Thịt bò là thực phẩm rất giàu dinh dưỡng và đem lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nó cũng tiềm ẩn những tác hại nếu tiêu thụ không đúng cách.
100 g thịt bò cung cấp bao nhiêu protein?
12 g
22 g
32 g
Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng, khoa Khám và Tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cho biết thịt bò có chứa nhiều vitamin B6, protein và sắt cao, vitamin B12 cùng nhiều khoáng chất khác… Lượng protein và vitamin B6 trong thịt bò khá cao, ước tính 100 g thịt bò có thể sản xuất 22 g protein. Đây là những chất giúp tăng cường năng lượng và tạo m.áu cho cơ thể, tăng trưởng cơ bắp.
Thịt bò tốt nhưng ai nên hạn chế ăn?
Người bị bệnh mỡ m.áu, gan nhiễm mỡ, tăng huyết áp
Người béo phì, bệnh gout
Bệnh nhân da liễu, tiêu hóa, cơ xương khớp, huyết áp, tim mạch, tiều đường, sỏi thận
Tất cả đáp án trên
Thịt bò cũng hạn chế với nhiều người. Ví dụ, người bị bệnh mỡ m.áu, gan nhiễm mỡ, tăng huyết áp, béo phì, gout. Đặc biệt, trường hợp giai đoạn bệnh có nguy cơ tiến triển nặng chỉ nên ăn thanh đạm, giảm lượng protein động vật, tăng lượng protein thực vật. Một số trường hợp cũng nên sử dụng với liều lượng phù hợp như bệnh nhân da liễu, tiêu hóa, cơ xương khớp, huyết áp, tim mạch, tiều đường, sỏi thận hoặc sau phẫu thuật.
Bạn không nên ăn vượt quá lượng thịt bò này mỗi tuần:
100 g
250 g
500 g
Mỗi người nên tiêu thụ không quá 3 lần thịt đỏ mỗi tuần. Tổng lượng thịt đỏ trong một tuần vào khoảng 350-500 g sau chế biến (tương đương tối đa khoảng 700 g thịt sống và không bao gồm trọng lượng của xương). Nếu tính theo ngày thì lượng thịt đỏ không nên vượt quá 70 g/ngày (thịt đã chế biến chín), tương đương khoảng 100 g/ngày thịt sống không bao gồm phần xương.
Lý do bạn không nên ăn thịt bò vào buổi tối:
Dễ gây đầy bụng, khó tiêu
Tăng nguy cơ béo phì, tăng huyết áp
Không tốt cho tim mạch, hình thành sỏi thận
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Nguyên giảng viên khoa Công nghệ thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội, thịt bò nhiều protein, rất khó tiêu. Người dân không nên ăn vào buổi tối vì vận động ít, khả năng tiêu hóa chậm, dễ bị đầy bụng, ợ chua, bí bách dễ gây bệnh.
Ăn thịt bò tái sống, bạn có nguy cơ:
Nhiễm sán lá gan
Tăng cholesterol
Giảm cơ hội hấp thu protein
Ăn thịt bò tái hoặc sống có thể mắc bệnh sán lá gan. Loại sán này thường ký sinh ở gan và đường mật của những động vật ăn cỏ như trâu, bò, dê…
Cách nhận biết thịt bò nhiễm giun sán:
Thớ thịt xuất hiện các đốm trắng li ti hoặc cụm nhỏ màu trắng nổi lên như mụn nước
Thịt màu đỏ sẫm, có nhiều mỡ, nhiều dường dây màu trắng hoặc trong suốt
Thịt có màu đỏ nhạt, chảy nhiều nước, phần da mỏng, có mùi khó chịu
Thịt xuất hiện các đốm trắng li ti hoặc các cụm nhỏ màu trắng nổi lên như mụn nước thì rất có thể đã nhiễm giun sán. Thớ thịt có những hình sợi hay hình bầu dục lớn bằng hạt gạo, có màu trắng, xám cũng là dấu hiệu có chứa giun sán, tuyệt đối không ăn. Thịt bò tái hoặc chín, màu sắc có thể thay đổi, thậm chí con sán rất dễ bị nhầm lẫn với gân hoặc mỡ bò khi đã tiếp xúc nhiệt.
