Tập thể dục không chỉ giúp người nhiễm HIV nâng cao sức khỏe mà còn giúp kiểm soát một số tác dụng phụ lâu dài của thuốc điều trị HIV.
1. Tập thể dục tốt cho người nhiễm HIV như thế nào?
Tập thể dục thường xuyên là một phần của lối sống lành mạnh và rất quan trọng với người nhiễm HIV. Các loại bài tập khác nhau sẽ phù hợp tùy thuộc vào giai đoạn tiến triển của một cá nhân trong quá trình điều trị HIV.
Tập thể dục còn giúp đóng vai trò kiểm soát một số tác dụng phụ lâu dài của thuốc, chẳng hạn như thay đổi thành phần cơ thể và tăng cholesterol, chất béo trung tính và đường huyết…
Lợi ích của tập thể dục với người nhiễm HIV:
Duy trì hoặc xây dựng khối lượng cơ bắp, giảm mỡ, giúp duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh.
Giảm mức cholesterol và chất béo trung tính (ít nguy cơ mắc bệnh tim).
Tăng năng lượng.
Điều hòa chức năng ruột.
Tăng cường xương (ít nguy cơ loãng xương).
Cải thiện lưu thông m.áu.
Tăng dung tích phổi.
Giúp ngủ ngon.
Giảm căng thẳng và có thể cải thiện chứng trầm cảm.
Cải thiện sự thèm ăn.
Giảm nguy cơ cao huyết áp, tiểu đường và một số loại ung thư…
Hoạt động thể chất giúp bạn giảm nguy cơ phát triển bệnh tim mạch, huyết áp cao, tiểu đường loại 2 và một số loại ung thư… Đây là các tình trạng sức khỏe có thể ảnh hưởng đến những người nhiễm HIV.
Bài Viết Liên Quan
- B.é t.rai sốc n.hiễm t.rùng sau khi ăn cơm sườn
- Có thể chỉ cần nửa liều vắc xin Moderna cho mũi tiêm tăng cường
- Bí quyết hạn chế bị căng cơ khi tập gym
Người nhiễm HIV có thể lựa chọn hình thức đi xe đạp.
2. Các bài tập tốt cho người nhiễm HIV
Tập thể dục đều đặn và phù hợp là điều quan trọng, bất kể tình trạng nhiễm HIV của bạn như thế nào. Dưới đây là một số hình thức tập luyện người nhiễm HIV có thể tham khảo:
– Đi bộ , chạy bộ: Đây là những hình thức tập luyện đơn giản, nhưng lại rất có lợi cho sức khỏe người nhiễm HIV. Hãy biến nó thành một thói quen hàng ngày, có thể đi bộ cùng gia đình, đi dạo sau giờ làm việc hoặc đi bộ nhóm…
– Khiêu vũ : Khiêu vũ không chỉ mang lại sức khỏe, niềm vui mà còn góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống. Những người thường xuyên khiêu vũ, cơ thể được vận động, m.áu huyết lưu thông là nền tảng để duy trì một cơ thể khỏe mạnh, phòng chống được nhiều loại bệnh tật như tiểu đường, bệnh xơ vữa động mạch, tăng huyết áp…
– Đi xe đạp: Đi xe đạp là một cách thú vị để giảm bớt những căng thẳng trong ngày.
– Đi bơi: Bơi lội được coi là một bài tập rèn luyện sức đề kháng nên rất tốt cho tim và phổi.
– Tập tạ và bài tập tim mạch: Giúp tăng khối lượng cơ nạc và cải thiện mật độ xương. Giảm khối lượng cơ thể và mật độ xương là những tác dụng phụ thường gặp khi sống chung với HIV. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ về hình thức và cách thức tập luyện…
3. Lưu ý khi tập luyện ở người nhiễm HIV
– Trước khi bắt đầu bất kỳ chương trình tập thể dục nào, hãy trao đổi với bác sĩ để xác định xem có bất kỳ hạn chế nào đối với hoạt động của bạn hay không và lựa chọn bài tập, hình thức, cường độ tập phù hợp.
– Khi bạn cảm thấy không khỏe, không nên tập thể dục. Cần phân biệt giữa tình trạng khó chịu nói chung (thường là cảm thấy không khỏe về thể chất hoặc tinh thần) và tình trạng mệt mỏi hoặc bệnh tật nghiêm trọng. Hãy lắng nghe cơ thể và nếu trong quá trình tập thể dục thấy mệt mỏi cũng nên ngừng tập.
– Hãyđặt mục tiêu tập thể dục 20-30 phút, ít nhất 3 lần một tuần khi bạn mới bắt đầu. Sau đó dần dần tăng lên 45 phút, ít nhất 3-4 lần một tuần, trong vài tháng. Đặt cho mình một số mục tiêu nhỏ để đạt được trong một khoảng thời gian có thể mang lại động lực và duy trì tập luyện tốt hơn.
Khuyến cáo người lớn cần ít nhất 150 đến 300 phút mỗi tuần cho hoạt động aerobic cường độ vừa phải, như đạp xe, đi bộ nhanh…
Người lớn cũng cần hoạt động tăng cường cơ bắp, như nâng tạ hoặc chống đẩy, ít nhất 2 ngày mỗi tuần.
6 thay đổi lối sống cần thực hiện để giảm cholesterol ‘xấu’
Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh cho tim, duy trì cân nặng, tập thể dục, bỏ hút thuốc, tiết chế rượu,… có thể giúp giảm cholesterol ‘xấu’
Mức cholesterol LDL cao (hay cholesterol “xấu”), thường do chế độ ăn uống, di truyền và các yếu tố lối sống như hút thuốc và hoạt động thể chất, có thể góp phần gây ra các vấn đề sức khỏe. Tuy nhiên, việc quản lý mức cholesterol rất quan trọng vì cholesterol cao có thể dẫn đến đau tim, đột quỵ và các vấn đề sức khỏe khác. Dưới đây là 6 thay đổi lối sống có thể giúp giảm cholesterol “xấu” của bạn.
Tăng cường tiêu thụ trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt,… có thể giúp giảm cholesterol “xấu”. Ảnh: Pexels
Chế độ ăn tốt cho tim
Chế độ ăn uống lành mạnh cho tim nhấn mạnh vào thực phẩm nguyên chất, chưa qua chế biến, giàu chất xơ, chất chống oxy hóa và chất béo lành mạnh đồng thời giảm thiểu chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa.
Tăng cường tiêu thụ trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, quả hạch và hạt có nhiều chất xơ hòa tan và có thể giúp giảm giảm cholesterol “xấu”. Thay thế thực phẩm giàu chất béo bão hòa, chẳng hạn như thịt đỏ, bơ và các sản phẩm từ sữa đầy đủ chất béo, bằng các lựa chọn thay thế lành mạnh hơn như nguồn protein nạc và chất béo từ thực vật. Tránh hoặc hạn chế thực phẩm chứa nhiều chất béo chuyển hóa, chẳng hạn như thực phẩm chiên và đồ nướng thương mại.
Trọng lượng cơ thể khỏe mạnh
Trọng lượng cơ thể dư thừa, đặc biệt là mỡ bụng, có liên quan đến mức cholesterol LDL cao hơn và tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Áp dụng chế độ ăn uống cân bằng và tham gia hoạt động thể chất thường xuyên có thể giúp bạn đạt được và duy trì cân nặng khỏe mạnh. Hãy thử kết hợp các bài tập aerobic và rèn luyện sức mạnh để giảm cân và cải thiện sức khỏe tim mạch tổng thể.
Hoạt động thể chất
Tập thể dục thường xuyên là điều cần thiết để giảm mức cholesterol LDL và cải thiện sức khỏe tim mạch. Đặt mục tiêu dành ít nhất 150 phút hoạt động aerobic cường độ vừa phải hoặc 75 phút hoạt động aerobic cường độ mạnh mỗi tuần, cùng với các hoạt động tăng cường cơ bắp vào hai ngày trở lên mỗi tuần. Tập thể dục không chỉ giúp giảm giảm cholesterol “xấu” mà còn cải thiện cholesterol “tốt” (hay cholesterol HDL), cuối cùng giúp cải thiện sức khỏe tim mạch tổng thể.
Từ bỏ hút thuốc
Hút thuốc làm tổn thương mạch m.áu, làm tăng tình trạng viêm và dẫn đến tích tụ mảng bám trong động mạch, làm tăng mức LDL và tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Bỏ hút thuốc là một trong những thay đổi lối sống quan trọng nhất mà người ta nên thực hiện để giảm cholesterol “xấu” và cải thiện sức khỏe tim mạch.
Hạn chế tiêu thụ rượu
Mặc dù uống rượu vừa phải có thể có một số lợi ích cho sức khỏe tim mạch của bạn, nhưng uống quá nhiều rượu có thể làm tăng mức chất béo trung tính và nguy cơ mắc bệnh tim. Hạn chế tiêu thụ rượu ở mức vừa phải, tức là tối đa một ly mỗi ngày đối với phụ nữ và tối đa hai ly mỗi ngày đối với nam giới.
Quản lý căng thẳng
Căng thẳng mãn tính có thể dẫn đến các hành vi lối sống không lành mạnh như ăn quá nhiều, ít hoạt động thể chất và ngủ kém, tất cả đều có thể tác động tiêu cực đến mức cholesterol và sức khỏe tim mạch. Thực hành các kỹ thuật giảm căng thẳng như thiền chánh niệm, bài tập thở sâu, yoga hoặc tham gia các hoạt động giúp thư giãn, theo Times Now.