Chanh là một loại quả giàu dinh dưỡng, một trong những nguồn cung cấp vitamin C tốt nhất trong chế độ ăn uống, bảo vệ chống lại bệnh cúm, n.hiễm t.rùng và lão hóa sớm…
Vậy uống nước chanh có làm giảm cholesterol không?
Chanh chứa nhiều canxi, magie, đồng, kali; giúp giữ nước, ngăn ngừa sự thiếu hụt khoáng chất. Các nghiên cứu cho thấy nước chanh được sử dụng rộng rãi như một phương thuốc tự nhiên chữa sỏi thận và rối loạn tiêu hóa, thậm chí có thể chống lại cholesterol cao.
1. Giá trị dinh dưỡng của nước chanh
Nước chanh không chỉ làm dịu cơn khát mùa hè mà còn cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng. Một cốc nước chanh cung cấp 187% RDA (khuyến nghị) vitamin C, 8% RDA folate, 9% RDA kali và 2% RDA canxi. Ngoài ra, nước chanh còn cung cấp vitamin A, vitamin E, thiamin, mangan.
Đồ uống giải khát này chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào, mô khỏi tổn thương gốc tự do. Ví dụ, flavonoid có đặc tính chống viêm, tăng cường hệ thống miễn dịch. Theo Tạp chí Khoa học Dinh dưỡng, các hợp chất này điều chỉnh hệ thống enzyme và thụ thể của não, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh thoái hóa thần kinh. Chúng cũng có liên quan đến việc giảm tỷ lệ mắc bệnh tim mạch, tăng huyết áp, đột quỵ, tiểu đường.
Bài Viết Liên Quan
- Đẩy lùi bệnh huyết áp thấp
- Các thành phần trong trà sữa nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người
- Quả sa kê, thực phẩm vàng của sức khỏe
Nước chanh không chỉ giàu dinh dưỡng mà còn làm giảm cholesterol.
Vitamin C trong nước chanh làm giảm mức độ gốc tự do trong cơ thể, làm chậm quá trình lão hóa. Các gốc tự do góp phần gây ra bệnh tim, ung thư, viêm nhiễm. Vitamin C có thể làm giảm nguy cơ phát triển các tình trạng này.
Hơn nữa, vitamin C còn đóng một vai trò quan trọng trong việc hấp thụ sắt, sửa chữa mô, chữa lành vết thương và sức khỏe của da. Ngay cả sự thiếu hụt nhỏ nhất cũng có thể dẫn đến c.hảy m.áu nướu, thiếu m.áu, viêm nướu, suy giảm chức năng miễn dịch.
2. Nước chanh ảnh hưởng đến mức cholesterol như thế nào?
Nước chanh có thể giúp giảm mức cholesterol, cải thiện sức khỏe tim mạch. Những lợi ích này phần lớn là do hàm lượng flavonoid, vitamin C cao có trong nước ép.
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nutrients đã phát hiện ra rằng, những người có hàm lượng vitamin C cao trong m.áu có mức chất béo trung tính và cholesterol thấp hơn, đồng thời có sức khỏe trao đổi chất tốt hơn so với những người thiếu vitamin C.
Bạn cũng có thể pha chế nước cốt chanh với tỏi, mật ong. Sự kết hợp này đều tốt cho làm giảm cholesterol và sức khỏe tim mạch nói chung. Trên thực tế, nước chanh có tác dụng tốt nhất khi dùng cùng với tỏi hoặc mật ong. Trong một nghiên cứu năm 2016, những bệnh nhân tăng lipid m.áu uống 1 thìa nước cốt chanh, 20 gam tỏi mỗi ngày đã giảm cholesterol toàn phần, cholesterol LDL và huyết áp nhiều hơn so với những người ăn tỏi hoặc uống nước chanh.
Đồ uống tự nhiên này cũng chứa limonene, kali, chất chống oxy hóa có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim hơn nữa.
Mức cholesterol thấp đồng nghĩa với sức khỏe tim mạch tốt hơn. Uống nước chanh là một cách tự nhiên, an toàn để giữ cho tim hoạt động tối ưu và bổ sung thêm vitamin C vào chế độ ăn uống của bạn. Thêm vào đó, làn da sẽ trông trẻ và tươi sáng hơn.
3. Những cách dùng nước chanh để giảm cholesterol
Tùy theo sở thích mà bạn có thể uống nước chanh vào buổi sáng hoặc bất cứ lúc nào trong ngày. Có thể thêm một thìa mật ong, vài nhánh bạc hà hoặc một ít gừng tươi để tăng cường hương vị và khả năng chữa bệnh.
Một lựa chọn khác là thêm nước chanh tươi vào món salad, món tráng miệng yêu thích của bạn. Bạn cũng có thể trộn nó với trà thảo dược hoặc sinh tố.
Cần lưu ý rằng nước chanh mua ở cửa hàng thường chứa nhiều đường và hương vị nhân tạo. Hãy tự làm nước ép tại nhà để tận dụng tối đa lợi ích của nó.
Cuối cùng, hãy nhớ rằng nước chanh có thể gây hại cho men răng, thậm chí có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa cho một số người nếu uống quá nhiều. Hãy uống nước chanh một cách điều độ và nói chuyện với bác sĩ để có được lời khuyên phù hợp hơn.
Thực phẩm là chìa khóa dẫn đến cuộc sống khỏe mạnh
Táo và ngũ cốc nguyên hạt được coi là ‘chìa khóa’ để có một cuộc sống khỏe mạnh và lâu dài hơn.
Táo giàu khoáng chất thiết yếu và vitamin giúp giảm cholesterol.
Các chuyên gia dinh dưỡng đặc biệt khuyến nghị mọi người bổ sung vào thực đơn hai loại “siêu thực phẩm” có giá cả phải chăng. Cụ thể, táo và ngũ cốc nguyên hạt được coi là “chìa khóa” để có một cuộc sống khỏe mạnh và lâu dài hơn.
Cụ thể, táo giàu khoáng chất thiết yếu và vitamin giúp giảm cholesterol. Táo được coi là một trong những phương pháp chữa bệnh thần kỳ, có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Trong khi đó, việc bổ sung thường xuyên ngũ cốc nguyên hạt cũng có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong việc duy trì sức khỏe tốt và thậm chí ngăn ngừa bệnh tiểu đường, ung thư, béo phì. Một nghiên cứu được công bố trên JAMA Internal Medicine đã chỉ ra rằng, những người ăn ít nhất một quả táo mỗi ngày ít mắc bệnh hơn bình thường.
Táo có thể có ít vitamin C hơn cam, nhưng chứa nhiều chất xơ hơn dưa và gấp đôi lượng chất xơ có trong quả lê. Một trong những lợi ích chính của táo đến từ pectin – một loại chất xơ có nhiều trong vỏ và cuống của quả.
Các loại ngũ cốc nguyên hạt nổi tiếng vì những lợi ích sức khỏe đáng kinh ngạc.
Theo chuyên gia dinh dưỡng Rob Hobson, tác giả cuốn sách “Unprocess Your Life”, pectin cũng được tìm thấy trong lê và mận. Chất này đã được chứng minh là cải thiện mức cholesterol trong m.áu. Điều đó sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và tim mạch.
Các chuyên gia nhấn mạnh, các loại ngũ cốc nguyên hạt, bao gồm quinoa, bulgur, lúa mạch đen, yến mạch, lúa mạch và kiều mạch, nổi tiếng vì những lợi ích sức khỏe đáng kinh ngạc.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, những nguồn chất xơ quan trọng này mang lại nhiều lợi ích, từ hỗ trợ sức khỏe đường ruột và tim, cho đến giảm bệnh tiểu đường, béo phì và thậm chí cả ung thư.
Nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Dinh dưỡng đã gợi ý rằng, việc kết hợp ít nhất 50g ngũ cốc nguyên hạt vào chế độ ăn hằng ngày có thể làm giảm đáng kể nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2 tới 34% ở nam giới và 22% ở nữ giới.
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tufts cũng phát hiện, những người trung niên ăn ít nhất ba phần ngũ cốc nguyên hạt mỗi ngày, tương đương với một đĩa cháo, một lát bánh mì nguyên hạt, hoặc một phần gạo lứt hoặc quinoa, sẽ ít tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường hơn.