Nhiều người có thói quen tắm đêm và để tóc ướt hoặc chưa khô hẳn khi đi ngủ vì nghĩ rằng không ảnh hưởng gì tới sức khỏe, tuy nhiên điều này hoàn toàn sai lầm.
Để tóc ướt khi ngủ có bị cảm lạnh không?
Theo trang Medical News Today, việc nhiều người tin rằng để tóc ướt đi ngủ khiến cơ thể bị cảm lạnh là không đúng.
Tiến sĩ Chirag Shah, bác sĩ cấp cứu được hội đồng chứng nhận và đồng sáng lập của Push Health, một nền tảng chăm sóc sức khỏe trực tuyến cho rằng: “Không có bằng chứng nào cho thấy một người có thể bị cảm lạnh khi đi ngủ với mái tóc ướt. Khi một người bị cảm lạnh, đó là do bị nhiễm virus.”
Bài Viết Liên Quan
- Những người tuyệt đối không được ăn tôm
- Sử dụng kỹ thuật tuần hoàn ngoài cơ thể để thắp sáng lên tia hi vọng cuối cùng, cứu sống bệnh nhân nhi viêm phổi nặng
- ‘Sốt’ kẹo giảm cân, nỗi lo chứa chất cấm
Ảnh minh họa
Cảm lạnh thông thường do bị nhiễm một trong hơn 200 loại virus gây cảm lạnh. Virus xâm nhập vào cơ thể qua mũi, miệng hoặc mắt và lây lan qua các giọt b.ắn nhỏ trong không khí khi người nhiễm bệnh hắt hơi, ho hoặc nói. Chúng ta cũng có thể nhiễm bệnh bằng cách chạm vào bề mặt bị ô nhiễm hoặc tiếp xúc trực tiếp với người bị nhiễm bệnh.
Đặc biệt, thời điểm mùa mưa, mùa thu và mùa đông lạnh dễ làm t.rẻ e.m và người già nhiễm cảm lạnh nhất.
Những tác hại khi để tóc ướt đi ngủ
Mặc dù việc để tóc ướt đi ngủ không liên quan đến việc cơ thể bị cảm lạnh nhưng thói quen này vẫn gây ra nhiều tác hại khác đối với cơ thể.
Tăng nguy cơ nhiễm nấm
Nấm malassezia, có thể gây ra các vấn đề về da, bao gồm viêm da tiết bã, hiện diện tự nhiên ở da đầu.
Vấn đề là, ngủ với mái tóc ướt có thể biến vỏ gối và ruột gối thành khu vực sinh sản của nấm. Hơn nữa, kết quả từ nhiều nghiên cứu cho biết có rất nhiều loài nấm trên mỗi chiếc gối và chúng có khả năng gây n.hiễm t.rùng.
Làm hỏng tóc
Ngủ khi tóc chưa khô khiến tóc dài ra quá mức có thể chấp nhận được. Tóc ướt sẽ giãn ra khoảng 30% chiều dài ban đầu mà không gây hư tổn. Tuy nhiên, việc duỗi tóc từ 30 đến 70% sẽ gây ra những thay đổi không thể phục hồi.
Giấc ngủ kém chất lượng
Theo một nghiên cứu năm 2015, phần đầu của chúng ta mất nhiệt nhiều hơn khi tiếp xúc với nhiệt độ thấp, điều này có thể xảy ra khi tóc ướt. Kết quả là bạn sẽ có một giấc ngủ không thoải mái.
Ảnh minh họa
Tăng khả năng bị gàu
Một nghiên cứu năm 2019 cho thấy thời tiết lạnh và ẩm ướt của mùa đông khiến tình trạng gàu trở nên trầm trọng hơn.
Nghiên cứu tương tự cho thấy sự cân bằng giữa vi khuẩn và nấm cũng có thể góp phần gây ra vấn đề. Tóc ướt gây mất nhiệt, khiến tình trạng gàu trở nên trầm trọng hơn.
Gây ra các tình trạng khác về da
Tóc ướt có khả năng chứa nhiều vi khuẩn. Nếu để tình trạng ẩm ướt trên tóc trong thời gian dài, chẳng hạn như qua đêm, có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề liên quan đến vi khuẩn. Ví dụ, nang lông dưới da chứa đầy bã nhờn hoặc vi khuẩn có thể gây ra mụn trứng cá.
Cách giữ an toàn khi đi ngủ với mái tóc ướt
Để ngăn ngừa các rủi ro trên, nên tạo thói quen tắm sớm, nhất là những ngày nắng nóng cơ thể dễ mệt mỏi, giảm sức đề kháng. Thời điểm tốt nhất để tắm gội là buổi sáng hoặc buổi tối trước 20h, không nên sau 23h. Người gội đầu trong thời gian này nên dùng nước ấm, sấy tóc thật khô trước khi ngủ.
Nếu không có thời gian để sấy khô tóc trước khi đi ngủ thì chỉ cần lau tóc thật kỹ, sau đó quấn tóc trong một chiếc khăn sợi nhỏ hoặc khăn xếp.
Đây là những chất tuyệt vời để bảo vệ tóc, ngăn ngừa gãy rụng, đồng thời ngăn ngừa n.hiễm t.rùng và ngứa da đầu.
