Hành tây không chỉ mang lại hương vị và mùi thơm cho món ăn mà còn sở hữu những đặc tính độc đáo, có thể giúp giảm bớt tác động của nhiệt trong những tháng hè nóng nực.
Dưới đây là những lợi ích của hành tây:
1. Cân bằng nước và điện giải
Trong những tháng hè nóng nực, việc bổ sung đủ nước là rất quan trọng để ngăn ngừa tình trạng mất nước và duy trì cân bằng điện giải. Hành tây chứa hàm lượng nước cao, góp phần hydrat hóa khi tiêu thụ. Ngoài ra, chúng còn cung cấp các chất điện giải cần thiết như kali, giúp điều chỉnh cân bằng chất lỏng trong cơ thể.
Thêm hành tây vào chế độ ăn uống có thể hỗ trợ quá trình hydrat hóa và ngăn ngừa sự mất cân bằng điện giải do đổ mồ hôi quá nhiều khi trời nóng.
2. Đặc tính làm mát
Bài Viết Liên Quan
- 5 hiểm họa không ngờ từ thói quen cắn móng tay
- Muốn ngủ nhanh và ngon giấc hơn hãy thử ngay 10 cách cực lạ này
- Khô mắt kéo dài tác động tiêu cực đến sức khỏe
Hành tây ngăn ngừa sự mất cân bằng điện giải do đổ mồ hôi nhiều khi trời nóng.
Hành tây có đặc tính làm mát tự nhiên có thể giúp hạ nhiệt độ cơ thể và giảm nóng. Khi ăn sống hoặc nấu chín nhẹ, hành tây sẽ giải phóng các hợp chất như quercetin và hợp chất lưu huỳnh, có tác dụng làm mát cơ thể. Các hợp chất này kích thích đổ mồ hôi, thúc đẩy quá trình mất nhiệt thông qua sự bay hơi và hỗ trợ cơ chế làm mát tự nhiên của cơ thể.
Thêm hành tây vào món salad, bánh mì hoặc súp lạnh có thể tăng cường đặc tính làm mát của chúng và giúp bạn đ.ánh tan cái nóng mùa hè.
3. Bảo vệ chống oxy hóa
Cái nóng của mùa hè có thể làm tăng căng thẳng oxy hóa trong cơ thể, dẫn đến tổn thương tế bào và viêm nhiễm. Hành tây rất giàu chất chống oxy hóa, bao gồm flavonoid, hợp chất phenolic và vitamin C, giúp trung hòa các gốc tự do và giảm căng thẳng oxy hóa.
Tiêu thụ hành tây thường xuyên có thể cung cấp chất chống oxy hóa bảo vệ chống lại tác hại của bức xạ UV và độc tố môi trường liên quan đến tiếp xúc với nhiệt độ mùa hè.
Hành tây, thực phẩm tăng cường sức khỏe làn da trong mùa hè.
4. Lợi ích chống viêm
Viêm là một phản ứng phổ biến đối với căng thẳng liên quan đến nhiệt và tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong những tháng hè. Hành tây có chứa các hợp chất chống viêm như quercetin và hợp chất lưu huỳnh, đã được chứng minh là có tác dụng giảm viêm và giảm bớt các triệu chứng của các tình trạng liên quan đến nhiệt như cháy nắng và phát ban do nhiệt.
Thêm hành tây vào chế độ ăn uống có thể giúp giảm viêm và tăng cường sức khỏe làn da trong mùa hè.
5. Hỗ trợ tiêu hóa
Khó chịu và ăn uống uể oải là những vấn đề thường gặp khi thời tiết nóng bức (do nhiệt độ cao có thể ảnh hưởng đến tiêu hóa và sự thèm ăn). Hành tây chứa chất xơ, prebiotic và enzyme tiêu hóa hỗ trợ sức khỏe đường tiêu hóa và thúc đẩy đường tiêu hóa hoạt động đều đặn.
Thực phẩm giàu chất xơ như hành tây có thể hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón và củng cố sức khỏe đường ruột tổng thể, đảm bảo khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng và hiệu quả tiêu hóa tối ưu trong những tháng hè.
Cô gái 25 t.uổi đi cấp cứu vì uống quá nhiều loại thuốc phổ biến
Sau khi uống hơn 20 viên thuốc paracetamol, cô gái 25 t.uổi được đưa đi cấp cứu, phải dùng thuốc giải độc.
Bệnh nhân là chị T.H.H, ở huyện Phù Ninh, Phú Thọ. Nữ bệnh nhân được đưa vào Trung tâm Y tế huyện Phù Ninh sau khi uống hơn 20 viên thuốc paracetamol ở nhà.
Ngay sau khi uống thuốc, bệnh nhân bị đau bụng, nôn nhiều, tức ngực, khó thở, phải đi cấp cứu. Bác sĩ nhanh chóng rửa dạ dày, truyền dịch bù nước, điện giải, dùng thuốc giải độc cho cô gái 25 t.uổi. Tới ngày 15/4, sau 5 ngày điều trị tích cực, người bệnh ổn định và đủ điều kiện xuất viện.
Cô gái phải cấp cứu sau khi uống hơn 20 viên thuốc giảm đau, hạ sốt paracetamol. Ảnh: BVCC
Bác sĩ chuyên khoa I Trần Thạch Hải, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, Trung tâm Y tế huyện Phù Ninh, cho biết paracetamol là thuốc giảm đau, hạ sốt phổ biến. Thuốc có tính an toàn cao, ít tác dụng phụ khi được sử dụng đúng liều lượng và đúng cách.
Tuy nhiên, việc sử dụng quá liều paracetamol có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như suy gan, suy thận, viêm tụy, hạ đường huyết và nhiễm acid lactic.
Bác sĩ Hải khuyên trước khi dùng thuốc, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc, không uống quá liều quy định. Nếu bệnh nhân có biểu hiện hoặc nghi ngờ ngộ độc thuốc, cần đến cơ sở y tế để được xử trí kịp thời.