Viêm đa xoang: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị hiệu quả

Viêm đa xoang là bệnh liên quan đến đường hô hấp phổ biến nhất hiện nay và đang có xu hướng gia tăng.

Viêm đa xoang có thể do virus, vi khuẩn, vệ sinh răng miệng kém, môi trường ô nhiễm, dị ứng… Đặc biệt, trong thời điểm giao mùa, không khí lạnh. Hiện nay, việc điều trị dứt điểm bệnh còn gặp nhiều khó khăn, song người bệnh vẫn có thể kiểm soát triệu chứng bằng thuốc điều trị và chăm sóc tại nhà.

Xoang là các hốc rỗng tập trung trong xương của hộp sọ, gồm có các xoang: Sàng, hàm, trán, bướm. Bên trong bề mặt của xoang là các lớp niêm mạc. Tình trạng viêm đa xoang là do các lớp niêm mạc bị sưng viêm và n.hiễm t.rùng từ ít nhất hai xoang trở lên. Dấu hiệu của bệnh cũng tương tự như viêm xoang thông thường, nhưng triệu chứng rõ ràng hơn, diễn biến nặng hơn nếu không được điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây viêm đa xoang

Viêm đa xoang được chia thành viêm xoang cấp tính và viêm xoang mạn tính, với các nguyên nhân gây bệnh khác nhau.

– Đối với viêm xoang cấp tính thường do các loại virus như cúm Rhinovirus và Parainfluenza. Ngoài ra, một số loại vi khuẩn cũng gây ra viêm đa xoang cấp tính có thể kể đến như: Haemophilus Influenzae, phế cầu, tụ cầu, vi khuẩn kỵ khí, Moraxella Catarrhalis. Người bệnh có hệ miễn dịch suy yếu do các bệnh như HIV, đái tháo đường, bệnh ung thư… thường có khả năng bị viêm đa xoang do nấm.

– Đối với viêm xoang mạn tính thường có nhiều yếu tố bệnh sinh bao gồm: Hen suyễn, hút t.huốc l.á, viêm mũi dị ứng, cấu trúc vùng mũi xoang bất thường, chức năng lông chuyển niêm mạc mũi xoang và răng miệng bị n.hiễm t.rùng.

Các nguyên nhân khác dẫn đến viêm đa xoang bao gồm:

– Yếu tố vệ sinh không sạch sẽ: Các vật dụng cá nhân thường dùng có thể chứa vi khuẩn gây viêm xoang, từ đó xâm nhập vào cơ thể người qua các hành động vệ sinh và lau mũi.

– Yếu tố cơ địa người bệnh: Phù nề niêm mạc mũi, tắc nghẽn lỗ thông xoang có thể xuất hiện ở người bị dị ứng, hen suyễn và dẫn đến n.hiễm t.rùng, viêm xoang nhưng không phải người bệnh nào cũng mắc bệnh viêm đa xoang.

– Do sức đề kháng kém: Nguy cơ viêm đa xoang và viêm các bộ phận khác tăng cao ở những người có sức đề kháng kém, đồng thời bệnh sẽ trở nặng và khó điều trị nên yêu cầu chăm sóc y tế cẩn thận hơn.

– Do ảnh hưởng môi trường sống bị ô nhiễm: Môi trường sống ô nhiễm thường đi kèm nhiều tác nhân gây dị ứng khác nhau. Do đó, người bệnh có thể bị viêm xoang sau khi vi khuẩn xâm nhập.

viem da xoang nguyen nhan bieu hien va cach dieu tri hieu qua 9aa 7107073

Viêm đa xoang là bệnh liên quan đến đường hô hấp phổ biến nhất hiện nay. Ảnh minh họa.

Biểu hiện bệnh viêm đa xoang

Người bệnh bị viêm đa xoang có thể gặp các dấu hiệu như: Sốt; Khả năng ngửi và nếm mùi vị suy giảm; Cơ thể đau nhức; Áp lực vùng mũi, má và quanh mắt; Đau đầu; Mệt mỏi; Dịch viêm gây hôi miệng; Ho; Đau răng, đau họng, đau hàm…

Trong khoảng thời gian từ 7 đến 10 ngày, viêm đa xoang cấp tính có thể thuyên giảm nếu được chăm sóc và điều trị tốt. Bệnh có thể tái phát nếu yếu tố nguy cơ và nguyên nhân không được xử lý.

Điều trị viêm đa xoang

Tùy theo tình trạng bệnh mà các bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp. Các loại thuốc kháng sinh, kháng dị ứng, kháng viêm và thuốc giảm triệu chứng có thể được tư vấn cho người bệnh.

Người bệnh cần bổ sung nước và xịt mũi để làm loãng dịch nhầy. Cần hạn chế tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng như t.huốc l.á, không khí lạnh, không khí ô nhiễm…

Việc thông rửa xoang sẽ được bác sĩ tư vấn để loại bỏ mủ trong xoang. Ngoài ra, liệu pháp miễn dịch có thể giúp cho người bệnh cải thiện tình trạng viêm mũi dị ứng. Người bệnh cũng nên nghỉ ngơi tại nhà, chườm khăn ấm, thư giãn, rửa mũi bằng nước muối…

Nếu điều trị bằng thuốc không mang lại hiệu quả, phẫu thuật có thể là phương pháp điều trị được chỉ định. Cấu trúc mũi bất thường gây ra tình trạng tắc nghẽn như phì đại cuống mũi và vẹo vách ngăn sẽ được loại bỏ.

Để điều trị bệnh hiệu quả người bệnh cần chú ý khi có các biểu hiện thì nên thăm khám sớm, nhằm tìm ra nguyên nhân và có phương pháp điều trị phù hợp. Người bệnh cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ. Không tự ý dùng kháng sinh vì kháng sinh sẽ không được dùng để điều trị n.hiễm t.rùng do virus.

Nếu nguyên nhân là do dị ứng thì bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân thực hiện một số biện pháp miễn dịch để cải thiện tình trạng này. Nếu bệnh nhân có polyp/khối u trong mũi thì sẽ được thực hiện phẫu thuật. Thông thường các thủ tục tiểu phẫu sẽ thực hiện để mở rộng lỗ xoang bị hẹp, giúp điều trị viêm dễ dàng hơn.

Ngoài ra, người bệnh cần giữ ấm cơ thể khi thời tiết trở lạnh, những lúc giao mùa để tránh bị cảm.

Tránh hít những luồng không khí lạnh khô (đặc biệt là không khí của điều hòa), giữ ấm đường thở. Giữ môi trường sống sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát tránh nấm mốc sinh sôi. Tránh tiếp xúc dị ứng nguyên như phấn hoa, nấm mốc, bụi khói, thức ăn lạ…

Chú ý đeo khẩu trang mỗi khi ra đường và nơi ô nhiễm khói bụi… Khi bị hắt hơi, ngạt mũi không nên dùng tinh dầu xoa trực tiếp lên mũi, bởi có thể sẽ gây tình trạng kích ứng niêm mạc mũi, họng. Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người bị viêm xoang. Tránh xa những tác nhân gây bệnh và không cho tay lên mũi để phòng ngừa vi trùng xâm nhập.

Thường luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe cũng như sức đề kháng. Điều trị dứt điểm một số bệnh có nguy cơ dẫn đến viêm xoang khi mới khởi phát như: Viêm họng, viêm đường hô hấp, trào ngược dạ dày…

Mày đay ở t.rẻ e.m cần xử trí ra sao?

Mày đay là một tình trạng da phổ biến, gặp ở mọi lứa t.uổi, trong đó có t.rẻ e.m. Đây cũng là biểu hiện thường gặp của bệnh nhân tại các phòng cấp cứu, phòng khám da liễu, phòng khám dị ứng.

Khi t.rẻ e.m bị mày đay cần xử trí thế nào?

Một số tác nhân làm may đay phát triển

Đặc trưng của mày đay là diễn tiến nhanh. Mày đay là một phản ứng viêm da với cơ chế phức tạp xoay quanh chất trung gian chủ yếu là histamine, diễn ra sau khi cơ thể tiếp xúc với yếu tố thúc đẩy.

Một số tác nhân thúc đẩy mày đay bộc phát, trong đó có thể kể đến các yếu tố sau:

– Yếu tố tiếp xúc các chất có nguồn gốc động vật hoặc thực vật: Sâu, sứa, nhện, côn trùng, phấn hoa, bụi cỏ, bụi từ môi trường…

– Yếu tố vật lý:

Mày đay do lạnh: Xảy ra sau khi tiếp xúc với lạnh (không khí lạnh, tắm lạnh…)

Mày đay do nóng: Xảy ra sau khi tiếp xúc ánh sáng mặt trời, tia cực tím, tia xạ, nguồn nhiệt…

– Yếu tố cơ học: Sức ép (mặc quần áo chật), chà xát là các yếu tố thuận lợi khởi đầu mày đay.

– Thức ăn: Là tác nhân thường hay gặp. Các loại thức ăn có thể là: Hải sản (tôm, của, sứa, ghẹ…), trứng, bò, thịt, sữa…

– Thuốc và hóa chất: Các thuốc có khả năng gây dị ứng tùy cơ địa mỗi người khác nhau, hay gặp như kháng sinh, giảm đau, hạ sốt, vaccine… các loại hóa chất như chất tẩy rửa, chất sát khuẩn…

– Tác nhân tâm lý: Sang chấn tâm lý, xúc động mạnh.

– Tác nhân gây nhiễm: Ký sinh trùng (ghẻ, giun sán, amib…), n.hiễm t.rùng hô hấp trên (tai mũi họng, răng hàm mặt…)

Ngoài ra, một số bệnh lý hệ thống: Bạch cầu cấp, suy giảm miễn dịch mắc phải, bệnh mô liên kết… cũng có thể là yếu tố khiến trẻ mắc mày đay.

may day o tre em can xu tri ra sao a56 7096259

Nổi mề đay do nhiều nguyên nhân gây ra và chủ yếu là do các tác nhân từ bên ngoài.

Biểu hiện mày đay ở trẻ

Khi trẻ mắc mày đay sẽ có biểu hiện sẩn phù hoặc mảng hồng ban phù nề, bờ tròn hay giới hạn không đều, kích thước thay đổi từ vài mm đến 10 – 20cm hoặc lớn hơn, màu hồng, nếu sang thương lan rộng ra ngoại vi thì trung tâm có màu trắng, sờ căng. Ngứa nhiều, ngứa thường trước phát ban và lan tỏa ra cả ngoài vùng phát ban. Theo thời gian khỏi bệnh, lâm sàng có thể chia 2 loại là mày đay cấp và mày đay mạn tính.

– Nếu tình trạng cấp, nghĩa là mày đay xuất hiện dưới 6 tuần. Trong các trường hợp mày đay cấp tính, quan trọng nhất phải loại trừ các giai đoạn nặng của phản vệ (từ phản vệ độ 2 trở lên).

Trong mày đay cấp tính khoảng 50% mày đay cấp có yếu tố thúc đầy. Các yếu tố thúc đẩy thường gặp là n.hiễm t.rùng hô hấp trên (40%), phản ứng thuốc (9,2%) và do thức ăn (0,9%); còn lại khoảng 50% là mày đay vô căn.

– Nếu tình trạng mạn tính, có khoảng 50% mày đay vô căn, còn lại có yếu tố thúc đẩy chiếm 25%, liên quan bệnh tự miễn chiếm 20%, liên quan bệnh n.hiễm t.rùng chiếm 5% và giả dị ứng chiếm 5%.

Để xác định mày đay cấp tính, các bác sĩ sẽ làm một số xét nghiệm, nên làm thêm khi mày đay cấp có nguyên nhân dị ứng được nghi ngờ như phản ứng qua trung gian IgE là nghiệm pháp lẩy da và miễn dịch huỳnh quang.

Trong mày đay mạn, xét nghiệm bao quát không được khuyến cáo để đ.ánh giá mày đay mạn, vì nó hiếm khi xác định được nguyên nhân hay tác động đến sự kiểm soát bệnh lâu dài. Nên dựa vào bệnh sử – t.iền sử để xem xét xét nghiệm tìm nguyên nhân các bệnh lý tự miễn.

Điều trị mày đay ở trẻ

Điều trị theo nguyên tắc cơ bản là điều trị khi cần và liều càng thấp càng tốt, nghĩa là tăng hoặc giảm phác đồ điều trị theo diễn tiến bệnh.

Xác định và loại trừ nguyên nhân gây bệnh, tránh các yếu tố khởi phát: Để loại trừ được nguyên nhân gây bệnh cần thiết phải có chẩn đoán chính xác nguyên nhân, nhưng để xác định nguyên nhân mày đay là rất khó, vì trong đa số các trường hợp do trên 50% nguyên nhân mày đay là vô căn.

Cảm ứng dung hòa: Hiệu quả trong một số dạng mày đay như mày đay do lạnh, mày đay do ánh nắng, tia xạ…

Điều trị bằng thuốc:

Kháng histamine là thuốc chủ lực trong điều trị mày đay. Điều trị hàng đầu là kháng H1 bắt đầu ở liều thấp, nếu kém đáp ứng có thể nâng liều lên gấp 4 lần so với liều tiêu chuẩn cho đến khi có đáp ứng.

Nếu bệnh vẫn còn, có thể phối hợp kháng H2 hoặc chất đối kháng Leucotrien – Recerptor.

Có thể dùng corticoid toàn thân.

Xem xét dùng ức chế miễn dịch: Cyclosporine, Methotrexate, Dapsone, các chế phẩm sinh học (Omalizumab…).

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *