Nigeria đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới đưa vào sử dụng Men5CV, một loại vaccine ‘mang tính cách mạng’ mới chống lại bệnh viêm màng não.
Bài Viết Liên Quan
- Sau t.uổi 25, những phụ nữ có 3 đặc điểm này dễ mắc ung thư cổ tử cung hơn hẳn những người khác
- Làm đẹp an toàn
- Dạ dày người đàn ông chứa toàn hạt xoài, quả chanh leo nguyên dạng
Ảnh minh họa. (Nguồn: Getty images)
Thông cáo báo chí của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố ngày 12/4 cho biết Nigeria đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới đưa vào sử dụng Men5CV, một loại vaccine “mang tính cách mạng” mới chống lại bệnh viêm màng não.
Thông cáo dẫn lời Tổng Giám đốc của tổ chức này, Tiến sỹ Tedros Adhanom Ghebreyesus, cho biết vaccine mới có thể làm thay đổi diễn biến của căn bệnh nguy hiểm vốn được coi là kẻ thù truyền kiếp. Nó có thể ngăn chặn những đợt bùng phát mới và cứu sống nhiều người.
Theo WHO, vaccine Men5CV cung cấp khả năng bảo vệ mạnh mẽ trước 5 chủng vi khuẩn viêm màng não mô cầu chính là A, C, W, Y và X chỉ trong một lần tiêm. Men5CV có khả năng bảo vệ rộng hơn so với các loại vaccine hiện hành đang được sử dụng ở phần lớn các nước châu Phi, vốn chỉ có hiệu quả chống lại chủng A.
Trên thực tế, các chuyên gia của WHO đã bật đèn xanh cho loại vaccine này từ năm ngoái. WHO đ.ánh giá viêm màng não do vi khuẩn là dạng bệnh nguy hiểm phổ biến nhất. Bệnh sinh ra khi một số loài vi khuẩn, virus, nấm hoặc ký sinh trùng gây viêm các mô xung quanh não và tủy sống.
Trong năm ngoái, số ca viêm màng não được báo cáo ở châu Phi tăng 50% và căn bệnh này có nguy cơ xuất hiện ở khắp nơi trên thế giới, đặc biệt tại khu vực cận Sahara, nơi được mệnh danh là “vành đai viêm màng não châu Phi.”
Vaccine mới có thể làm thay đổi diễn biến của căn bệnh nguy hiểm vốn được coi là kẻ thù truyền kiếp.(Nguồn: WHO)
Còn tại Việt Nam, vừa qua một b.é g.ái 5 t.uổi ở Tây Ninh vừa được xác định sốc n.hiễm t.rùng, nhiễm khuẩn huyết do nhóm huyết thanh não mô cầu B. Đây là tác nhân phổ biến nhất tại Việt Nam trong vòng 15 năm qua, gây các bệnh cảnh nguy hiểm như viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi.
Vậy viêm màng não là bệnh như thế nào? Nó có nguy hiểm không, có lây không và cách điều trị ra sao?
1. Viêm màng não là gì?
Viêm màng não là hiện tượng viêm của màng xung quanh não và tủy sống, dẫn đến hàng loạt triệu chứng như đau đầu, cứng gáy, sợ sáng, tăng số lượng bạch cầu trong dịch não tủy. Nguyên nhân viêm màng não có thể do nhiễm khuẩn hoặc không do nhiễm khuẩn.
Viêm màng não có thể do nhiễm vi khuẩn, virus, nấm hoặc ký sinh trùng. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, viêm màng não có thể được chữa khỏi sau vài tuần, hoặc có thể là trường hợp khẩn cấp đe dọa tính mạng.
Bệnh viêm màng não có 4 loại gồm viêm màng não do não mô cầu, do phế cầu khuẩn, do các virus đường ruột, do haemophilus influenzae typ B (Hib).
2. Bệnh viêm màng não có nguy hiểm không?
Viêm màng não là một bệnh lý có độ nguy hiểm cao, có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào và ở bất kỳ thời điểm nào trong năm. Tỷ lệ t.ử v.ong của bệnh nhân viêm màng não khi phát hiện và điều trị muộn lên đến 20-50%.
Trong trường hợp bệnh nhân được cứu sống kịp thời, nguy cơ phải sống chung với các di chứng của viêm màng não là 30-50%.
3. Viêm màng não có lây không?
Các tác nhân gây bệnh viêm màng não thường có trong những chất tiết ra từ đường hô hấp. Người khỏe mạnh hít phải chất tiết này khi người bệnh nói chuyện, ho, hắt hơi có khả năng mắc bệnh.
