Sở Y tế TP.HCM đã có nhiều văn bản cập nhật hướng dẫn điều trị người mắc COVID-19 cách ly tại nhà, trong đó có đề cập việc sử dụng các thuốc kháng viêm và kháng đông trong một số tình huống có chỉ định. Nhiều người dân coi theo đó tự đi mua.
Nhiều người dân tìm đến các nhà thuốc hỏi mua thuốc kháng đông, kháng viêm điều trị COVID-19 – Ảnh: H.L.
Theo tìm hiểu, do e ngại dịch bệnh và dù chưa được chỉ định dùng thuốc nhưng nhiều người dân vẫn ráo riết săn lùng các loại thuốc kháng đông như Rivaroxaban và thuốc kháng viêm như Examethasone, Prednisolone, Methylprednisolone để “thủ” phòng thân khi cần.
Điều này đã kéo theo tình trạng khan hiếm thuốc cục bộ…
“Thủ” sẵn thuốc vẫn yên tâm hơn!?
Sau khi biết được các loại thuốc kháng đông và kháng viêm được sử dụng điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại nhà, chị T.M. (25 t.uổi, ngụ quận Tân Bình, TP.HCM) đã liên hệ với một số nhà thuốc để mua.
Tuy nhiên, theo chị, để mua được thuốc kháng viêm rất dễ nhưng thuốc kháng đông rất khó, chị bèn thông qua bạn bè giúp đỡ mới có thể mua được một hộp thuốc kháng đông Rivaroxaban với giá 1,2 triệu đồng.
“Biết là phải có chỉ định mới được dùng, nhưng để an tâm hơn, mình cứ mua về phòng khi bệnh trở nặng. Chẳng may rơi vào trường hợp F0 thì có thể xoay xở kịp, lúc đó gọi điện cho bác sĩ rồi uống cũng không muộn” – chị M. nói.
Tại nhiều nhà thuốc trên đường Đỗ Xuân Hợp, Nguyễn Duy Trinh (TP Thủ Đức), Nơ Trang Long (quận Bình Thạnh), Phạm Đình Hổ (quận 6), người dân tìm đến mua các loại thuốc nêu trên khá phổ biến. Một số nhà thuốc, khi được hỏi, đều “gật đầu” bán cho người dân.
Tại một nhà thuốc trên đường Nguyễn Duy Trinh (TP Thủ Đức), nhân viên bán thuốc cho biết hiện thuốc để hạ sốt đã “đứt hàng” do nhu cầu tăng cao, trong khi nguồn cung không kịp nhập về.
Người này còn cho biết ngoài mua các loại thuốc hạ sốt, có rất nhiều người dân hỏi mua thuốc kháng đông và kháng viêm về uống điều trị COVID-19. Dù không có đơn thuốc của bác sĩ nhưng nhân viên tiệm thuốc này vẫn đồng ý bán cho khách thuốc kháng viêm là Rednisolone với giá 5.000 đồng/vỉ.
Còn tại một nhà thuốc ở đường Nơ Trang Long (quận Bình Thạnh), một nhân viên đứng quầy cho biết hiện thuốc kháng đông không còn hàng và giới thiệu có 3 loại thuốc kháng viêm trong đó có Methylprednisolone với giá 50.000 đồng/vỉ.
“Kháng viêm nên uống 1 loại thôi, uống 3 loại nó quật cho c.hết” – người bán thuốc căn dặn.
Theo đại diện một nhà thuốc lớn tại TP Thủ Đức, thời gian gần đây rất nhiều người hỏi mua thuốc kháng viêm và kháng đông về dùng.
“Chúng tôi chỉ bán cho trường hợp có đơn của bác sĩ, chủ yếu khách quen mới dám bán những loại thuốc này. Việc một số nơi bán không kiểm soát có thể gây nguy hiểm tính mạng người dùng” – đại diện nhà thuốc này nói.
Thận trọng khi sử dụng!
Trong bối cảnh ca mắc chưa có dấu hiệu giảm, số ca t.ử v.ong tăng, Sở Y tế TP.HCM lần lượt ban hành 3 văn bản cập nhật hướng dẫn điều trị F0 tại nhà nhằm giảm gánh nặng cho hệ thống điều trị tại các bệnh viện.
Ông Tăng Chí Thượng – phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM – cho biết trong mùa dịch các thuốc thiết yếu mà người dân cần có bao gồm thuốc hạ sốt, thuốc nâng cao thể trạng (vitamin, chất dinh dưỡng vi lượng, các thuốc y học cổ truyền). Ngoài ra có thể bổ sung các thuốc kháng viêm corticoid và kháng đông dạng uống trong một số tình huống có chỉ định.
Việc sử dụng thuốc kháng viêm corticoid và kháng đông dạng uống chỉ nên áp dụng khi người bệnh có triệu chứng sớm của suy hô hấp và chưa liên hệ được nhân viên y tế để được hướng dẫn, hỗ trợ.
Các loại thuốc kháng viêm được nhà thuốc trên đường Nơ Trang Long (quận Bình Thạnh) bán cho người dân – Ảnh: THU HIẾN
Uống thuốc phải có chỉ định của bác sĩ
Một bác sĩ đang điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19 cảnh báo người dân không nên săn lùng uống các loại thuốc này vô tội vạ, dẫn đến t.iền mất tật mang. Mỗi người có một cơ địa, bệnh lý mức độ khác nhau, do đó cần có sự chỉ định về liều lượng của bác sĩ.
“Việc sử dụng các loại thuốc kháng viêm corticoid phải theo phân độ của Bộ Y tế hướng dẫn, điều này chỉ có bác sĩ điều trị mới có thể đ.ánh giá và chỉ định. Nếu bệnh nhân bị tiểu đường khi dùng thuốc kháng viêm corticoid sẽ rất nguy hiểm, có thể t.ử v.ong do rối loạn đường huyết. Ngoài ra, việc sử dụng thuốc kháng đông, đặc biệt là ở các bệnh nhân mắc COVID-19 điều trị ở nhà, cần hết sức thận trọng bởi có thể gây rối loạn đông m.áu, đe dọa đến tính mạng. Việc sử dụng thiếu kiểm soát các loại thuốc nêu trên còn gây ra các di chứng nặng nề về sau” – bác sĩ này cảnh báo.
Cảnh giác với “chợ trời” thuốc trị COVID-19
Nhiều người đang tìm cách “tự cứu mình” bằng các loại thuốc bán tràn lan trên mạng với đủ loại giá “thượng vàng hạ cám”. COVID-19 chưa có thuốc đặc trị và việc sử dụng các loại thuốc không tuân thủ phác đồ có thể đe dọa đến tính mạng.
Tài khoản P.M đăng thông tin trên nhóm “GNMD” cần tư vấn: “Bà em mắc COVID-19, hôm nay là ngày thứ 8. Bà đang rất yếu, đang cần thở oxy gấp, ai có thể giúp em với”. Ngay sau khi đăng tải, một tài khoản có tên T.T. liền “bay” vào tư vấn cách điều trị, đảm bảo sau 5 ngày người bệnh sẽ âm tính COVID-19.
“Đào giun đất nấu cháo gà cho bà ăn gấp, giun đất đã giúp nhiều người khỏi COVID-19″ – T. đưa ra lời khuyên. Bài thuốc còn có tên gọi khác là “địa long”; trước đó có một cặp vợ chồng mắc COVID-19 với các triệu chứng như sốt cao, ho và khó thở nhưng khi được hướng dẫn dùng “địa long” tươi ngày 2 lần, mỗi lần 3 con cỡ trung bình rồi sau đó tăng dần đã chữa được COVID-19.
Trên trang cộng đồng của một chung cư ở TP Thủ Đức, nhiều cư dân còn kháo nhau về 3 loại thuốc trị COVID-19 được một người “xách tay” từ Nga. Trong đó có một loại thuốc 50 viên, giá 3 triệu đồng dùng điều trị cho bệnh nhân trở nặng, nguy kịch. Có hàng chục gia đình “đăng ký” mua loại thuốc này để phòng thân, thậm chí có người còn mua hết hàng chục triệu đồng. Tuy nhiên theo tìm hiểu, loại thuốc này chưa được Bộ Y tế phê duyệt điều trị COVID-19 trong nước.
Cơ quan chức năng cho biết các loại thuốc chữa trị COVID-19 được rao bán như thế phần lớn là thuốc mua bán trôi nổi, nhập lậu, chưa được ngành y tế kiểm định và xác nhận về chất lượng, công dụng trị COVID-19.
F0 sử dụng thuốc tại nhà như thế nào?
Theo Sở Y tế TP.HCM, người mắc COVID-19 được cách ly tại nhà cần chuẩn bị các thuốc thiết yếu gồm:
* Thuốc hạ sốt, thuốc nâng cao thể trạng (vitamin, chất dinh dưỡng vi lượng, các thuốc y học cổ truyền).
Ngoài ra, người mắc COVID-19 có thể bổ sung các thuốc kháng viêm corticoid và kháng đông dạng uống trong một số tình huống có chỉ định.
* Theo Sở Y tế, chỉ định sử dụng thuốc kháng viêm corticoid và kháng đông dạng uống khi người bệnh có triệu chứng sớm của suy hô hấp (cảm giác khó thở và/hoặc nhịp thở> 20 lần/phút và/hoặc SpO2
Thuốc kháng viêm corticoid có thể sử dụng:
* Dexamethasone: người lớn 6mg/lần/ngày, t.rẻ e.m 0,15mg/kg/ngày (tối đa 6mg/ngày), uống sau khi ăn (tốt nhất vào buổi sáng).
Nếu không có sẵn Dexamethasone, có thể sử dụng một trong các thuốc thay thế sau:
* Prednisolone: người lớn 40mg/lần/ngày, t.rẻ e.m 1mg/kg/ngày (tối đa 40mg/ngày), uống sau khi ăn (tốt nhất vào buổi sáng).
* Hoặc Methylprednisolone: người lớn 16mg/lần (uống 2 lần/ngày cách 12 giờ); t.rẻ e.m 0,8mg/kg/lần (2 lần/ngày cách 12 giờ), tối đa 32mg/ngày; uống sau khi ăn (buổi sáng và buổi tối).
Điều cần lưu ý là: người có bệnh dạ dày cần uống kèm thuốc dạ dày. Nếu có đáp ứng tốt, thời gian sử dụng tối đa là 7 ngày.
– Thuốc kháng đông dạng uống có thể sử dụng 1 trong 3 loại này:
* Apixaban: liều lượng 2,5mg, uống 2 lần/ngày.
* Rivaroxaban: liều lượng 10mg/lần/ngày.
Hoặc Dabigatran: liều lượng 220mg, uống 1 lần/ngày.
Sở Y tế lưu ý khi sử dụng những thuốc này như sau: thời gian sử dụng tối đa là 7 ngày, chỉ sử dụng cho người trên 18 t.uổi và thận trọng khi sử dụng cho người trên 80 t.uổi; chống chỉ định: phụ nữ có thai và cho con bú, người suy gan, suy thận, có t.iền căn xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết tiết niệu, có các bệnh lý dễ c.hảy m.áu; khi sử dụng cần theo dõi các dấu hiệu xuất huyết (như xuất huyết dưới da, c.hảy m.áu chân răng, xuất huyết tiêu hóa…).
Theo thông tin từ Bộ Y tế, TP.HCM đã triển khai thí điểm chương trình điều trị tại nhà (home-based care) có kiểm soát cho các trường hợp F0 tại nhà và cộng đồng.
Các trường hợp F0 sẽ được lấy mẫu xét nghiệm tại nhà, cộng đồng, được cung cấp hộp thuốc home-based care cùng một số sản phẩm nâng cao sức khỏe, đồng thời hỗ trợ tư vấn và quản lý sức khỏe trong phòng chống dịch COVID-19, cung cấp gói thực phẩm bảo đảm an sinh xã hội cho người nhiễm và các thành viên trong gia đình ở tại nhà, không ra ngoài, tránh tiếp xúc, góp phần làm giảm nguy cơ lây lan.
Thuốc triển vọng được sử dụng trong chương trình này là Molnupiravir – một trong những thuốc kháng virus giúp giảm nhanh nồng độ virus trong cơ thể người nhiễm. Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng thuốc kháng virus Molnupiravir tại Mỹ, Ấn Độ đã cho kết quả khả quan về tính an toàn, khả năng dung nạp, đặc biệt giảm tải lượng virus rõ rệt ở bệnh nhân thể nhẹ và vừa sau 5 ngày điều trị, góp phần giảm lây nhiễm trong cộng đồng, giảm tỉ lệ nhập viện, giảm t.ử v.ong. ( T.DƯƠNG)
WHO thử nghiệm ba loại thuốc điều trị Covid-19
WHO công bố thử nghiệm quốc tế lớn về ba loại thuốc điều trị Covid-19, để tìm hiểu liệu chúng có giúp cải thiện tình trạng của bệnh nhân.
Ba loại thuốc gồm artesunate, imatinib và infliximab sẽ được thử nghiệm trên bệnh nhân Covid-19 tại hơn 600 bệnh viện ở 52 quốc gia, theo thông báo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm nay.
“Tìm kiếm các liệu pháp điều trị hiệu quả và dễ tiếp cận cho bệnh nhân Covid-19 vẫn là nhu cầu quan trọng”, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus, nói.
Y tá điều trị cho bệnh nhân Covid-19 tại bệnh viện Goodall-Witcher ở thành phố Clifton, bang Texas, Mỹ hôm 3/8. Ảnh: Texas Tribune .
Artesunate là thuốc điều trị bệnh sốt rét, imatinib là thuốc dùng cho một số bệnh ung thư và infliximab là thuốc điều trị rối loạn hệ miễn dịch như bệnh Crohn (viêm ruột xuyên thành mạn tính) hoặc viêm khớp dạng thấp.
Ba loại thuốc đã được các nhà sản xuất quyên góp để thực hiện thử nghiệm và đang được chuyển tới các bệnh viện liên quan. “Chúng ta đã có nhiều công cụ để phòng ngừa, xét nghiệm và điều trị Covid-19, gồm oxy, dexamethasone và chất kháng IL-6. Nhưng chúng ta cần nhiều hơn nữa, cho những bệnh nhân từ nhẹ đến nặng”, Tedros nói.
Covid-19, bùng phát từ thành phố Vũ Hán, Trung Quốc cuối năm 2019, đã khiến hơn 205 triệu người nhiễm và hơn 4,3 triệu người c.hết trên toàn cầu, theo trang thống kê thời gian thực Worldometers.
4,54 tỷ liều vaccine Covid-19 đã được tiêm chủng khắp thế giới, với trung bình 36,66 triệu liều mỗi ngày. 30,4% dân số toàn cầu đã tiêm ít nhất một liều và 15,8% hoàn thành chương trình tiêm chủng. Trong khi tỷ lệ tiêm chủng ở các nước giàu đạt tới 60-80%, chỉ 1,2% người dân ở các nước thu nhập thấp được tiêm một mũi vaccine, theo Our World in Data.