Ổi đào chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và tốt cho sức khỏe, đặc biết tốt cho bệnh nhân tiểu đường.
Giống như ổi trắng, ổi đào là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng dồi dào. Thêm vào đó, loại ổi này thân thiện với bệnh tiểu đường.
Chuyên gia cho biết cả hai loại ổi này đều có hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng có một số khác biệt về thành phần dinh dưỡng của chúng. Ổi đào được biết đến với hàm lượng vitamin C cao hơn và chứa nhiều chất chống oxy hóa hơn.
Giá trị dinh dưỡng của ổi đào
Ổi đào chứa nhiều chất dinh dưỡng. Dưới đây là bảng phân tích tất cả các chất dinh dưỡng trung bình của 1 quả ổi được đề cập bởi chuyên gia dinh dưỡng Rachel Anthony, Bệnh viện SRV (Ấn Độ):
Canxi: 14,22 mg
Sắt: 0,40 mg
Magie: 13,26 mg
Kali: 270 mg
Protein: 1,19 mg
Hàm lượng nước: 81,22 g
Chất xơ: 7,39 g
Carbohydrate: 9,14 g
Vitamin C: 228 mg
Bài Viết Liên Quan
- Di chứng Covid-19
- T.rẻ e.m có thực sự cần ngủ trưa không ?
- Dùng Xuyên tâm liên hỗ trợ điều trị Covid-19
Ổi đào mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. (Ảnh: Shutterstock)
Lợi ích của ổi đào
Vì loại trái cây này chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu nên rất có lợi cho sức khỏe. Dưới đây là những công dụng của ổi đào mà bạn có thể chưa biết:
Giúp giảm cholesterol xấu
Chuyên gia cho biết, ổi với khoảng 7 g chất xơ trên 100 g, chứa tỷ lệ chất xơ không hòa tan cao hơn, cùng với các chất xơ khác như pectin. Chất xơ có ưu điểm là hỗ trợ giảm cholesterol và mức LDL (lipoprotein mật độ thấp).
Tăng cường khả năng miễn dịch
Ổi đào chứa nhiều vitamin C, giúp tăng cường khả năng miễn dịch, thúc đẩy làn da khỏe mạnh và hỗ trợ chữa lành vết thương. Một khẩu phần 100 g ổi chứa khoảng 228 mg vitamin C.
Bảo vệ chống lại tổn thương da
Ổi đào cũng chứa nhiều beta-carotene và lycopene. Hai chất chống oxy hóa này giúp chống lại các gốc tự do trong cơ thể, bảo vệ khỏi tổn thương da và quá trình lão hóa.
Ảnh: Shutterstock
Hỗ trợ giảm cân
Do hàm lượng chất xơ và nước cao, cùng với các lợi ích dinh dưỡng khác, ổi đào là sự lựa chọn ăn nhẹ tuyệt vời vào buổi trưa cho những ai muốn kiểm soát cân nặng của mình.
Điều hòa huyết áp
Ổi đào cũng cung cấp một lượng kali đáng kể, đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa huyết áp và đảm bảo hoạt động bình thường của tín hiệu thần kinh và co thắt cơ.
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng Malaysia cho thấy ổi đào xay nhuyễn giúp giảm cân và huyết áp tâm thu ở chuột bị béo phì do chế độ ăn nhiều chất béo.
Tốt cho bệnh nhân tiểu đường
Ổi đào có hàm lượng chất xơ và nước dồi dào nên đây là lựa chọn trái cây tuyệt vời cho những người mắc bệnh tiểu đường. Nó có chỉ số đường huyết thấp là 24 và hàm lượng chất xơ cao giúp làm chậm quá trình làm rỗng dạ dày, giúp bạn tránh được tình trạng đường huyết tăng vọt. Điều này khiến ổi đào trở thành một loại trái cây thân thiện với bệnh tiểu đường.
Loại trái cây ăn ‘bon mồm’ nhưng người có đường huyết cao nên tránh xa
Thói quen ăn uống có thể là nguyên nhân gây bệnh tiểu đường và có thể khiến bệnh thêm trầm trọng.
Một số thực phẩm, trái cây ngon và bổ dưỡng lại nằm trong ‘danh sách đen’ mà người có đường huyết cao cần tránh xa.
Cần phải hiểu rằng bệnh tiểu đường ảnh hưởng rất nhiều đến việc ăn uống và ngược lại.
Vì vậy, các chuyên gia y tế luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kiểm soát chế độ ăn, xây dựng và duy trì thực đơn ăn uống lành mạnh.
Ngoài việc giảm thiểu các loại thịt đỏ, cá lớn, thức ăn nhiều đường, nhiều dầu mỡ, có cholesterol cao thì bệnh nhân tiểu đường còn được khuyến khích ăn nhiều trái cây tươi và rau củ.
Tuy nhiên, có 3 loại hoa quả nằm trong “danh sách đen” mà người có đường huyết cao cần tránh xa, đó là:
1. Sầu riêng
Sầu riêng được coi là vua của các loại trái cây bởi hàm lượng calo cực cao, nhiều chất dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe.
Tuy nhiên, loại trái cây này có chỉ số đường huyết rất cao, lên tới 70 nên ăn sầu riêng có thể làm cho lượng đường trong m.áu tăng đột ngột. Điều này rất nguy hiểm với người bị tiểu đường, đặc biệt là bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.
Khi ăn vào, hàm lượng đường huyết sẽ tăng cao, gây nguy hiểm cho cả thai nhi và cơ thể mẹ.
Những người mắc béo phì, thừa cân cũng không nên ăn sầu riêng trong quá trình mang thai. Nếu vẫn muốn ăn, bạn cần được sự đồng ý của bác sĩ và ăn đúng lượng chỉ định.
2. Mía
Mía là một trong những cây trồng chính được sử dụng trong việc sản xuất đường, nó tạo ra 70% đường của thế giới.
Mía chứa khoảng 70 – 75% nước, 10 – 15% chất xơ và 13 -15% đường ở dạng sucrose, tức là giống như đường ăn.
Đúng là mía còn chứa chất chống oxy hóa phenolic và flavonoid, giúp chống n.hiễm t.rùng, tăng cường miễn dịch nhưng chỉ số đường huyết, carbs quá cao nên trở thành “đại kỳ” với bệnh nhân tiểu đường.
Thực tế cho thấy, chỉ cần một cốc 240ml nước mía với lượng đường là 50g thì lượng đường tương đương sử dụng sẽ là 12 muỗng cà phê.
Con số này nhiều hơn đáng kể so với tổng lượng đường mỗi ngày mà Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị.
3. Thanh long
Cây thanh long thuộc họ xương rồng, nguồn gốc từ Trung và Nam Mỹ. Trái thanh long có ba loại: vỏ màu hồng đỏ với ruột trắng chiếm đa số, vỏ màu vàng với ruột trắng và loại vỏ màu hồng đỏ với ruột đỏ.
Nhiều bệnh nhân tiểu đường nghĩ rằng vị thanh long không ngọt thì chắc là hàm lượng đường không cao.
Thậm chí dân gian còn lưu truyền nhiều lời đồn đại rằng ăn thanh long giúp điều trị tiểu đường, điều này hoàn toàn là sai lầm và không có cơ sở khoa học.
Thực chất chỉ số đường huyết của thanh long khá cao, dao động từ 40 đến 55 giữa các loại.
Bệnh nhân tiểu đường nên hạn chế ăn thanh long và hãy nhớ là nên ăn quả tươi thay vì sinh tố hay nước ép.
Ngoài ra, thanh long đỏ tuy giàu dinh dưỡng hơn nhưng cũng khiến đường huyết tăng cao hơn nhiều so với thanh long trắng.
Thay vào đó, người tiểu đường nên ăn các loại trái cây có chỉ số đường huyết cấp nhưng nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa như táo, bưởi, đu đủ, đào, kiwi… và ăn nhiều rau xanh hơn.