Bạn cũng có thể cân nhắc sử dụng vỏ gối bằng lụa. Một số ý kiến cho rằng vỏ gối bằng lụa tốt hơn cho da vì chúng ít làm khô da hơn và mang lại bề mặt mịn màng khi bạn ngủ.
Bề mặt nhẹ nhàng hơn cũng có thể giúp giảm hư tổn nếu bạn đi ngủ với mái tóc ướt hoặc khô, mặc dù giới chuyên môn chưa có bằng chứng nào về lợi ích của nó đối với tóc.
7 thói quen xấu dễ gây đột quỵ, nhiều người không biết vẫn làm
Đột quỵ là căn bệnh nguy hiểm, có xu hướng gia tăng và ngày càng trẻ hóa. Dưới đây là 7 thói quen xấu dễ gây đột quỵ mà nhiều người mắc phải được bác sĩ chỉ ra.
Ngồi bật dậy ngay khi vừa ngủ dậy vào sáng sớm
Không kể đông hay hè, đa phần mọi người đều có thói quen ngồi bật dậy ngay khi vừa thức dậy. Tuy nhiên đây lại là một thói quen xấu làm tăng nguy cơ đột quỵ. Nguyên nhân là do huyết áp thường tăng cao vào buổi sáng sớm khi mới thức dậy. Bật dậy ngay khi vừa mở mắt sẽ khiến huyết áp tăng đột ngột, từ đó sức ép lên các thành mạch cũng sẽ tăng lên, hình thành nên các cục m.áu đông, gây tắc lòng mạch.
Để tránh đột quỵ, tốt nhất bạn nên tuân theo nguyên tắc “2-2-1”: Thức dậy và nằm trên giường trong 2 phút, ngồi dậy và ngồi trên giường 2 phút, sau đó hạ chân xuống giường trong 1 phút rồi mới đứng dậy và đi xuống đất.
Thức khuya thường xuyên
Nhiều người có thói quen thức khuya mỗi ngày, đặc biệt là đối với những người đang làm trong ngành công nghệ thông tin, bác sĩ, nhà thiết kế, biên kịch… Tuy nhiên không phải ai cũng biết thói quen này sẽ làm tăng gánh nặng cho tim, thường xuyên thiếu ngủ thì càng làm tăng khả năng đột tử.
Tắm đêm
Tắm đêm vào mùa đông khiến nguy cơ đột tử tăng cao, đặc biệt là ở những người có t.iền sử mắc bệnh huyết áp, tim mạch, mỡ m.áu,… Nguyên nhân, vào buổi đêm nhiệt độ thường xuống thấp nên tắm vào thời điểm này sẽ dễ khiến cơ thể bị lạnh. Nhẹ thì bạn có thể mắc phải các triệu chứng như đau đầu, đau tay chân, nặng hơn là đột quỵ.
Lời khuyên dành cho mọi người là nên tắm trước 20h. Trước khi tắm nên rửa chân bằng nước ấm, dùng khăn hoặc tay xoa nóng da 3-5 phút rồi từ từ đổ nước lên cơ thể để cơ thể thích nghi dần. Tránh xả nước đột ngột từ trên đầu xuống vì điều này sẽ khiến cơ thể không kịp chuẩn bị, gây ra sự giãn nở đột ngột của các mạch m.áu trong đầu và cơ thể, từ đó dẫn đến đột quỵ.
Đi ra ngoài hoặc mở cửa sổ ngay sau khi thức dậy
Hành động này có thể gây ra các bệnh về tim mạch hoặc đột quỵ, bởi vào buổi sáng mùa đông, nhiệt độ ngoài trời và trong nhà thường chênh lệch rất lớn. Rời khỏi chiếc giường ấm áp và lập tức đối mặt với không khí lạnh sẽ khiến các động mạch vành bị co thắt, dẫn tới tình trạng thiếu m.áu cơ tim.
Lời khuyên dành cho bạn là sau khi thức dậy, bạn có thể điều chỉnh điều hòa lên khoảng 26 độ hoặc nằm (ngồi) trong chăn một lúc để cơ thể quen dần với nhiệt độ phòng trước khi đi ra ngoài.
Ăn quá mặn
Chế độ ăn nhiều muối là một trong những yếu tố nguy cơ chính dẫn tới huyết áp cao, đột quỵ. Ngoài ra, chế độ ăn nhiều đường, nhiều chất béo cũng không tốt cho sức khỏe mạch m.áu.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bạn không nên ăn quá nhiều mỡ động vật và thức ăn có nhiều cholesterol như thịt mỡ, óc động vật, gan, trứng cá.
Thường xuyên uống rượu
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, so với những người uống ít hoặc kiêng rượu thì những người nghiện rượu nặng có nguy cơ đột quỵ tăng 22%. Liều thuốc an toàn nhất để tránh đột quỵ là nói không với bia rượu.
Ngồi quá lâu, ít vận động
Ngồi lâu mỗi ngày khiến con người dễ béo, m.áu lưu thông chậm lại. Điều này sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, mạch m.áu não.
Lưu ý, khi bạn bắt đầu tập thể dục, bạn nên thực hiện từng bước một, cường độ vừa phải theo thể lực của bản thân. Nhiều người thường xuyên lười vận động, đột ngột tăng cường độ vận động dễ khiến cơ thể bị quá tải, gây thiếu oxy não và thiếu m.áu cục bộ cấp tính, dễ dẫn đến đột quỵ.