Thứ trưởng Y tế: ‘F0 cách ly tại nhà không cần xét nghiệm PCR’

Thị sát trạm y tế ở TP HCM, Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn đề nghị nếu test nhanh kết quả dương tính, quyết định cho F0 cách ly ở nhà thì không cần xét nghiệm lại bằng PCR ngay.

Yêu cầu được Thứ trưởng Sơn đưa ra khi cùng đoàn Bộ phận thường trực Bộ Y tế tại thành phố thị sát Trạm Y tế xã Phước Kiển (huyện Nhà Bè), ngày 30/8. TP HCM đang tăng cường điều trị F0 tại nhà, thiết lập các trạm y tế lưu động chăm sóc, phát thuốc F0.

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Thanh, Trưởng Trạm Y tế xã Phước Kiển (huyện Nhà Bè) cho biết sau khi test nhanh có kết quả dương tính, trạm sẽ sàng lọc, lập hồ sơ và xét nghiệm khẳng định bằng PCR. “Từ đó, nhân viên y tế lập danh sách F0 đủ điều kiện ở nhà theo từng ấp rồi chuyển cho trạm y tế lưu động để phát thuốc và chăm sóc”, bác sĩ Thanh nói.

Thứ trưởng Sơn lập tức chấn chỉnh, bởi theo hướng dẫn mới, không cần xét nghiệm lại bằng PCR sau khi test nhanh dương tính. “Nếu trông chờ xét nghiệm PCR vừa mất thời gian, vừa gây quá tải cho bộ phận xét nghiệm”, ông Sơn nhấn mạnh.

Theo đó, người có kết quả dương tính sau test nhanh, đủ điều kiện cách ly tại nhà thì phát ngay túi thuốc. Ai bắt buộc phải đưa đi cách ly tập trung thì mới lấy mẫu xét nghiệm PCR, kết quả nồng độ virus thấp (CT 30) thì cho về nhà theo dõi. “Người có nồng độ virus cao thì ở lại khu cách ly”, thứ trưởng Sơn hướng dẫn.

Trạm Y tế lưu động 13 (đặt ở Trường tiểu học Lê Quang Định, xã Phước Kiển), đã được cấp những thiết bị y tế cần thiết như máy đo SpO2, oxy di động, thuốc men… Các bác sĩ quân y có mặt hỗ trợ người dân.

Bác sĩ quân y Trương Ngọc Nam, phụ trách Trạm Y tế lưu động 13, cho biết trạm đang chăm sóc, quản lý gần 200 F0 tại nhà. “Chúng tôi nhận được danh sách ca nhiễm nào thì liên lạc ngay với họ để đến tận nhà cấp phát thuốc, tư vấn cách sử dụng, đồng thời để lai số điện thoại của y bác sĩ cho F0 gọi khi cần”, bác sĩ Nam thông tin.

Thứ trưởng Sơn đề nghị phải phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả hơn giữa y bác sĩ với các tình nguyện viên và những bộ phận khác trong quá trình theo dõi, chăm sóc F0 tại nhà. Ông cũng yêu cầu các trạm y tế lưu động, đội y tế, đội an sinh khác ở Nhà Bè phát nhanh nhất túi thuốc cho F0, đưa cho người dân và các F0 các số điện thoại liên hệ. “F0 cần được chăm sóc sức khỏe, tiếp cận các dịch vụ y tế cơ bản sớm nhất”, thứ trưởng nhấn mạnh.

Tiếp cận một số gia đình F0 ở quận 4, Thứ trưởng Sơn hướng dẫn bệnh nhân nếu có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường như ho, sốt, khó thở phải báo ngay cho nhân viên y tế địa bàn, các trạm y tế lưu động. F0 cần lưu sẵn các số đầu mối liên lạc của y tế địa bàn, khi có dấu hiệu sức khỏe bất thường phải gọi ngay, không nên chần chừ để ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

thu truong y te f0 cach ly tai nha khong can xet nghiem pcr 277 5996951

Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn (áo sơ mi ngắn tay, khẩu trang xanh) thăm hỏi gia đình có nhiều F0 ở quận 4, ngày 30/8. Ảnh: Bộ Y tế.

Tại Trạm Y tế lưu động số 6 quận 4, Thứ trưởng Sơn yêu cầu địa phương cùng lực lượng y tế cơ sở hướng dẫn và phát bộ test nhanh cho người dân “vùng đỏ” “vùng cam” tự xét nghiệm tại nhà để tránh lây nhiễm chéo, cũng như giúp người dân nắm bắt được diễn biến sức khỏe của mình, tránh lây nhiễm cho cộng đồng.

Bác sĩ quân y Trần Đình Nho phụ trách trạm này, cho biết đang quản lý, chăm sóc gần 190 F0 tại nhà. Túi thuốc mới của ngành y tế đã phát đến khoảng 40 người. Trước đó, trạm phát cho các F0 thuốc hỗ trợ của phường hoặc Cục Quân y.

Lý giải tốc độ phát các túi thuốc chưa thực sự khẩn trương, bác sĩ Nguyễn Xuân Huân (giám đốc Trung tâm y tế Quận 4) cho biết nhận được 1.260 túi thuốc và đã cấp được hơn 800 túi. Những người có kết quả test nhanh dương tính cần được cập nhật lên phần mềm rồi mới phát thuốc để tránh thuốc thất lạc.

“Nhân viên y tế lo làm xét nghiệm cả ngày nên thường buổi tối mới cập nhật được F0 lên phần mềm và sáng hôm sau mới phát được túi thuốc. Đó là chưa kể thuốc nhận về còn phải phân chia ra các túi cũng đòi hỏi cần có thời gian”, bác sĩ Huân chia sẻ.

Để giải quyết thực trạng trên, Thứ trưởng Sơn chỉ đạo các trung tâm y tế quận, huyện khi nhận được các túi thuốc cho F0 phân bổ xuống thì phát ngay cho các Trạm Y tế lưu động để đưa đến các F0 nhanh nhất. “Cần ưu tiên phát túi thuốc ngay cho F0 mà không cần phải chờ sau khi cập nhật ca đó lên phần mềm “, ông Sơn nói.

“Cùng với đó cần tư vấn, hướng dẫn cụ thể và động viên, không để những người nhiễm Covid-19 hoảng loạn, thiếu thuốc”, thứ trưởng Sơn nhấn mạnh.

Những tật, bệnh bẩm sinh thường gặp nhất

Về các dị tật giai đoạn sơ sinh, được sàng lọc 48 giờ sau sinh bằng một giọt m.áu ở gót chân trẻ.

BS CKII Lương Kim Phượng, Giám đốc Trung tâm Sàng lọc – Chẩn đoán trước sinh và sơ sinh Bệnh viện (BV) Phụ sản TP Cần Thơ khuyến cáo: Thông qua các xét nghiệm tầm soát trong giai đoạn 3 tháng đầu, 3 tháng giữa của thai kỳ và lấy giọt m.áu gót chân trong 48 giờ đầu sau sinh ở trẻ sơ sinh, có thể xác định được các tật, bệnh bẩm sinh thường gặp nhất ở trẻ. Từ đó, trẻ được theo dõi, can thiệp, điều trị kịp thời, có cơ hội phát triển khỏe mạnh.

nhung tat benh bam sinh thuong gap nhat c92 5769581

BS chuyên khoa Nhi – Sơ sinh BV Phụ sản TP Cần Thơ thăm khám cho trẻ bị tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh trước khi xuất viện. Ảnh BV cung cấp.

Theo BS CKII Lương Kim Phượng, những dị tật thường gặp trong bào thai do bất thường nhiễm sắc thể (NST) như: thừa 1 NST số 21 hội chứng Down, thừa 1 NST số 18 hội chứng Edward, thừa 1 NST số 13 hội chứng Patau, thừa NST X hội chứng Turner. Nguyên nhân gây bệnh không rõ ràng, tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ ra một số nguy cơ dẫn đến bất thường, trong đó có yếu tố người mẹ lớn t.uổi mang thai (trên 35 t.uổi), bệnh có thể di truyền hoặc không. Thai nhi bị các bất thường này khi sinh ra sẽ bị thiểu năng trí tuệ, không thể hòa nhập cộng đồng và bệnh không thể điều trị được. Một số trường hợp có thể c.hết trong thời kỳ bào thai như hội chứng Patau, Edward.

Ngoài ra, theo BS CKII Lương Kim Phượng, các bất thường hệ thống thần kinh trung ương cũng được tầm soát trong giai đoạn trước sinh như vô sọ não, não úng thủy, nứt đốt sống. Nguyên nhân gây bệnh có thể do thiếu axit folic thời kỳ mang thai. Khi phát hiện ở giai đoạn nặng không thể điều trị được. Tuy nhiên, những bệnh này có thể phòng ngừa được do bệnh không di truyền, không nằm trên NST. Một số bệnh, tật bẩm sinh khác có thể điều trị được như bệnh tim bẩm sinh, các tật nhẹ khác như sứt môi chẻ vòm, chân khoèo, hẹp tá tràng mà không kèm theo bất thường NST. Những trường hợp này nếu phát hiện sớm sẽ có kế hoạch can thiệp kịp thời sau sinh, giúp trẻ phát triển bình thường.

Các bệnh nêu trên được tầm soát phát hiện sớm ở cuối 3 tháng đầu và 3 tháng giữa thai kỳ. Thai phụ đến khám thai ở BV Phụ sản TP Cần Thơ đều được tầm soát các bệnh này và được bác sĩ chuyên khoa tư vấn để có biện pháp can thiệp phù hợp nhất. Hiện tại, BV đã thực hiện các phương pháp sàng lọc cụ thể: 3 tháng đầu sàng lọc bất thường NST bằng sinh hóa m.áu mẹ hoặc định lượng DNA trong m.áu mẹ; 3 tháng giữa: xét nghiệm nước ối chẩn đoán các bất thường về số lượng NST và đột biến vi mất đoạn bằng kỹ thuật sinh học phân tử Prenatal BOBs.

Về các dị tật giai đoạn sơ sinh, được sàng lọc 48 giờ sau sinh bằng một giọt m.áu ở gót chân trẻ. Những tật, bệnh thường gặp gồm thiếu men G6PD (làm thiếu m.áu tán huyết), suy giáp bẩm sinh (làm chậm phát triển tâm thần vận động), tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh (làm thay đổi bộ phận s.inh d.ục và nam hóa ở b.é g.ái, b.é t.rai dậy thì sớm và mất muối). Ngoài ra, một số tật, bệnh khác ít gặp nhưng vẫn có thể tầm soát được như rối loạn chuyển hóa bẩm sinh. Nhưng nếu trẻ rơi vào bệnh này sẽ rất nặng nề, với biểu hiện hôn mê co giật, dễ t.ử v.ong sớm thời kỳ sơ sinh. Bệnh tim bẩm sinh ảnh hưởng đến sức khỏe, sự sống của trẻ; điếc bẩm sinh ảnh hưởng đến hành vi, lời nói của trẻ. Vì vậy, bệnh nếu được phát hiện sớm, điều trị kịp thời, trẻ có thể khỏi bệnh hoàn toàn, giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Một trong những trường hợp được điều trị kịp thời, hiệu quả nhờ việc xét nghiệm tầm soát bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh trong 48 giờ đầu là con của sản phụ T.T.T.T (39 t.uổi, ngụ TP Cần Thơ). Sau sinh, bé diễn tiến nặng với tình trạng viêm phổi, suy hô hấp, n.hiễm t.rùng huyết, rối loạn đông m.áu, thiếu m.áu, tổn thương gan thận, rối loạn điện giải. Qua các xét nghiệm và hình ảnh siêu âm, bác sĩ chẩn đoán bé mắc bệnh tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh thể mất muối có mơ hồ giới tính. Bé còn được phát hiện bị tồn tại ống động mạch, hở van 2 lá, 3 lá, cao áp phổi. Sau hơn 1 tháng được các bác sĩ Khoa Nhi – Sơ sinh BV Phụ sản TP Cần Thơ điều trị tích cực theo phác đồ tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh, hỗ trợ hô hấp bằng thở máy không xâm lấn đến thở máy rung tần cao và điều chỉnh các rối loạn, bệnh lý đi kèm, bé tiến triển tốt, bú giỏi, thở tốt, các chỉ số xét nghiệm trong giới hạn ổn định. Hiện tại, bé đã được hơn 6 tháng t.uổi, phát triển khỏe mạnh, được thăm khám sức khỏe định kỳ.

BV Phụ sản TP Cần Thơ với Trung tâm Sàng lọc – Chẩn đoán trước sinh và sơ sinh đảm đương vai trò sàng lọc – chẩn đoán các bệnh, tật bẩm sinh ở trẻ sơ sinh ở các tỉnh trong vùng ĐBSCL theo Đề án Nâng cao chất lượng giống nòi vùng ĐBSCL của Tổng cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình. Song song đó, BV từng bước nâng cao năng lực trong việc tư vấn, điều trị nhiều bệnh, tật bẩm sinh phức tạp, giúp các gia đình được tiếp cận các kỹ thuật cao trong điều trị cho con, em không may mắc bệnh, đồng thời, giảm tải cho tuyến trên. Đó cũng là định hướng phát triển của BV thời gian tới.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *