70% dân số tiêm vaccine phòng Covid-19 sẽ tạo ra miễn dịch cộng đồng. Miễn dịch cộng đồng có thể tạo ra bằng cách khác không, và sẽ kéo dài hay chỉ ngắn hạn theo hiệu lực của vaccine? (Nguyễn Nam Giang, TP HCM).
Trả lời:
Miễn dịch cộng đồng là khi hầu hết mọi người trong cộng đồng đã có miễn dịch với một bệnh truyền nhiễm (thông qua tiêm chủng hoặc đã mắc bệnh trước đó). Khi một số lượng nhất định dân số có miễn dịch, chu trình lây nhiễm bị phá vỡ, virus không truyền dễ dàng từ người này sang người khác nữa. Nhờ vậy chuỗi lây nhiễm bệnh chậm hoặc dừng lại.
Quan điểm “tạo miễn dịch cộng đồng bằng cách cho virus lây truyền tự nhiên” là hoàn toàn sai lầm. Bởi, để virus tự do phát triển dẫn đến hậu quả rất nhiều người mắc bệnh và t.ử v.ong, làm tăng gánh nặng y tế và thảm hoạ diệt chủng do dịch bệnh như những thế kỉ trước đây. Miễn dịch cộng đồng tự nhiên chắc chắn không phải là chiến lược và lựa chọn đúng đắn đối với bệnh Covid-19. Tiêm vaccine phòng Covid-19 là cách tốt nhất để đạt được miễn dịch cộng đồng.
Nếu có miễn dịch cộng đồng thì chúng ta sẽ bảo vệ được những người không thể tiêm vaccine, những người nhạy cảm với bệnh và dễ t.ử v.ong, như trẻ nhỏ, người già, người có hệ miễn dịch yếu. Càng nhiều người được tiêm vaccine Covid-19, càng ít người bị bệnh và càng bảo vệ thêm được nhiều người trong cộng đồng.
Tùy vào mục tiêu và mô hình bệnh tật của từng quốc gia mà độ bao phủ của vaccine cần đạt được từ 70-95% dân số để có được miễn dịch cộng đồng (nghĩa là số người dân ở nước đó được tiêm vaccine đạt tối thiểu từ 70-95% trong tổng dân số), khiến virus không còn có thể lây lan đáng kể cho số người còn lại chưa tiêm.
Đối với những bệnh lý đã được khống chế bởi vaccine (sởi, bạch hầu, thủy đậu…) thì miễn dịch cộng đồng kéo dài khi độ bao phủ vaccine duy trì đủ lớn.
Đối với đại dịch Covid-19, ngoài độ bao phủ của vaccine thì hiệu lực vaccine với những biến thể khác nhau của virus cũng ảnh hưởng đến miễn dịch cộng đồng. Một số chuyên gia trên thế giới cho rằng khó có thể đạt được miễn dịch cộng đồng sớm hiện nay do biến chủng mới Delta của nCoV có thể lây nhiễm trong cả người đã được tiêm chủng.
Người dân Hà Nội đi tiêm vaccine phòng Covid-19 trong chiến dịch tiêm chủng diện rộng, hồi đầu tháng 8. Ảnh: Giang Huy
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Hiền Minh
Đơn vị Tiêm chủng, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM
TP HCM bắt đầu chiến dịch tiêm chủng lớn nhất lịch sử
Hôm nay ngày 19/6, Việt nam bắt đầu triển khai chiến dịch tiêm chủng lớn nhất lịch sử. Đây là chiến dịch tiêm chủng lớn nhất từ trước đến nay tại TP HCM.
Phó thủ tướng Trương Hòa Bình dự lễ khởi động chiến dịch tiêm chủng, nhận định từ ngày 27/4 đến nay TP HCM bước vào trận chiến thứ 4 với Covid-19, ghi nhận hơn 1.000 ca.
Phó thủ tướng nói: “Đây là trận chiến phức tạp nhất, khó lường nhất với biến chủng lây nhanh, mạnh, nên số mắc nhiều, ảnh hưởng sức khỏe, sinh hoạt, an sinh xã hội người dân thành phố”.
Trong chiến dịch tiêm chủng lần này, TP HCM triển khai 836.000 liều vaccine của AstraZeneca. Đây là phần vaccine trong số 966.320 liều do Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam, được phân bổ phần lớn cho TP HCM tiêm các nhóm ưu tiên diện rộng, trong bối cảnh số ca Covid-19 cộng đồng ở thành phố tăng nhanh liên tục từ ngày 18/5.
Phó thủ tướng nói rằng: “Số vaccine phân bổ đợt này chỉ đáp ứng một phần trong số 2,3 triệu người cần được ưu tiên tiêm tại TP HCM, nên chỉ ưu tiên được công nhân các khu công nghiệp, khu chế xuất và lực lượng công an, quân đội”.
Theo ông, hiện nguồn cung vaccine khan hiếm, Việt Nam đang tận dụng mọi khả năng để có vaccine nhiều, nhanh và sớm hơn nữa. Vaccine chính là giải pháp chống dịch bệnh, tuy nhiên người dân vẫn luôn ý thức áp dụng các biện pháp phòng bệnh theo thông điệp 5K. Tiêm vaccine vẫn có nguy cơ nhiễm, chỉ là nhiễm nhẹ, không triệu chứng, không bệnh nặng.
Từ ngày 8/3 đến nay, thành phố đã triển khai 3 đợt tiêm vaccine cho hơn một triệu lượt người, trong đó khoảng 30.000 người đã tiêm đủ hai mũi.
Phó giám đốc Sở Y tế TP HCM Nguyễn Hữu Hưng cho biết thành phố triển khai 650 điểm tiêm mỗi ngày, mục tiêu thần tốc tiến hành trong vòng 7 ngày. Dự kiến tổ chức tiêm 200.000 liều một ngày, hoàn thành trước ngày 27/6.
“TP HCM đang đẩy mạnh tiến độ đàm phán mua vaccine Covid-19, mục tiêu đến hết năm nay có 2/3 người dân TP được tiêm. Chúng tôi sẽ tổ chức sàng lọc, theo dõi kỹ, đảm bảo tiêm tới đâu an toàn tới đó, giám sát xử trí bất lợi sau tiêm chủng”, ông Hưng nói.
Từ 7h sáng, 500 nhân viên FPT đã có mặt tại công ty, khai báo y tế, ngồi vào các ghế được sắp xếp giãn cách ở sảnh tầng trệt. Chị Nguyễn Thị Hồng, 30 t.uổi, cho biết hồi hộp từ tối qua đến giờ, hơi lo lắng nhưng vẫn tin tưởng vào vaccine, cảm thấy an tâm vì được tiêm vaccine để giảm nguy cơ mắc bệnh.
“Tôi đã chuẩn bị thuốc hạ sốt, ngày mai là chủ nhật được nghỉ ngơi sau tiêm nên cũng không sợ ảnh hưởng công việc”, chị Hồng nói.
Anh Phạm Đăng Khoa, sinh năm 1985, một nhân viên khác của FPT, cho biết được thông báo tiêm từ chiều hôm qua và đồng ý đăng ký.
“Tôi nghĩ rằng vaccine sẽ tiêm cho tất cả mọi người, trước sau gì cũng tiêm nên không lo lắng, tôi đi công tác thường xuyên nên tiêm chủng cũng an tâm. Hy vọng mọi người được tiêm sớm để đạt miễn dịch cộng đồng”, anh Khoa chia sẻ.
Hôm 17/6, khi tiếp nhận số vaccine về kho Viện Pasteur TP HCM, Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết thành phố sẽ tổ chức 1.000 điểm tiêm chủng, dự kiến hoàn thành tiêm trong 5-7 ngày. Trong đó, 786.000 liều vaccine tiêm cho các đối tượng ưu tiên theo nghị quyết 21 và còn lại khoảng 50.000 liều cho bộ đội, công an trên địa bàn TP HCM.
Ngày 18/6, Sở Y tế TP HCM phân công lực lượng y tế tham gia triển khai tiêm chủng thành 1.032 đội tiêm, huy động từ 547 đơn vị bệnh viện, phòng khám kể cả tư nhân, trung tâm y tế, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM, trạm y tế, hệ thống tiêm chủng thuộc Công ty VNVC…
Các đơn vị y tế trực thuộc Bộ Y tế đóng tại TP HCM cũng tham gia chiến dịch, gồm 10 đơn vị, mỗi đơn vị chia thành 6 đội tiêm. Các Trung tâm Y tế lập 29 đơn vị, mỗi đơn vị có 2 đội tiêm. 26 đơn vị thuộc các bệnh viện đa khoa tư nhân, mỗi đơn vị chia 3 đội tiêm…
Nhân viên y tế tham gia hoạt động tiêm chủng được tập huấn chuyên môn về tiêm chủng. Nhân viên trực tiếp khám sàng lọc, tư vấn, theo dõi, xử trí phản ứng sau tiêm chủng phải có trình độ chuyên môn từ y sĩ trở lên. Nhân viên thực hành tiêm chủng có trình độ từ trung cấp y học hoặc trung cấp điều dưỡng – hộ sinh trở lên.
Theo Thứ trưởng Sơn, trước đây, việc tiêm ở TP HCM thường triển khai ở các cơ sở y tế, đặc biệt là các trung tâm y tế quận huyện, trạm y tế phường xã. Trong lần này, Bộ Y tế phối hợp TP HCM tận dụng những cơ sở rộng hơn, ví dụ như các trường học hoặc nhà văn hóa ở xã, tiêm theo đúng lịch hẹn, đảm bảo giãn cách, sau khi tiêm có chỗ nghỉ ngơi một giờ.
Từ ngày 8/3 đến nay, thành phố đã triển khai 3 đợt tiêm vaccine cho hơn một triệu lượt người, trong đó khoảng 30.000 người đã tiêm đủ hai liều. Với số vaccine đợt này, dự kiến khoảng gần một triệu người sẽ được tiêm.
Tổng số ca nhiễm cộng đồng tại TP HCM từ ngày 27/4 đến sáng 19/6 lên 1.386 ca, xếp thứ ba cả nước trong đợt dịch này. Hôm 17/6, thành phố ghi nhận tổng cộng 149 ca Covid-19, là số ca nhiễm theo ngày cao nhất tính từ khi dịch xuất hiện đầu năm 2020 đến nay.
https://vietgiaitri.com/diem-moi-trong-chien-dich-tiem-chung-lon-nhat-lich-su-20210618i5830243/