Hàu là động vật có vỏ giàu vitamin, kẽm, axit béo omega-3, cholesterol, tốt cho cả người lớn, t.rẻ e.m, đặc biệt là nam giới.
Kẽm ở hàu gấp 6-10 lần các thực phẩm khác, giúp tăng cường sản xuất testosterone ở nam giới, tốt cho sinh lý.
Bài Viết Liên Quan
- Trẻ bị tay chân miệng, 3 dấu hiệu trẻ cần nhập viện ngay
- WHO công bố danh sách các loại nấm gây bệnh n.hiễm t.rùng nguy hiểm nhất thế giới
- Con dụi mắt liên tục, mẹ tìm hiểu nguyên nhân để sớm xử lý đúng cách
Tuy nhiên, sở thích và quan điểm ăn hàu sống hấp thu nhiều chất dinh dưỡng hơn hàu chín không những không đúng mà còn tiềm ẩn nguy cơ nhiễm khuẩn Vibrio vulnificus.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, hàu sống trong môi trường biển, dễ bị nhiễm khuẩn Vibrio do ô nhiễm môi trường, trong đó có khoảng 12 loại Vibrio gây bệnh cho người. Vibrio vulnificus là một loại vi khuẩn cùng họ với vi khuẩn gây bệnh tả.
Chúng thường sống ở các vùng nước ấm ven biển hoặc trong vùng nước lợ có độ mặn cao. Hiện nay, một số người có thói quen ăn hàu sống ngâm trong nước cốt chanh dễ khiến vi khuẩn Vibrio vulnificus xâm nhập vào cơ thể.
N.hiễm t.rùng Vibrio vulnificus có thể gây ra các triệu chứng như tiêu chảy, đau quặn bụng, buồn nôn, nôn mửa, nhức đầu, sốt. Triệu chứng có thể trở nên nghiêm trọng ở những người bị bệnh gan hoặc hệ thống miễn dịch suy yếu, vi khuẩn có thể xâm nhập vào m.áu, gây n.hiễm t.rùng toàn thân, nguy hiểm đến tính mạng.
Để ngăn ngừa nhiễm Vibrio vulnificus, các chuyên gia về an toàn thực phẩm khuyến cáo người dân tuyệt đối không ăn sống hoặc nấu chưa chín hàu nói riêng, động vật có vỏ nói chung.
Trước khi chế biến hàu, cần ngâm với nước sạch hoặc nước muối khoảng 3 giờ để loại bỏ cặn bẩn, bùn sâu trong lớp vỏ. Không nên ăn quá nhiều hàu vì sẽ làm tăng lượng cholesterol trong m.áu, dẫn đến nguy cơ cao mắc các bệnh nguy hiểm như tim mạch, huyết áp, đột quỵ.
Rửa rau sống thế nào để đỡ nhiễm giun sán?
Rau sống là món ăn khoái khẩu của nhiều người. Tuy nhiên, một trong những vấn đề quan trọng khi ăn rau sống là việc làm sạch chúng để tránh nhiễm khuẩn và giun sán.
Vậy làm thế nào để rửa rau sao cho an toàn và hiệu quả?
Rửa rau sống thế nào để đỡ nhiễm giun sán?
Rau sống, đặc biệt là rau gia vị, là nguồn cung cấp vitamin C, A, E, chất khoáng và các chất chống oxi hóa. Các loại rau thơm cũng chứa một lượng kháng sinh thực vật giúp tăng cường hệ miễn dịch.
Tuy nhiên, khi rau sống không được rửa sạch, chúng có thể mang theo các vi khuẩn gây bệnh và dư lượng hóa chất từ phân bón hoặc thuốc trừ sâu. Điều này khiến cho chúng ta dễ bị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa hoặc giun sán.
Cách rửa rau sống đúng cách
Rửa nhiều lần bằng nước sạch: trước khi ăn, rau sống cần được rửa nhiều lần bằng nước sạch. Tốt nhất là rửa từng lá rau dưới vòi nước chảy, giúp loại bỏ trứng giun và vi khuẩn gây bệnh.
Sử dụng nước rửa rau quả: trên thị trường có nhiều loại nước rửa rau quả được quảng cáo là có khả năng loại bỏ các hóa chất độc hại từ bề mặt rau. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng chúng chỉ loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn, không phải làm sạch hoàn toàn các chất độc hại.
Rửa cẩn thận các khe cuống lá: trong quá trình rửa, cần chú ý đến các khe cuống lá để loại bỏ hoàn toàn các dư lượng hóa chất hoặc bụi bẩn.
Rau dạng củ thường sạch hơn: rau dạng củ như củ cải, su hào, cà rốt, khoai tây thường sạch hơn rau lá, vì vậy cần tập trung vào việc rửa sạch rau lá hơn.