên tiếng
Dù đã ghi nhận những phản ánh từ người dùng, tuy nhiên Honda Việt Nam cho biết hãng xe máy Nhật Bản đã thể hiện trách nhiệm với khách hàng và chưa có kế hoạch “phục hồi” lại công tắc bật/tắt đèn trên các dòng xe mới.
Honda Việt Nam cho rằng đã thể hiện trách nhiệm với khách hàng
Tiếp nối vụ việc hàng loạt người dùng các dòng xe máy mới của Honda Việt Nam (HVN) liên tục có những phản ánh về việc hãng xe Nhật Bản đã loại bỏ công tắc bật/tắt đèn trên xe, gây nhiều phiền toái và bất tiện khi sử dụng xe. Mới đây, trả lời phỏng vấn Báo Thanh Niên , đại diện Honda Việt Nam đã chính thức lên tiếng.
Honda Việt Nam “cảm thông” với khách hàng
Cụ thể, trong văn bản gửi Báo Thanh Niên , đại diện hãng xe Nhật Bản cho biết, thông qua bộ phận chăm sóc khách hàng, hãng đã nhận được “một số” phản ánh liên quan đến hệ thống đèn chiếu sáng tự động bật khi khởi động động cơ trên một số dòng xe máy mới, gây nên những phiền toái cho khách hàng. Đồng thời, Honda Việt Nam cũng “cảm thông với sự bất tiện (nếu có) của quý khách hàng khi sử dụng sản phẩm”.
Về những thay đổi trên hệ thống đèn chiếu sáng ở các dòng xe mới, hãng xe Nhật Bản lý giải, từ năm 2019, Honda Việt Nam đã nghiên cứu và áp dụng hệ thống đèn AHO (hệ thống đèn chiếu sáng phía trước luôn sáng), đồng thời phía hãng cũng đã đăng tải thông tin về sự thay đổi này trên website chính thức và thực hiện chiến dịch truyền thông về giải pháp đèn AHO.
Theo Honda Việt Nam, thay đổi này là “giải pháp tăng cường tính năng an toàn lần đầu tiên được áp dụng tại Việt Nam. Mục đích của việc áp dụng tính năng này trên xe là để tăng khả năng được nhận diện của xe khi lưu thông trên đường, giúp người điều khiển phương tiện khác dễ dàng nhận biết và chủ động phòng tránh va chạm”.
Theo Honda Việt Nam, đèn AHO là giải pháp tăng cường tính năng an toàn lần đầu tiên được áp dụng tại Việt Nam ẢNH: NGƯỜI DÙNG CUNG CẤP
Dẫn chứng cho quan điểm này, phía Honda Việt Nam đưa ra số liệu từ nghiên cứu của TS. Vũ Anh Tuấn và ThS. Nguyễn Đinh Vinh Mẫn – Trung tâm Nghiên cứu GTVT Việt Đức, Trường Đại học Việt Đức. Theo đó, “hiệu quả của việc sử dụng đã được ghi nhận qua các khảo sát về tai nạn giao thông (TNGT) trên thế giới. Tại Đông Nam Á đã có 4 quốc gia là Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines quy định việc bật đèn nhận diện ban ngày khi lưu thông. Những quốc gia này đều có tỷ lệ TNGT xe máy giảm mạnh trong nhiều năm trở lại đây. Malaysia giảm 29% chỉ sau 2 tháng luật sử dụng đèn nhận diện ban ngày đối với xe máy được ban hành vào năm 1992. Trong khi đó, việc áp dụng đèn cũng khiến tỉ lệ các vụ tai nạn liên quan đến xe máy vào ban ngày ở Mỹ giảm từ 20% đến 25%, ở Úc giảm 16%”.
Honda Việt Nam chưa có kế hoạch “phục hồi” công tắc bật/tắt đèn
Đáng chú ý, mặc dù rất “cảm thông” với những khó khăn, phiền toái mà khách hàng phải đối mặt khi sử dụng những dòng xe máy mới của mình, tuy nhiên phía hãng xe Nhật Bản gần như chưa tính đến chuyện khắc phục.
Cụ thể, trong văn bản trả lời Báo Thanh Niên , khi được hỏi về kế hoạch phục hồi lại công tắc bật/tắt đèn trên các phiên bản nâng cấp hoặc bản mới của các dòng xe trước đó đã bị cắt trang bị này, đại diễn hãng xe Nhật Bản khẳng định: “Honda Việt Nam đã áp dụng giải pháp này cho tất cả các dòng xe sau khi nghiên cứu về tính hiệu quả. Công ty hiện chưa có kế hoạch phục hồi công tắc bật/tắt đèn cho các phiên bản mới hoặc phiên bản nâng cấp trong thời gian tới”.
Honda Việt Nam chưa có kế hoạch phục hồi công tắc bật/tắt đèn trên các dòng xe mới ẢNH: NGƯỜI DÙNG CUNG CẤP
Bên cạnh đó, khi được hỏi về những phiền toái và thậm chí là cả bất an mà rất nhiều khách hàng đang gặp phải từ những thay đổi thiết kế xe thì sao? Đây không thuộc trách nhiệm của Honda Việt Nam, hay nói cách khác, Honda Việt Nam sẽ “khoanh tay” trước những “rắc rối” mà khách hàng gặp phải? Đại diện Honda Việt Nam cho rằng: “Honda Việt Nam tin tưởng việc nghiên cứu và trang bị AHO đã thể hiện trách nhiệm của Công ty trong nỗ lực mang đến một môi trường giao thông an toàn hơn cho mọi khách hàng Việt Nam”.
Trong khi đó, khi PV Báo Thanh Niên đặt vấn đề về việc một số người dùng cho rằng Honda Việt Nam đã “phóng đại” tính năng AHO, bởi lẽ thực tế đây chẳng qua chỉ là hệ thống đèn chiếu sáng pha/cos bình thường, chỉ khác ở chỗ không có tùy chỉnh bật/tắt; và tại sao hãng không trang bị đèn LED chạy xe ban ngày (DRL), đèn này vừa đảm bảo tiêu chí an toàn nhưng đồng thời không gây ra những phiên toái như đèn AHO hiện tại? Hãng xe Nhật Bản đã từ chối trả lời.
Khách hàng ‘tự bơi’
Có thể thấy, với những thông tin vừa được Honda Việt Nam đưa ra, khách hàng Việt Nam giờ đây nếu muốn mua những chiếc xe Honda thuộc các phiên bản, đời mới chỉ còn cách chấp nhận và “làm quen” với kiểu thiết kế đèn tự động không có công tắc bật/tắt.
Còn riêng với những người đã trót mua và đang sử dụng những xe máy loại này, có lẽ cũng chẳng còn cách nào khác ngoài “cắn răng chịu đựng”, hoặc tự bỏ t.iền ra “độ” thêm công tắc, dẫu biết rằng việc làm này có thể mang đến rủi ro về an toàn hoặc thậm chí…phạm pháp.