Sau nhiều ngày tích cực điều trị, hai trẻ nghi ngờ ngộ độc Botulinum (Sở Y tế TPHCM thông tin vào tháng 2) đã có nhiều chuyển biến tích cực.
Bài Viết Liên Quan
- Bệnh vẩy nến dễ tái phát vào mùa khô lạnh
- Triệu chứng ung thư ở đàn ông và phụ nữ khác nhau như thế nào?
- Rước trăm thứ bệnh khi tái sử dụng b.ao c.ao s.u
Bác sĩ đang thăm khám cho bệnh nhi. (Ảnh: BVCC).
Ngày 11/4, BS.CK2 Nguyễn Diệu Vinh – Phó Trưởng khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết, bé có triệu chứng nhẹ hơn đã được xuất viện vào ngày 1/3, sinh hoạt bình thường và đi học lại.
Trường hợp nặng hơn đến nay đã điều trị hơn 60 ngày ghi nhận sức cơ hồi phục dần, bé tự ngồi được, dự kiến được xuất viện trong tuần tới.
Trước đó, khoa Cấp cứu tiếp nhận hai trường hợp bệnh nhi nhập viện từ các bệnh viện tuyến trước với chẩn đoán các bệnh lý của não ( viêm não, xuất huyết não…).
Tuy nhiên sau khi khai thác dịch tễ, hai bé cùng ăn tiệc tất niên và biểu hiện bệnh, các bác sĩ nghĩ ngay đến dấu hiệu ngộ độc Botulinum.
Hai bệnh nhi được thực hiện các xét nghiệm m.áu, chụp CT-scan não, MRI não, đo điện cơ để chẩn đoán và loại trừ các nguyên nhân khác, đồng thời khẩn trương truyền thuốc giải độc tố Botulinum (BAT) ngay trong đêm.
Bác sĩ Vinh cho biết, ngộ độc thực phẩm do độc tố Botulinum thường liên quan đến việc ăn uống các thực phẩm chế biến sẵn, được gói hoặc đóng hộp có nhiễm độc tố Botulinum do chủng vi khuẩn Clostridium sinh ra trong quá trình bảo quản.
Thời gian khởi phát bệnh thông thường 12 – 36 giờ sau ăn, phần lớn trong vòng 24 giờ, có thể khởi phát chậm trong vòng 6 – 8 ngày.
Bệnh cảnh chủ yếu của ngộ độc này gây liệt các cơ lan dần từ trên xuống, tùy mức độ khác nhau. Triệu chứng bao gồm nhìn đôi, nhìn mờ, sụp mí, nói ngọng, nuốt khó, khô miệng và yếu cơ.
T.rẻ e.m bị ngộ độc Botulinum nhìn mệt mỏi, ăn kém, táo bón, khóc yếu và trương lực cơ giảm. Nếu không điều trị kịp thời, có thể tiến triển thành yếu liệt cơ hô hấp, tay, chân và toàn thân gây suy hô hấp dẫn đến t.ử v.ong.
Bệnh được điều trị đặc hiệu bằng thuốc giải độc tố botulinum và các biện pháp chăm sóc, nâng đỡ khác như hỗ trợ hô hấp, xoay trở, vận động trị liệu, kháng sinh phòng ngừa bội nhiễm…
“BAT là loại thuốc hiếm, không phải lúc nào cũng sẵn có nên người dân cần chủ động phòng tránh bệnh này bằng cách đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm”, bác sĩ Vinh nhấn mạnh.
Để chủ động phòng ngừa, bác sĩ Vinh khuyến cáo phụ huynh nên chọn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, lưu ý thời hạn sử dụng, có tiêu chuẩn chất lượng và an toàn được chứng nhận.
Thận trọng với thực phẩm đóng hộp, khi mở có mùi, màu sắc hoặc vị thay đổi bất thường nên bỏ ngay. Ưu tiên ăn thực phẩm mới chế biến, mới nấu chín.
6 người mang m.áu hiếm lên Bệnh viện Chợ Rẫy cứu một bệnh nhân nước ngoài
Một người đàn ông nước ngoài cấp cứu tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) với nguy cơ xuất huyết não.
Do mang nhóm m.áu hiếm, việc truyền tiểu cầu để cứu sống người bệnh đã gặp thách thức.
Ngày 24/3, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) cho biết nơi đây đã khởi động quy trình khẩn cấp, tìm kiếm nguồn m.áu hiếm kịp thời cứu sống một bệnh nhân.
Theo đó, ông A.P. 64 t.uổi, quốc tịch Anh, được chuyển đến cấp cứu ngày 17/3 trong tình trạng c.hảy m.áu răng, m.áu mũi, bầm da dạng chấm, xuất huyết hai chân. Ê-kíp điều trị nhận định đây là trường hợp bị giảm tiểu cầu miễn dịch trên nền bệnh tăng huyết áp, nguy cơ xuất huyết não do thông số xét nghiệm tiểu cầu rất thấp, chỉ đạt 1.0 G/L, cần được truyền khẩn chế phẩm tiểu cầu.
Tuy nhiên, ông P. có nhóm m.áu O RH- (chỉ chiếm khoảng 0,1% dân số Việt Nam). Kho dự trữ của Trung tâm Truyền m.áu Bệnh viện Chợ Rẫy khi đó cũng vừa hết chế phẩm tiểu cầu nhóm O RH-. Việc lựa chọn khối tiểu cầu phù hợp khá khó khăn.
Trước tình trạng nguy cấp của bệnh nhân, Trung tâm Truyền m.áu của Bệnh viện Chợ Rẫy đã khởi động quy trình khẩn cấp, nhanh chóng liên lạc với Câu lạc bộ m.áu hiếm TP.HCM (thuộc Trung tâm Hiến m.áu nhân đạo TP.HCM) và Câu lạc bộ nhóm m.áu hiếm miền Nam.
Bệnh nhân đã được cứu sống kịp thời nhờ nguồn m.áu quý giá từ những người mang dòng m.áu hiếm. Ảnh: BVCC
Ngay sau đó, 6 thành viên của hai câu lạc bộ đã không ngần ngại đường xa, bỏ dở công việc để gấp rút đến Bệnh viện Chợ Rẫy chung tay cứu người bệnh. Có người từ huyện ngoại thành xa xôi như Củ Chi (TP.HCM) hoặc tỉnh Đồng Nai cũng gác lại việc của mình và có mặt sớm nhất.
Kết thúc quá trình sàng lọc, 3 thành viên phù hợp để hiến tiểu cầu là anh Nguyễn Văn Bao, chị Lê Thị Mít, chị Nguyễn Thị Thúy (đều ở TP.HCM).
Sau gần 10 tiếng triển khai quy trình báo động đỏ (từ 8h đến 17h30), 3 chế phẩm tiểu cầu nhóm O RH- đạt tiêu chuẩn đã được sản xuất và truyền an toàn cho bệnh nhân. Ông P. được cứu sống.
Đến ngày 23/3, bệnh nhân đã xuất viện trong tình trạng ổn định. “Cảm ơn những người hiến tiểu cầu cũng như đội ngũ nhân viên y tế đã kịp thời cứu giúp tôi có được sự khỏe mạnh như ngày hôm nay”, ông P. chia sẻ.
Bệnh viện Chợ Rẫy cũng gửi lời cảm ơn những tình nguyện viên trong các câu lạc bộ nhóm m.áu hiếm đã ưu tiên việc cứu người lên hàng đầu, chung tay cùng nhân viên y tế giữ được tính mạng bệnh nhân.
Tiểu cầu là tế bào nhỏ nhất trong m.áu, có nhiệm vụ làm đông cầm m.áu. Người bình thường có khoảng 150.000 – 300.000 tiểu cầu trong mỗi mm3 m.áu. Tiểu cầu có đời sống trung bình từ 3 – 5 ngày.
Người hiến cần khám và làm xét nghiệm m.áu trước khi hiến tiểu cầu. Quy trình hiến tiểu cầu rất chặt chẽ. Người bệnh được lấy m.áu, m.áu được đưa trực tiếp vào máy chiết tách tế bào. Máy chiết tách tế bào sẽ ly tâm, tách và giữ lại thành phần tiểu cầu. Sau đó, máy truyền trả lại những thành phần khác như hồng cầu, bạch cầu, huyết tương cho người hiến. Thời gian hiến kéo dài khoảng 60 – 80 phút.