Bệnh cũng có thể lây gián tiếp khi tiếp xúc qua da, khi người lành dùng chung các đồ vật hàng ngày như cốc, chén,… với người bệnh.
Một số nghiên cứu còn phát hiện ra, vi khuẩn Neisseria meningitidis gây bệnh viêm màng não có thể lây cho những người tiếp xúc gần hoặc tiếp xúc trong thời gian dài với người bệnh. Người trong gia đình, bạn học, bạn cùng phòng… bất cứ ai tiếp xúc trực tiếp với chất dịch bệnh nhân đều có nguy cơ mắc bệnh.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Getty images)
4. Triệu chứng viêm màng não
Viêm màng não thường có những triệu chứng rất dễ nhầm lẫn với viêm đường hô hấp thông thường, sốt siêu vi như sốt cao, chán ăn, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy hoặc ho, chảy nước mũi, nôn…
Để phân biệt bệnh lý viêm màng não với các bệnh viêm đường hô hấp thông thường khác, bạn có thể dựa vào các triệu chứng quan trọng sau.
Co giật: Người bệnh có thể co giật một phần cơ thể như tay, chân, mắt, miệng hoặc cũng có thể co giật toàn thân. Một số trường hợp co giật đơn thuần do sốt cao hoặc do rối loạn điện giải, nhưng cũng cần phải theo dõi xem trẻ có bị viêm màng não không.
Rối loạn ý thức: Người bệnh dễ bị kích động, sau đó ngủ li bì, lờ đờ, hôn mê.
Đau đầu, nôn hoặc có biểu hiện liệt mặt, liệt hoặc giảm vận động ở chân, tay hoặc nửa người.
Đối với trẻ sơ sinh, dấu hiệu ban đầu thường không đặc hiệu và rất khó phân biệt với các bệnh n.hiễm t.rùng khác. Người bệnh có thể sốt hoặc không sốt, đi kèm một trong các triệu chứng trên. Một số biểu hiện thần kinh hay gặp là ngủ li bì, thóp phồng, co giật.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Getty images)
5. Phương pháp điều trị
Bệnh nhân viêm màng não cần nhập viện ngay lập tức để hạn chế nguy cơ tổn thương não và t.ử v.ong. Phương pháp điều trị viêm màng não phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.
Nguyên nhân do vi khuẩn: cần nhập viện ngay lập tức. Việc chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giúp ngăn ngừa tổn thương não và t.ử v.ong. Viêm màng não do vi khuẩn được điều trị bằng thuốc kháng sinh và steroid tiêm tĩnh mạch. Không có kháng sinh đặc hiệu cho bệnh do vi khuẩn gây ra. Chọn loại thuốc nào phụ thuộc vào loại vi khuẩn gây bệnh.
Nguyên nhân do nấm: được điều trị bằng thuốc chống nấm.
Nguyên nhân do ký sinh trùng: điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng. Một số trường hợp có thể sử dụng thuốc diệt ký sinh trùng.
Nguyên nhân do virus: đa số có thể tự khỏi, một số tác nhân gây bệnh sẽ được điều trị bằng thuốc kháng virus tiêm tĩnh mạch.
Viêm màng não mạn tính được điều trị bằng cách giải quyết các nguyên nhân gây bệnh.
6. Các biến chứng viêm màng não
Đa số các trường hợp mắc bệnh viêm màng não được phát hiện và nhập viện trong tình trạng nặng, đã xuất hiện biến chứng hoặc có nguy cơ xuất hiện biến chứng cao. Điều này xảy ra do đây là một bệnh lý có diễn tiến nhanh, tuy nhiên, các triệu chứng ban đầu của bệnh khá giống với các bệnh n.hiễm t.rùng thông thường nên thường bị người bệnh bỏ qua. Bệnh viêm màng não gây ra một số biến chứng phổ biến sau.
Hệ thần kinh: Viêm màng não gây ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh và não bộ khiến bệnh nhân sốt cao liên tục, lú lẫn, mơ hồ, hôn mê kéo dài, thậm chí là rơi vào trạng thái nguy kịch.
Thống kê cho thấy có khoảng 7% trường hợp trẻ bị viêm màng não do vi khuẩn xuất hiện biến chứng não úng thủy, phổ biến là não úng thủy giao tiếp (chiếm 52% trường hợp gặp phải biến chứng này).
Ảnh minh họa. (Nguồn: Getty images)
Hệ tuần hoàn: Tác nhân gây bệnh viêm màng não có thể di chuyển vào m.áu, tiết độc tố gây n.hiễm t.rùng huyết. Hơn nữa, khi m.áu chứa mầm bệnh theo hệ tuần hoàn, đi đến các cơ quan nội tạng, gây ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan này, phá hủy mao mạch m.áu.
Ban đầu người bệnh sốt, xuất huyết dưới da. Sau đó, các triệu chứng này trở nên nặng hơn, phát ban sẫm màu trên diện rộng, suy giảm chức năng, đe dọa tính mạng.
Xương khớp và cơ bắp: Viêm màng não ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống xương và cơ bắp của cơ thể, nhất là vùng cổ, vai và lưng. Điều này khiến bệnh nhân khó vận động, xoay cổ hay cúi người, về lâu, cơ và các khớp xương trở nên tê cứng, dị dạng.
Bên cạnh đó, sau khi đã được chữa khỏi viêm màng não, người bệnh có thể gặp phải một số di chứng như n.hiễm t.rùng m.áu, đau nửa đầu, mất thính lực, suy giảm nhận thức, co giật và động kinh.
7. Phòng ngừa viêm màng não
Viêm màng não hiện là gánh nặng bệnh tật đáng báo động do tỷ lệ t.ử v.ong cao, di chứng kéo dài ảnh hưởng đến tương lai và cuộc sống của người bệnh. Để chủ động phòng bệnh viêm màng não ngay từ sớm, người dân cần thực hiện một số biện pháp.
Không chia sẻ đồ dùng cá nhân: Các tác nhân gây bệnh viêm màng não có thể lây truyền khi người lành tiếp xúc chất tiết hô hấp của người bệnh, thông qua dùng chung các đồ dùng cá nhân. Do đó, để ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn, virus gây bệnh mọi người không nên dùng chung đồ dùng có chứa chất tiết như ly uống nước, chai nước, ống hút, bàn chải đ.ánh răng, son môi và t.huốc l.á.
Rửa tay thật sạch: Virus và vi khuẩn gây viêm màng não có thể bám trên tay và đi vào cơ thể qua đường miệng. Rửa tay sạch với xà phòng và nước kháng khuẩn là phương pháp phòng bệnh đơn giản, đặc biệt là sau khi ở nơi đông người, sau ho hoặc hắt hơi.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Getty images)
Tăng cường hệ thống miễn dịch: Khi bị n.hiễm t.rùng, hệ miễn dịch sẽ hoạt động để chống lại các tác nhân xâm nhập. Hệ miễn dịch khỏe mạnh có thể ngăn ngừa tình trạng n.hiễm t.rùng do virus, vi khuẩn. Ngoài ra, ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ giấc có thể giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
Chăm sóc sức khỏe giữ vai trò quan trọng, đặc biệt là khi bạn đang có một hay nhiều bệnh lý mãn tính làm tổn hại hệ thống miễn dịch, hoặc sử dụng các loại thuốc gây suy giảm miễn dịch.
Tiêm phòng vaccine: Cách hiệu quả nhất để phòng ngừa bệnh viêm màng não là tiêm phòng vaccine. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo, người dân nên tiêm vaccine phòng viêm màng não ở độ t.uổi 11 hoặc 12, sau đó tiêm nhắc khi 16 đến 18 t.uổi./.
TP Hồ Chí Minh: Nhiều trẻ nhập viện do viêm não, viêm màng não
Những ngày qua, hai bệnh viện nhi đồng tuyến cuối tại TP Hồ Chí Minh là Nhi đồng 1 và Nhi đồng 2 tiếp nhận nhiều t.rẻ e.m mắc viêm não, viêm màng não.
Các bác sĩ cảnh báo, phụ huynh cần tiêm chủng đầy đủ vaccine phòng bệnh cho con, đồng thời giữ gìn vệ sinh thân thể, môi trường sống, thực hiện ăn chín, uống sôi.
Bác sĩ Dư Tuấn Quy, Trưởng Khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1, Thành phố Hồ Chí Minh, khám cho bệnh nhi viêm màng não.
Thấy con trai 10 t.uổi sốt cao, li bì, đ.ánh thức khó, nôn ói nhiều, chị Huỳnh Ngọc Dung đã tức tốc đón xe từ Bạc Liêu đưa con lên Bệnh viện Nhi đồng 1 Thành phố Hồ Chí Minh cấp cứu. Tại đây, sau khi chọc dịch não tuỷ tại thắt lưng, chụp MRI, các bác sĩ kết luận, bệnh nhi bị viêm não. Bác sĩ Dư Tuấn Quy, Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết, đây là trường hợp điển hình của bệnh viêm não. Ban đầu các triệu chứng của bệnh dễ khiến phụ huynh nhầm với bệnh hô hấp, viêm họng. Sau 2 ngày điều trị, bệnh nhi đã đáp ứng tốt với phác đồ, phản ứng nhanh hơn và trả lời được các câu hỏi của bác sĩ. Tại Khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 hiện đang điều trị cho 20 bệnh nhi mắc bệnh viêm màng não, 6 ca mắc bệnh viêm não. Đa số các ca bệnh viêm não, viêm màng não có thời gian nằm viện kéo dài từ vài tuần đến vài tháng.
Còn tại Bệnh viện Nhi đồng 2 những ngày gần đây cũng có sự gia tăng các bệnh nhi mắc viêm não, viêm màng não nhập viện. Hiện Khoa Nhiễm của bệnh viện này đang điều trị cho 26 trường hợp viêm màng não, trong khi đó vài tuần trước chỉ có khoảng 10-15 trẻ mắc bệnh lý này phải nhập viện. Trong số 26 trẻ đang điều trị có 3 trẻ bị biến chứng nặng và đều dưới 1 t.uổi.
Theo bác sĩ Nguyễn Đình Qui, Quản lý Khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 2, trẻ nhỏ dưới 1 t.uổi mắc bệnh viêm màng não thường biến chứng rất nhanh khiến phụ huynh không kịp trở tay. Mới đây, một trẻ mới 1,5 tháng t.uổi được chuyển từ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu lên với kết quả viêm màng não mủ. Dù các bác sĩ đã sử dụng kháng sinh mạnh nhưng không đáp ứng điều trị. Sau đó, bệnh nhi bị biến chứng tụ mủ dưới màng cứng và phải phẫu thuật 2 lần, khoan sọ để bơm rửa và dẫn lưu mủ ra ngoài. Trải qua rất nhiều tuần kiên trì điều trị, trẻ được xuất viện, có biến chứng nhẹ về co giật nhưng không bị yếu liệt.
Theo các bác sĩ, viêm não và viêm màng não xảy ra quanh năm, tỷ lệ di chứng cao trên 30% nếu nhập viện muộn, thậm chí có thể t.ử v.ong. Các di chứng có thể gặp sau khi trẻ vị viêm não, viêm màng não như: bại não, liệt chân, liệt tay, bị động kinh, điếc, trí nhớ kém…”Di chứng của bệnh viêm não, viêm màng não rất nặng nề, do đó, phụ huynh, đặc biệt là người mẹ, luôn được dặn dò theo dõi sát tình trạng của con để kịp thời đưa đến bệnh viện”, bác sĩ Dư Tuấn Quy, Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 khuyến cáo.
Nhiều trẻ mắc viêm màng não, viêm não đang được điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
Viêm não, viêm màng não do nhiều nguyên nhân gây ra như virus, vi trùng, ký sinh trùng… Khi trẻ nhỏ bị ho, sổ mũi và có thêm dấu hiệu li bì, khó đ.ánh thức, nôn ói, bú kém, quấy khóc, phồng thóp… phụ huynh cần nghĩ đến nguy cơ viêm màng não/viêm não. Với trẻ lớn, đau họng, sốt, nôn ói, đau đầu nhiều là triệu chứng của viêm não, viêm màng não. Những trường hợp này cần được thăm khám sớm để tránh nguy cơ biến chứng.
Hiện nay, một số loại vaccine có thể phòng ngừa được viêm màng não (với tác nhân khác nhau) như vaccine 5 trong 1, 6 trong 1 (ngừa được viêm màng não do vi khuẩn HiB); vaccine phế cầu; vaccine não mô cầu… Do đó, phụ huynh cần cho trẻ tiêm đầy đủ các loại vaccine để phòng bệnh. Ngoài tiêm chủng đầy đủ, phụ huynh cũng cần tuân thủ vệ sinh tay, đeo khẩu trang, vệ sinh thân thể và nơi sinh hoạt, ăn chín uống sôi… Các bác sĩ cảnh báo, từ nay đến cuối năm, ngoài viêm màng não, bệnh thủy đậu cũng có thể sẽ tăng cao, phụ huynh cần cảnh giác đề phòng.