Thịt bò không nên nấu chín ở nhiệt độ nào?
70 độ C
100 độ C
200 độ C
Khi chế biến ở nhiệt độ cao trên 200 độ C, thịt bò sẽ sinh ra các chất có hại. Ngay cả lượng khói được thải ra trong quá trình chế biến đôi khi cũng làm ảnh hưởng cơ thể phần nào.
Vì vậy, bạn lưu ý không chế biến ở nhiệt độ cao và tuyệt đối không nên ăn thịt bò bị cháy hay khét.
Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn ăn chuối xanh mỗi ngày?
Không chỉ chuối chín mà chuối xanh cũng rất tốt cho sức khoẻ, vậy điều gì sẽ xảy ra nếu bạn ăn chuối xanh mỗi ngày?
Chuối là loại quả quen thuộc của người Việt. Chuối xanh không được sử dụng phổ biến như chuối chín nhưng dinh dưỡng của chuối xanh cũng rất phong phú. Dưới đây là những tác dụng của chuối xanh và những lợi ích bạn sẽ nhận được nếu thường xuyên ăn chuối xanh.
Giàu tinh bột kháng
Báo Lao động dẫn nguồn trang Onlymyhealth cho biết, theo nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Quốc tế về Đại phân tử Sinh học (IJBM), chuối xanh rất giàu tinh bột kháng, loại chất xơ giúp thúc đẩy hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh, tăng cảm giác no lâu, giúp cho quá trình kiểm soát cân nặng của bạn được hiệu quả hơn.
Tăng cường năng lượng
Không giống như chuối chín nhiều đường, chuối xanh cung cấp năng lượng tốt hơn do hàm lượng đường thấp. Theo nghiên cứu được công bố trên Plos One cho thấy, hàm lượng fructose, glucose đến từ chuối xanh.
Điều này đặc biệt có lợi cho những người muốn ổn định lượng đường trong m.áu và tránh tình trạng thiếu năng lượng liên quan đến thực phẩm nhiều đường. Nguồn cung cấp năng lượng ổn định có thể hỗ trợ lối sống năng động, nâng cao hiệu quả tập luyện và giảm cân.
Chuối xanh rất tốt cho sức khoẻ
Giảm táo bón
Bài viết của BS Cẩm Tú trên Báo Sức khoẻ & Đời sống cho biết, chuối xanh rất giàu hàm lượng chất xơ và tinh bột, chúng giúp tiêu hóa dễ dàng, giảm táo bón.
Phòng ngừa tiểu đường
Chuối xanh có thể giảm khả năng hấp thu glucose của các tế bào cơ thể và có thể giảm hàm lượng insulin trong cơ thể, do vậy ngăn ngừa tiểu đường.
Phòng ung thư đại tràng
Các nghiên cứu chỉ ra rằng chuối xanh có thể giảm nguy cơ ung thư đại tràng vì chúng giúp giữ cho đại tràng và hệ tiêu hóa khỏe mạnh bằng cách loại bỏ các độc tố ở thành ruột.
Tốt cho xương
Chuối xanh chứa nhiều vitamin, magiê, canxi, chúng có thể giúp xương khỏe hơn và ngăn ngừa đau khớp và những tình trạng như loãng xương.
Rất giàu dinh dưỡng
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nutrients của MDPI chia sẻ, chuối xanh không chỉ là nguồn cung cấp tinh bột kháng tốt mà còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu, bao gồm vitamin C, kali và vitamin B6. Những chất dinh dưỡng này đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể và hỗ trợ quá trình trao đổi chất của cơ thể.
Với những thông tin trên chắc hẳn bạn đã biết rằng chuối xanh rất tốt cho sức khoẻ rồi phải không. Hãy thường xuyên bổ sung chuối xanh vào chế độ ăn uống của mình nhé.