Virus SARS-CoV-2 thay đổi hình dạng để tăng khả năng sống sót

Giới khoa học Singapore vừa công bố phát hiện quan trọng về hình dạng và cấu trúc của vật chất di truyền trong virus SARS-CoV-2, có thể giúp ích cho công tác điều chế thuốc trị COVID-19.

virus sars cov 2 thay doi hinh dang de tang kha nang song sot 703 5989799
Axit ribonucleic của virus SARS-CoV-2 có thể biến đổi hình dạng khi ở bên trong các tế bào bị nhiễm bệnh. Ảnh: AFP

Theo tờ Straits Times, họ phát hiện rằng ribonucleic acid ( RNA) của virus SARS-CoV-2 có thể gấp lại thành những hình phức (complex shape) và động (dynamic shape) để phát triển và tồn tại khi ở bên trong các tế bào nhiễm bệnh.

Nhóm nghiên cứu trên bao gồm các chuyên gia tại Trường Y Duke-NUS, Viện Gen Singapore (GIS) và Viện Thông tin Sinh học (BII). Họ cũng nhận thấy RNA của virus có thể tương tác với nhiều RNA trong tế bào người để tận dụng chúng cho quá trình tồn tại.

Tiến sĩ Wan Yue, trưởng nhóm nghiên cứu về thí nghiệm cấu trúc và gen RNA, cho biết: “Ngoài việc tìm hiểu hình dạng của virus khi ở bên trong tế bào người, các nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra rằng hình dạng của nó cũng rất quan trọng đối với các loại thuốc nhắm vào RNA, đó là điều đã thúc đẩy chúng tôi bắt đầu dự án này”.

Virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, có bộ gen sợi đơn được tạo thành từ RNA làm vật liệu di truyền của nó. RNA đóng vai trò quan trọng trong việc giúp virus tạo ra protein của nó. Khi virus lây nhiễm và xâm nhập vào tế bào người, protein đột biến trên bề mặt tế bào của nó sẽ liên kết với thụ thể của người hoặc tế bào chủ.

Sau đó, nó giải phóng bộ gen của mình vào tế bào chủ, nơi RNA được dịch mã để tạo ra các protein của virus. Vì vật chất di truyền của virus gần giống với vật chất di truyền của RNA tế bào người, do đó tế bào người bị ” đ.ánh lừa” để giúp virus tạo ra các protein của nó.

Các protein do virus tạo ra này rất cần thiết trong việc giúp ARN của virus sao chép và lây nhiễm sang nhiều tế bào người hơn.

Trong khi rất nhiều nghiên cứu đã đi sâu vào cách các kháng thể tương tác với protein của virus và bộ gen của nó, người ta chưa biết nhiều về cách virus tương tác với RNA của con người khi nó lây nhiễm vào tế bào.

Và nghiên cứu của các nhà khoa học Singapore đã giải quyết lỗ hổng trên.

Ngoài việc phát hiện ra hình dạng và cấu trúc vật liệu di truyền của virus Sars-CoV-2, nhóm nghiên cứu cũng biết được rằng virus này liên kết với một RNA nucleolar nhỏ, hay còn gọi là snoRNA, để đ.ánh cắp khả năng sửa đổi của nó.

SnoRNA điều chỉnh bộ máy dịch mã của cơ thể để cho phép cơ thể sản xuất protein đúng cách. Khi đ.ánh cắp các khả năng sửa đổi, điều này giúp virus lây nhiễm thành công hơn vào tế bào vật chủ.
Tiến sĩ Wan cho biết những phát hiện trên tạo điều kiện cho các nhà nghiên cứu khác hiểu thêm về các vùng trong RNA của virus để nhắm đến khi phát triển thuốc điều trị COVID-19.

Khi so sánh cấu trúc của chủng SARS-CoV-2 gốc với một biến thể, họ nhận thấy biến thể sau này đã xoá bỏ một vùng RNA. Ngoài ra, hình dạng của chủng virus gốc và biến thể cũng khác biệt. Nhóm nghiên cứu đang tiến hành tìm hiểu cách thức các biến thể đang lưu hành khác nhau có thể sử dụng hình dạng khác nhau của chúng như thế nào trong quá trình tái tạo.

Bạn có những thói quen làm suy yếu hệ miễn dịch này không?

Thói quen sống của bạn có thể tác động đến hệ thống miễn dịch – hàng rào bảo vệ bạn khỏi vi trùng, virus và bệnh mạn tính.

ban co nhung thoi quen lam suy yeu he mien dich nay khong fce 5973919

Một số nghiên cứu cho thấy những người thiền định thường xuyên có thể có phản ứng hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn. ẢNH SHUTTERSTOCK

Thay thế những thói quen có hại bằng những thói quen tốt có thể giúp giữ cho hệ miễn dịch của bạn khỏe mạnh.

Hãy kiểm tra danh sách này để xem bạn có thể từ bỏ thói quen xấu nào không, theo WebMD.

1. Thiếu ngủ

Bạn có thể nhận thấy rằng mình có nhiều khả năng bị cảm lạnh hoặc n.hiễm t.rùng những khi ngủ không đủ giấc.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người ngủ đủ giấc cũng giống như được tiêm vắc xin cúm – có khả năng chống lại bệnh tật mạnh mẽ hơn.

Ngủ không đủ giấc có thể dẫn đến nồng độ hoóc môn căng thẳng cao hơn. Nó cũng có thể dẫn đến viêm nhiều hơn.

Ngủ đủ giấc là chìa khóa để có sức khỏe tốt.

2. Không tập thể dục

Cố gắng tập thể dục thường xuyên, vừa phải, như đi bộ 30 phút mỗi ngày. Điều này có thể giúp hệ miễn dịch chống lại n.hiễm t.rùng.

Không tập thể dục thường xuyên, bạn có nhiều khả năng bị cảm lạnh hơn những người thường xuyên tập thể dục.

Tập thể dục cũng giúp cơ thể cảm thấy hài lòng hơn và ngủ ngon hơn. Cả hai đều tốt cho hệ miễn dịch.

3. Không chú ý đến việc ăn uống lành mạnh

Ăn hoặc uống quá nhiều đường sẽ hạn chế các tế bào của hệ miễn dịch tấn công vi khuẩn. Hiệu ứng này kéo dài ít nhất vài giờ sau khi uống một vài loại đồ uống có đường.

Hãy ăn nhiều trái cây và rau quả, giàu chất dinh dưỡng như vitamin C, vitamin E và beta-carotene, kẽm. Ăn nhiều loại trái cây và rau có màu sắc rực rỡ, như quả mọng, trái cây họ cam quýt, kiwi, táo, nho đỏ, xà lách, hành tây, rau bó xôi, khoai lang và cà rốt.

Ngoài ra, tỏi và súp gà là 2 thứ cũng đặc biệt tốt cho hệ miễn dịch – có thể giúp chống lại virus và vi khuẩn. Nếu bạn bị cảm cúm, một chén súp gà có thể giúp bạn khỏe lại nhanh hơn, nghiên cứu cho thấy. Một số loại nấm, như nấm hương – cũng có thể giúp ích cho hệ miễn dịch, theo WebMD.

4. Luôn lo lắng căng thẳng

Ai cũng có lúc bị căng thẳng, đó là một phần của cuộc sống. Nhưng nếu căng thẳng kéo dài sẽ khiến bạn dễ bị bệnh, từ cảm lạnh cho đến các bệnh hiểm nghèo.

Căng thẳng mạn tính khiến cơ thể tiếp xúc với mức độ cao hoóc môn căng thẳng – ngăn chặn hệ miễn dịch.

Bạn có thể không thể thoát khỏi căng thẳng, nhưng bạn có thể kiểm soát nó tốt hơn.

Học cách thiền, sống chậm lại, kết nối với những người khác, tập thể dục, tư vấn cũng là một trợ giúp cần nghĩ đến.

Một số nghiên cứu cho thấy những người thiền định thường xuyên – có thể có phản ứng hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn.

Trong một thử nghiệm, những người thiền định trong khoảng thời gian 8 tuần, đã tạo ra nhiều kháng thể hơn đối với vắc xin cúm so với những người không thiền định. Và phản ứng của hệ miễn dịch của họ vẫn tăng lên 4 tháng sau đó, theo WebMD.

5. Không giao tiếp xã hội

Có những mối quan hệ bền vững và một mạng lưới xã hội tốt sẽ rất tốt cho bạn.

Những người kết nối với bạn bè, có khả năng miễn dịch mạnh hơn những người cảm thấy cô đơn, các nghiên cứu cho thấy.

Trong một nghiên cứu, những người cô đơn có phản ứng miễn dịch với vắc xin cúm kém hơn những người có kết nối với những người khác.

6. Ít cười

ban co nhung thoi quen lam suy yeu he mien dich nay khong a0c 5973919

Bất cứ điều gì có thể khiến bạn cười là đã có thể có tác động tích cực đến hệ thống miễn dịch của bạn. ẢNH SHUTTERSTOCK

Trong trường hợp này, thì cười đúng là mười thang thuốc. Nó hạn chế mức độ hoóc môn căng thẳng trong cơ thể và tăng cường một loại tế bào bạch cầu chống lại n.hiễm t.rùng.

Chỉ cần xem những clip hài, đọc những mẫu truyện cười, xem phim hài, hay bất cứ điều gì có thể khiến bạn cười là đã có thể có tác động tích cực đến hệ thống miễn dịch của bạn.

Trong một nghiên cứu, những người được thông báo trước 3 ngày rằng họ sẽ được xem một bộ phim hài, thế là mức độ hoóc môn căng thẳng của họ đã giảm xuống.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *