TP.HCM: Hơn 144.000 F0 đang được theo dõi, điều trị

Hiện thành phố đang điều trị cho 40.133 F0 tại các cơ sở y tế, 83.643 F0 đang cách ly, theo dõi, điều trị tại nhà và 20.604 F0 đang cách ly, theo dõi, điều trị tại các cơ sở cách ly tập trung quận, huyện.

tphcm hon 144000 f0 dang duoc theo doi dieu tri bee 5997804

Tổ quân y cơ động 316, Học viện Quân y ( Bộ Quốc phòng) phát thuốc cho các F0 điều trị tại nhà ở quận 8, TP.HCM sáng 30-8 – Ảnh: QUANG ĐỊNH

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), trong số 83.643 trường hợp F0 đang cách ly, theo dõi, điều trị tại nhà, có 59.093 người được cách ly tại nhà ngay từ đầu và 24.050 người sau xuất viện về tiếp tục cách ly, theo dõi tại nhà.

Thành phố đã tổ chức hơn 400 trạm y tế lưu động để chăm sóc, theo dõi sức khỏe F0 khi điều trị, chăm sóc tại nhà. Khi xét nghiệm test nhanh và phát hiện F0, các trạm y tế lưu động sẽ nắm bắt thông tin nhanh và xử lý kịp thời, góp phần giảm tải cho bệnh viện. TP cũng triển khai chương trình thử nghiệm điều trị thuốc Molnupiravir có kiểm soát dành cho bệnh nhân COVID-19 có triệu chứng nhẹ.

Thành phố tổ chức cấp các túi thuốc dành cho F0 điều trị chăm sóc tại nhà. Túi thuốc A bao gồm thuốc hạ sốt và vitamin nâng cao thể trạng. Túi thuốc B có thuốc kháng viêm và thuốc kháng đông, được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. Gói thuốc C chứa thuốc kháng virus Molnupiravir. Thuốc này đang trong giai đoạn thử nghiệm điều trị bệnh nhân COVID-19.

Tính đến 6h ngày 31-8, thành phố có 216.314 trường hợp mắc COVID-19 được Bộ Y tế công bố, trong đó 215.869 trường hợp mắc trong cộng đồng, 445 trường hợp nhập cảnh.

Hiện thành phố đang điều trị 40.133 bệnh nhân, trong đó có 2.449 t.rẻ e.m dưới 16 t.uổi, 2.736 bệnh nhân nặng đang thở máy và 16 bệnh nhân can thiệp ECMO.

Trong ngày 30-8 có 245 trường hợp t.ử v.ong, có 2.372 bệnh nhân xuất viện. Tổng số xuất viện cộng dồn từ 1-1-2021 đến nay là 107.216 bệnh nhân.

Tổng số mũi vắc xin đã triển khai tiêm đến ngày 29-8 là 6.123.510 (tăng 258.234 mũi vắc xin so với ngày 28-8). Trong đó tổng số mũi 1 là 5.791.291, mũi 2 là 332.219, số người được tiêm trên 65 t.uổi, người có bệnh nền là 638.786.

Thành phố tiếp tục tổ chức xét nghiệm kháng nguyên nhanh cho tất cả người dân ở khu vực “vùng đỏ” và “vùng cam”. Khu vực “vùng xanh” và “vùng vàng” sẽ làm xét nghiệm RT-PCR với mẫu gộp 5 cho “vùng vàng” và mẫu gộp 10 cho “vùng xanh”. Ngoài ra, thành phố còn tổ chức xét nghiệm COVID-19 cho đội ngũ shipper miễn phí từ 5h-6h tại địa phương.

Từ ngày 27-4 đến 30-8, thành phố đã lấy 1.539.942 mẫu để xét nghiệm RT-PCR (trong đó có 949.808 mẫu đơn, 590.134 mẫu gộp), với 5.486.016 người được lấy mẫu (tại các khu cách ly, khu phong tỏa, các tòa nhà, khu dân cư, khu công nghiệp, khu chế xuất…

Còn 8.048 mẫu chưa có kết quả, trong đó có 5.589 mẫu đơn và 2.459 mẫu gộp.

Xuyên đêm nối bàn tay bị đứt lìa cho bệnh nhân ở Bình Dương

Các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy đã kích hoạt quy trình báo động đỏ và huy động ê-kíp xuyên đêm phẫu thuật nối bàn tay cho bệnh nhân.

Ngày 30/8, đại diện Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) cho biết sau khi phẫu thuật nối bàn tay bị đứt lìa, tình hình của bệnh nhân ở Bình Dương đang có tiến triển khả quan.

Trước đó, chiều 29/8, khoa Cấp cứu, Bệnh viện Chợ Rẫy, tiếp nhận bệnh nhân V.Đ.K. (nam, 50 t.uổi) ở Bình Dương, trong tình trạng b.ị c.hém đứt lìa bàn tay phải.

Khoa Cấp cứu của đơn vị này hiện tại luôn trong tình trạng quá tải do cùng lúc tiếp nhận nhiều bệnh nhân mắc Covid-19 nặng từ các nơi chuyển về.

xuyen dem noi ban tay bi dut lia cho benh nhan o binh duong 42f 5996259

Bệnh nhân đang được các y bác sĩ chăm sóc sau phẫu thuật nối bàn tay. Ảnh: Nguyên Hạnh.

Tuy nhiên, các bác sĩ đã nhanh chóng kích hoạt quy trình báo động đỏ để không bỏ lỡ thời gian vàng điều trị của bệnh nhân. Bởi nếu không xử lý kịp thời, bàn tay của bệnh nhân không thể cứu được.

Bác sĩ Đào Thanh Tú, khoa Ngoại Chấn thương chỉnh hình, thuộc ê-kíp phẫu thuật và điều trị bệnh nhân, cho biết khi ông K. được đưa đến Bệnh viện Chợ Rẫy đã là giờ thứ 4 sau tai nạn.

Ngay khi bệnh nhân được đưa vào cấp cứu, ê-kíp trực đã kích hoạt quy trình khẩn, chưa đầy một giờ sau khi nhập viện, ông K. được đưa lên phòng mổ và tiến hành phẫu thuật nối chi.

“Ca mổ diễn ra trong 6 giờ và được đ.ánh giá thành công bước đầu”, bác sĩ Tú nhận định.

Chiều nay, sức khỏe bệnh nhân đã ổn định, tỉnh táo, tiếp xúc tốt, đầu ngón tay và ngón tay đều hồng, ấm có thể nhúc nhích nhẹ, dấu bấm móng tay hồng. Bệnh nhân tiếp tục được các y bác sĩ theo dõi sát.

Trưa 29/8, một chiếc xe khách loại 50 chỗ chở F0 đi cách ly từ trường Tiểu học Thuận Giao đến trường Cao đẳng Y tế Bình Dương. Khi xe đi vào hẻm Lê Hồng Phong (phường Phú Hòa, TP Thủ Dầu Một), 2 người trên xe xảy ra mâu thuẫn với một số người dân.

Ông K. cũng tới nói chuyện. Lúc này, một người mặc đồ bảo hộ lao vào đ.ánh ông K., còn một người khác lên xe lấy m.ã t.ấu c.hém ông K. đứt lìa bàn tay phải. Nạn nhân được người dân cầm m.áu và đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *