Các loại thảo mộc và gia vị chọn lọc có thể giải quyết các vấn đề sức khỏe cụ thể, trong đó có đầy hơi và chướng bụng.
Những loại trà này kích thích tiêu hóa tốt hơn, giảm viêm và mang lại cảm giác thoải mái cho dạ dày.
Đôi khi, đầy hơi kéo dài và nghiêm trọng là dấu hiệu cảnh báo bạn đang gặp vấn đề sức khỏe mạn tính, như hội chứng ruột kích thích (IBS), hội chứng loạn khuẩn ở ruột non (SIBO) hoặc bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD). Điều quan trọng là không bỏ qua những triệu chứng này và tìm kiếm lời khuyên y tế chuyên nghiệp. Đây là lý do tại sao bạn không bao giờ nên bỏ qua bất kỳ loại vấn đề tiêu hóa nào kéo dài trong thời gian dài.
Để khắc phục tình trạng đầy hơi và chướng bụng, Tiến sĩ Prithvi Mukhopadhya, Bệnh viện Belle Vue, đã gợi ý 7 loại trà thảo mộc trong y học cổ truyền Ấn Độ Ayurveda mà bạn có thể tham khảo. Các loại trà Ayurveda là sự kết hợp của các loại thảo mộc và gia vị chọn lọc nhằm giải quyết các vấn đề sức khỏe cụ thể – một vài trong số đó là đầy hơi và chướng bụng. Những loại trà này kích thích tiêu hóa tốt hơn, giảm viêm và mang lại cảm giác thoải mái cho dạ dày.
Bài Viết Liên Quan
- Lý do trẻ luôn sụt sịt, cảm cúm khi trời chuyển lạnh
- Điều chị em sẽ thích: Ăn loại thịt này đều đặn bạn sẽ giảm nguy cơ mắc ung thư vú
- Nước mía bổ dưỡng nhưng uống hằng ngày lại gây hại
7 loại trà giúp giảm đầy hơi và chướng bụng
Trà bạc hà
Bạc hà là một loại thảo mộc tuyệt vời khi nói đến việc kiểm soát tình trạng khí (gas) tích tụ trong dạ dày. Khi tiêu thụ dưới dạng trà, thức uống này có thể giúp giảm khí và đầy hơi. Tinh dầu bạc hà trong nó có tác dụng kỳ diệu như một chất làm giãn cơ trong đường tiêu hóa.
Bạn có thể thêm một tách trà bạc hà vào thói quen buổi sáng để giúp cơ thể giải phóng khí bị tích tụ.
Trà gừng
Nổi tiếng với khả năng chữa bệnh, gừng là một giải pháp truyền thống cho các bệnh về tiêu hóa, bao gồm đầy hơi và chướng bụng. Một tách trà gừng ấm giúp tiêu hóa, giảm tình trạng viêm nhiễm và loại bỏ chứng đầy hơi. Nó cũng là một loại thuốc tự nhiên tuyệt vời xoa dịu dạ dày của bạn, thúc đẩy quá trình tiêu hóa khỏe mạnh.
Ảnh: Adobe Stock
Trà tiểu hồi hương
Hạt tiểu hồi hương là một thành phần chủ yếu trong các đơn thuốc y dược Ayurveda để cải thiện tiêu hóa và giảm đầy hơi. Trà này làm giảm chuột rút và đầy hơi bằng cách thư giãn các cơ tiêu hóa. Nó tiếp tục hoạt động như một biện pháp phòng ngừa chống lại sự hình thành khí.
Trà thì là
Uống trà thì là thường xuyên sẽ thúc đẩy quá trình tiêu hóa khỏe mạnh hơn, giảm đầy hơi và làm dịu cơn đau do đầy hơi. Nó cũng đóng vai trò như một phương thuốc tự nhiên tuyệt vời cho khí thải ra, giúp giảm đau nhanh chóng.
Trà hạt rau mùi
Chứa nhiều chất chống oxy hóa và có đặc tính chống viêm, hạt rau mùi giúp kiểm soát chướng bụng và đầy hơi. Trà này cải thiện tiêu hóa, giảm bớt chứng chuột rút và giảm sự khó chịu do đầy hơi.
Trà xanh
Loại trà này cũng có thể giúp loại bỏ khí dạ dày bị tích tụ. Theo các nghiên cứu, uống một tách trà xanh mới pha có khả năng loại bỏ độc tố khỏi cơ thể một cách hiệu quả, từ đó giúp giải quyết tình trạng chướng bụng.
Ảnh: neelbeverages
Trà bạch đậu khấu
Vượt trội về tính linh hoạt, bạch đậu khấu ưu việt trong các loại trà Ayurveda nhờ đặc tính tiêu hóa của nó. Trà bạch đậu khấu làm dịu dạ dày, hạn chế hình thành khí và hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn. Chất thơm của loại gia vị này làm cho trà trở nên hấp dẫn hơn.
Trà hoa cúc
Hoa cúc được biết đến vì tính chất làm dịu và chống viêm, khiến nó trở thành một lựa chọn tuyệt vời để giảm các triệu chứng liên quan đến tiêu hóa. Trà hoa cúc giúp thư giãn hệ thống tiêu hóa của bạn, giảm tích tụ khí và giảm đầy hơi. Đây cũng là một lựa chọn hoàn hảo để thúc đẩy sự yên tĩnh và kiểm soát căng thẳng, điều này có thể gián tiếp hỗ trợ giải quyết các vấn đề về tiêu hóa.
Đồ uống phù hợp với người bệnh tiểu đường
Người bệnh tiểu đường có thể uống nước lọc, trà, cà phê không đường, bên cạnh các loại nước ép và sữa phù hợp.
Người bệnh tiểu đường cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống để kiểm soát lượng đường trong m.áu. Theo đó, Hiệp hội Tiểu đường Mỹ (ADA) khuyến nghị người bị tiểu đường nên dùng đồ uống không calories hoặc ít calories để ngăn lượng đường trong m.áu tăng đột biến.
Dưới đây là những đồ uống phù hợp cho người bị bệnh tiểu đường, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).
1. Nước lọc
Nước lọc là thức uống hoàn hảo cho người bệnh tiểu đường, bởi chúng không chứa đường, calories và tinh khiết.
Ngoài ra, người bệnh tiểu đường có thể dùng nước khoáng có ga để thay thế những loại nước ngọt có ga. Những loại nước này tốt cho người bị tiểu đường vì chúng không chứa đường và giúp bù nước cho cơ thể.
Nước lọc là thức uống hoàn hảo cho người bệnh tiểu đường. Ảnh Pexels
2. Trà
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nước trà xanh có tác động tích cực đến sức khỏe nói chung. Một nghiên cứu năm 2021 với hơn 500.000 người Trung Quốc đã cho kết quả rằng uống nước trà xanh hằng ngày có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 một cách đáng kể.
Ngoài ra, người bệnh tiểu đường có thể dùng các loại trà thảo mộc như trà hoa cúc, trà gừng, trà bạc hà. Trà thảo mộc không chứa calories và đường, giàu các hợp chất chống oxy hóa như carotenoid, flavonoid và axit phenolic.
3. Cà phê không đường
Theo một nghiên cứu năm 2018, uống cà phê có thể giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2. Tuy nhiên, người bệnh tiểu đường cần dùng lượng cà phê mức độ vừa phải, để tránh chất caffeine trong cà phê có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.
4. Nước ép rau củ
Do các loại nước ép trái cây đều có chứa đường, người bệnh nên hạn chế chúng và có thể thử dùng nước ép cà chua hoặc nước ép rau củ.
Người dùng cũng có thể trộn các loại rau lá xanh, cần tây hoặc dưa chuột với một số loại quả mọng để bổ sung nguồn vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, trong trường hợp dùng các loại trái cây trộn vào, người bệnh tiểu đường nên cân nhắc những loại trái cây có lượng đường phù hợp với tình trạng sức khỏe.
5. Sữa
Sữa chứa các vitamin và khoáng chất quan trọng.
Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng hàm lượng chất béo trong sữa ít ảnh hưởng đến lượng đường trong m.áu. Tuy nhiên, người bệnh tiểu đường cần cân nhắc lựa chọn loại sữa phù hợp tình trạng sức khỏe và nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.