Thông điệp 5T chống dịch Covid-19 của Bộ Y tế có gì khác?

Để kiểm soát được dịch bệnh, Bộ Y tế vừa công bố thông điệp mới “ Thông điệp 5T”, trong đó quan trọng nhất vẫn là tuân thủ 5K, sau đó là cung cấp thuốc, thực phẩm tại nhà; test Covid và tiêm vắc xin.

Trong cuộc họp gần đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, đã hy sinh về kinh tế – xã hội để thực hiện giãn cách xã hội thì đổi lại, phải kiểm soát được tình hình trong thời gian giãn cách, đạt kết quả chống dịch thành công. Trong đó, lấy xã, phường, thị trấn là “pháo đài” trong phòng chống dịch và mỗi người dân là chiến sĩ, đặc biệt tại những địa bàn có nguy cơ cao, đang giãn cách xã hội như TPHCM, Bình Dương…

Vì thế, Bộ Y tế đưa ra Thông điệp 5T- “Pháo đài” chống dịch Covid-19 trong tăng cường giãn cách xã hội.

thong diep 5t chong dich covid 19 cua bo y te co gi khac 11d 6002156

Ảnh minh họa: Mạnh Quân.

Ông Nguyễn Đình Anh, Vụ trưởng Vụ Truyền thông và Thi đua khen thưởng, Bộ Y tế cho biết, thông điệp này gồm: Tuân thủ 5K, Thực phẩm đủ tại nhà, Thầy, thuốc đến tại gia, Test Covid tất cả và Tiêm chủng tại phường/xã. Thông điệp này dành cho giai đoạn giãn cách xã hội.

Để sớm kiểm soát được dịch bệnh, người dân tại các vùng đang thực hiện giãn cách xã hội cần tuân thủ đúng thông điệp 5K. Đồng thời, cơ quan chức năng cần đáp ứng thêm 4 T nữa để người dân yên tâm ở nhà.

“Tuân thủ 5K vẫn là quan trọng nhất. Trong giai đoạn giãn cách xã hội, đặc biệt tại những vùng nguy cơ cao, để người dân yên tâm ở nhà, không phải đi ra ngoài tránh tiếp xúc với mầm bệnh cũng như người đang bị bệnh không lây cho người khác thì cần đảm bảo hỗ trợ thực phẩm tại nhà, thầy và thuốc được cung cấp đến từng hộ gia đình…”, ông Đình Anh nhấn mạnh.

Chung quan điểm này, PGS.TS Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương (Hà Nội), cho rằng Bộ Y tế thay đổi thông điệp 5T là phù hợp với tình hình dịch trong nước. Trong đó, tuân thủ 5K vẫn là biện pháp chủ yếu, quan trọng nhất để phòng lây nhiễm bệnh. Những nội dung khác nhằm bổ sung về chuyên môn, đảm bảo về an sinh.

“Thông điệp 5K vắc xin không có gì thay đổi, hay như Thủ tướng đã nói là 5K vắc xin công nghệ, tiêm vắc xin là giải pháp căn cơ về lâu dài. Trong giai đoạn hiện nay, với biến chủng Delta có tốc độ lây lan nhanh thì để người dân yên tâm ở nhà trong giai đoạn giãn cách xã hội thì việc cung cấp thực phẩm thiết yếu, thuốc cần được đáp ứng”, TS Nhung nói.

Về thông điệp Test Covid cho tất cả, TS Nhung cho rằng có lẽ đã đến lúc cần để người dân tự test Covid-19 trong gia đình, cần thiết có sự hướng dẫn và giám sát của nhân viên y tế hoặc đội ngũ tình nguyện. Trong giai đoạn dịch bệnh lan rộng, diễn biến phức tạp như hiện nay, việc để người dân tự chủ động sàng lọc trước cũng là một hướng giải quyết để giảm áp lực cho nhân viên y tế, cho Nhà nước.

Dù vậy, ông cũng cần lưu ý test Covid này là test nhanh, có hiệu quả nhất định, không chính xác như xét nghiệm PCR. Vì thế, dù test âm tính, người dân vẫn không được chủ quan, vẫn phải tuyệt đối tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch, tuân thủ 5K. Cũng tương tự việc tiêm vắc xin là giải pháp về lâu dài, và dù có tiêm đủ 2 mũi thì người dân vẫn cần tuân thủ 5K.

Theo một chuyên gia về y tế dự phòng, giãn cách xã hội là biện pháp quan trọng nhất để cắt đứt chuỗi lây nhiễm, nếu không làm nghiêm việc “ai ở đâu, ở yên đấy”, “nhà nào ở nhà đấy”, vẫn để “trong lỏng ngoài chặt” thì dịch rất dễ bùng lên. Việc xét nghiệm chỉ là “cắt ngang” tại một thời điểm, những trường hợp nào ho sốt thì xét nghiệm ngay, xuất hiện ổ dịch nào thì “vét” ổ dịch đó.

“Chiến lược về lâu dài vẫn cần phải tiêm vắc xin. Nếu không may mắc bệnh thì cũng nhẹ, như thế sẽ không dẫn đến quá tải bệnh viện, không dẫn đến t.ử v.ong”, chuyên gia nhấn mạnh.

thong diep 5t chong dich covid 19 cua bo y te co gi khac ef6 6002156

Thông điệp 5T- “Pháo đài” chống dịch Covid-19 trong tăng cường giãn cách xã hội:

1. Tuân thủ nghiêm 5K

Thực hiện nghiêm giãn cách, “ai ở đâu ở đó”. Cách ly người với người, nhà với nhà, xã với xã. Thực hiện nghiêm 5K khi phải ra khỏi nhà.

2. Thực phẩm đủ tại nhà

Cung cấp đủ lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm, để người dân an tâm ở nhà. Đảm bảo an sinh xã hội tại nhà, đặc biệt quan tâm tới gia đình có người nhiễm, người có hoàn cảnh khó khăn, nhóm dễ bị tổn thương…

3. Thầy, thuốc đến tận gia

Bảo đảm mọi người dân được chăm sóc y tế. Tổ chức trạm y tế lưu động tại các xã/phường để người dân được tiếp cận dịch vụ y tế; tổ chức quản lý, chăm sóc người nhiễm tại các địa phương áp dụng cách ly, điều trị F0 tại nhà. Cung cấp túi thuốc cho người bệnh. Sơ cấp cứu ban đầu và phát thuốc điều trị bệnh mãn tính cho nhân dân.

4. Test Covid tất cả

Thực hiện xét nghiệm toàn bộ người dân, đặc biệt là tại các địa bàn có nguy cơ rất cao, hoặc nguy cơ cao (vùng đỏ, vùng cam) để sàng lọc, phát hiện sớm người nhiễm, hạn chế lây lan ra cộng đồng và tổ chức chăm sóc người nhiễm phù hợp. Hướng dẫn người dân tự xét nghiệm dưới sự giám sát của nhân viên y tế hoặc đội ngũ tình nguyện.

5. Tiêm chủng tại phường/xã

Tiêm vắc xin phòng Covid-19 ngay ở xã, phường, tại trạm y tế hoặc điểm tiêm lưu động, bố trí nhiều điểm tiêm để người dân trong các nhóm đối tượng tiêm chủng được tiêm vắc xin phòng Covid-19 sớm nhất, gần nhà nhất có thể.

Nữ bác sĩ mê mổ từ thiện xuyên quốc gia: ‘Mổ xong thấy lòng mình vui, hồn mình đẹp’

Người phụ nữ mê mổ từ thiện đã đi xuyên 50 quốc gia trong 31 năm, mổ về răng hàm mặt. Phó giáo sư Lâm Hoài Phương đã mổ cho những người không may, có răng – hàm – mặt không trọn vẹn ở nhiều nơi trên thế giới.

nu bac si me mo tu thien xuyen quoc gia mo xong thay long minh vui hon minh dep 3d3 5621372

Bác sĩ Lâm Hoài Phương chia sẻ về đam mê và sự không mệt mỏi trong hơn 30 năm mổ từ thiện xuyên 50 quốc gia – Ảnh: T.THƯƠNG

Khi đi từ thiện nhiều nơi như vậy đúng là tôi không có nhiều thời gian cho gia đình. Có khi ba tôi trách hỏi sao lâu nay không về thăm nhà, tôi chỉ biết nói con bận đi mổ từ thiện. Nhưng mỗi khi xong một ca mổ và xong nhiều ca mổ trong ngày, tôi thấy lòng mình vui, hồn mình đẹp vì nghĩ đến bệnh nhân, nghĩ đến sức lan tỏa của công việc mình làm. Từ đó gia đình sẽ cảm thông, làm động lực cho tôi trên sứ mệnh… phẫu thuật từ thiện.

PGS Lâm Hoài Phương

Mang “lửa” đi khắp thế giới chỉ vì đam mê

Phó giáo sư Lâm Hoài Phương sinh ra và lớn lên trong thời chiến. Lúc bé, chứng kiến những hình ảnh hàm mặt phải mất đi, bà đã có những suy nghĩ, ấn tượng đặc biệt. Thêm vào đó là việc nối gót nghề của gia đình, bà bắt đầu bén duyên với ngành y.

“Năm 1981, khi ra trường, là cán bộ giảng dạy của khoa răng hàm mặt Trường đại học Y dược TP.HCM, khi đó tôi mới theo ngành nha. Ngành nha ở đây liên quan đến các bệnh lý bệnh tật bẩm sinh. Thời điểm đó, bệnh nhi dị tật với hàm rất nhiều. Tôi vừa giảng dạy, vừa gắn kết với một số bệnh viện lâm sàng để điều trị. Đó là những gắn bó đầu tiên để tôi miệt mài mang lại niềm vui hạnh phúc cho bệnh nhân” – bác sĩ Phương nói.

Nhiều năm trong nghề, là bác sĩ y khoa, phẫu nhi, đối với bà, những đ.ứa t.rẻ dị tật luôn cho bà những cảm xúc. Không phải ai cũng có điều kiện để tạo hình lại những dị tật mà cơ thể sinh ra không được may mắn, mổ thiện nguyện là việc làm cần rất nhiều bác sĩ chung tay.

Vì thế, từ những ngày đầu, dù rất bộn bề với gia đình và công việc, bác sĩ Phương đã tham gia tổ chức Operation Smile (Phẫu thuật nụ cười). Bà nói: “Tham gia mổ từ thiện, trước tiên cho bệnh nhân là điều tất nhiên. Ngoài ra, đi nước ngoài là cơ hội học tập. Mình coi cách tổ chức của họ, cách vận hành, thực hiện; cơ hội mình muốn tham gia tổ chức mổ từ thiện lâu dài, để giữ cho thế hệ sau, cho sinh viên có cơ hội giống như mình được thực hiện.

Không phải ai muốn làm từ thiện cũng được, mà muốn thực hiện được trước tiên phải có khả năng, có cơ hội tiếp xúc nhiều bệnh nhân, nhiều đất nước và phải học tập để làm được chuyện này”.

“Không biết mệt là gì!”

31 năm tham gia phẫu thuật từ thiện, bác sĩ Phương đi 50 quốc gia trên thế giới, với vô vàn ca mổ. Nhìn lại cả chặng đường, bà cho rằng: “Tôi nghĩ duyên sinh ra gắn liền với mổ từ thiện vì tôi mê lắm. Tôi không biết mệt là gì! Đấy là niềm vui. Chẳng hạn như chuyến đi mổ từ thiện ở Brazil. Họ yêu cầu bác sĩ Việt Nam mổ và ca này mổ sao cho thời gian ngắn nhất. Danh mục kỹ thuật của Bộ Y tế với ca viêm mạc thành hầu là 2-3 tiếng. Ở đây, nếu môi thường và vòm thường, tôi sẽ mổ 7 phút; nếu viêm mạc thành hầu, tôi dè dặt nên nói 45 phút. Đến khi mổ, cả đoàn bác sĩ nước bạn đứng sau bấm thời gian, thấy không tới 45 phút”.

Bình thường trong chuyến đi, một ngày mổ 5 ca nhưng bác sĩ Phương mổ 14 ca/ngày. “Mình mổ nhanh quá, hết ca mổ này đến ca mổ khác. Điều dưỡng có nói tôi làm chậm lại để người khác làm, nhưng khi đi từ thiện, đoàn xong việc thì mình mới xong việc, nên cứ tiếp tục mổ chứ không phải mình xong việc là đã xong”.

Mỗi chuyến đi nước ngoài như vậy khoảng 10 ngày. Và ngay từ đầu xác định đi làm từ thiện chắc chắn không vì bất cứ vật chất nào, thậm chí đối diện những rủi ro, sự cố, nguy hiểm. Thế nhưng điều đó chưa bao giờ làm chùn bước bác sĩ mê phẫu thuật.

“Tôi nhớ có lần sang Ấn Độ, xe của Ấn Độ rất cũ và chở rất nhiều người, nhiều đồ. Đang trên đường, xe ngược chiều chở sắt cồng kềnh đi qua xe bên đoàn, sắp giao nhau với ngay vị trí của mình thì xe ngưng lại. Rất may không gạt ngang cánh tay, nếu không tay sẽ gãy mất.

Hay khi mổ từ thiện ở Kenya, lúc về đến Thái Lan, bị sự cố về vé nên mất 36 tiếng không ăn không uống. Vì khi đó không có thẻ, dùng t.iền mặt, mà lúc đó lại hết t.iền. Tham gia từ thiện là vì tâm, nên còn đi là còn gặp những trắc trở không nói trước, nhưng tôi vẫn cứ đi vì phẫu thuật ở trong m.áu rồi”, bác sĩ Phương nói.

Mong truyền lại “lửa” đam mê, học hỏi

Gắn với đam mê trong hành trình mổ từ thiện xuyên quốc gia hơn 30 năm qua, phía sau đó là một mong ước bền bỉ mà Phó giáo sư Lâm Hoài Phương muốn giữ lại, muốn truyền lại cho thế hệ sau, cho sinh viên là “lửa” không ngừng học hỏi.

Mỗi lần theo đoàn đến một nước, “tác chiến” trong khoảng 10 ngày là bác sĩ Phương tận dụng tối đa để quan sát, học hỏi. “Mỗi ca tôi mổ xong rồi thấy chưa được đẹp, thế là phải rà lại lý do. Ca này mổ chưa được nhanh, mình phải rút kinh nghiệm lần sau làm tiếp. Hay tối trước khi đi ngủ thì phải nghĩ luôn, nếu mai mổ gặp trường hợp phải xử lý như thế nào, đặt giả định sốc ở đâu. Một kỹ năng nhỏ thôi nhưng qua chuyến đi giúp tôi học được rất nhiều” – bà đúc kết.

Mê phẫu thuật nên bà gặp những ca cực khó là… càng thích. “Tái tạo dị tật khiếm khuyết khó thì tôi càng muốn làm. Ca càng khó thì tôi càng thích. Tôi thích vì chỉ có những ca như vậy mình suy nghĩ ra mình phải làm cái gì. Có những phương pháp thầy cô đã dạy nhưng có những phương pháp tự mày mò”, bác sĩ Phương giải thích.

“Với tôi, tham gia từ thiện bằng chuyên môn của mình là cơ hội hòa nhập, trải nghiệm để giúp ích rất nhiều cho bệnh nhân. Tôi mong người khác, các em thế hệ sau nhìn vào đó chung tay làm những công việc lan tỏa cho xã hội, cho cộng đồng” – BS Phương chia sẻ.

“Bác sĩ Phương đã làm cho tôi tự tin cười nói như bao người”

Sau 20 năm được cắt hàm và làm nẹp, anh Nguyễn Hùng lặn lội từ ngoài Bắc vào lại Sài Gòn để tìm bác sĩ Phương. Anh bày tỏ: “Lúc nhỏ tôi bị dị tật bẩm sinh, người nhà ở trong Sài Gòn tìm người mổ và được giới thiệu bác. Tôi đã tự tin cười nói như bao người bình thường. Tháng trước tôi lặn lội lần nữa vào miền Nam để tìm bác sĩ khám lại. Bác sĩPhương giỏi, nhiệt tình, bao nhiêu năm vẫn không thay đổi”.

“Bàn tay vàng” về tạo hình môi

BS Đỗ Tiến Hải, phó trưởng khoa tạo hình Bệnh viện Răng hàm mặt trung ương (TP.HCM), người đã từng đi Lào cùng BS Phương để thực hiện phẫu thuật từ thiện, nhận xét: “Nói về BS Phương, trước hết về chuyên môn, bản thân tôi cũng như các thế hệ BS nội trú đều biết cô là người có chuyên môn kiệt xuất, là bậc thầy của bậc thầy về tạo hình môi, là “bàn tay vàng”. Mỗi lần đi phẫu thuật từ thiện như vậy, BS Phương mang theo 2-3 BS nội trú vì một lúc không thể đi nhiều, để truyền đạt các phương pháp, để các BS được học hỏi.

nu bac si me mo tu thien xuyen quoc gia mo xong thay long minh vui hon minh dep 8b1 5621372

BS Phương (bên phải) trong ca mổ từ thiện cho bệnh nhi nghèo dị tật – Ảnh: NVCC

Về mổ môi, nụ cười là quan trọng nhất nên cô vận dụng nhiều phương pháp mới để ca mổ tốt đẹp. Phong cách sống của cô gần gũi, giản dị. Nếu ở trong miền Nam, nói về việc theo đuổi công việc đem lại nụ cười thì cô Phương đúng nghĩa là làm vì đam mê, bởi không mang lại cho cô vấn đề kinh tế. Điều đặc biệt cô càng đi, càng làm, càng khỏe, người trẻ không theo kịp tốc độ làm việc của cô”.

PGS Lâm Hoài Phương (64 t.uổi), nguyên giám đốc Bệnh viện Răng hàm mặt trung ương (TP.HCM), nguyên chủ tịch Hội Phẫu thuật tạo hình TP.HCM, đang công tác tại khoa răng hàm mặt của một trường đại học ở TP.HCM.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *