Nắng nóng, bệnh về da tăng mạnh

Nếu không được điều trị kịp thời, một số bệnh về da có thể trở thành mạn tính, như mề đay, viêm da cơ địa…, ảnh hưởng tới chất lượng sống của bệnh nhân.

Những ngày qua, TP HCM và các tỉnh Nam Bộ bước vào giai đoạn nắng nóng gay gắt, nhiệt độ tăng lên 35-36 độ C, chỉ số tia UV ở mức gây hại rất cao. Nắng nóng không chỉ gây khó chịu mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, trong đó có các bệnh về da.

Bệnh về da tăng, chiếm 60%-70% lượt khám

Theo thống kê của các bệnh viện da liễu, số bệnh nhân đến khám và điều trị các bệnh về da tăng cao trong những ngày qua.

nang nong benh ve da tang manh e14 7108792

Nắng nóng, nhiều người đến bệnh viện chuyên khoa da liễu thăm khám

Từ đầu tháng 2-2024 đến nay, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh (TP HCM) ghi nhận số ca mắc các bệnh da liễu liên quan thời tiết nắng nóng – như viêm da cơ địa, viêm da tiết bã, mẩn ngứa, mề đay, mụn, nhiễm nấm, thủy đậu… – gia tăng. Trung bình mỗi ngày, bệnh viện tiếp nhận khoảng 50-70 lượt khám thuộc nhóm bệnh này, gồm cả t.rẻ e.m và người lớn, chiếm khoảng 60%-70% tổng lượt khám.

Ghi nhận tại Bệnh viện Quân y 175 (TP HCM) cho thấy từ sáng sớm, nhiều người đã ngồi chờ đến lượt thăm khám. Bác sĩ chuyên khoa 2 Trần Văn Tính, Trưởng Khoa Da liễu – Dị ứng, Bệnh viện Quân y 175, cho biết từ sau Tết Nguyên đán đến nay, thời tiết nắng nóng gay gắt. Đây cũng là nguyên nhân khiến người dân đến khám các bệnh lý về da tăng cao hơn 30%-40% so với trước đó. Trung bình mỗi ngày, bệnh viện tiếp nhận khoảng 120-140 bệnh nhân khám da ngoại trú.

Mới đây, Bệnh viện Quân y 175 tiếp nhận, điều trị cho nam bệnh nhân H.V.B (60 t.uổi, ngụ Bình Dương), nhập viện trong tình trạng da nổi đỏ kèm ngứa tay chân, sốt rét run. Bệnh nhân cho biết không mắc bệnh mạn tính về da. Trước khi nhập viện, ông bị ngứa và nóng da, dù đã đi khám và điều trị bằng thuốc nhưng tình trạng khô da tróc vảy từ tay chân vẫn lan ra toàn thân.

Tại bệnh viện, bác sĩ chẩn đoán ông B. bị viêm da cơ địa. Trong thời tiết nắng nóng, tình trạng dị ứng tiến triển nặng hơn, n.hiễm t.rùng da nên bác sĩ đã chỉ định ông nhập viện để điều trị tích cực. Ông B. đã được điều trị các triệu chứng và sử dụng thuốc bôi, thuốc tắm vệ sinh. Đến nay, da ông đã hồi phục, hết tróc vảy.

Trong khi đó, anh H.G.H (26 t.uổi, quê Sơn La, làm việc tại TP HCM) cho biết do nhiệt độ thành phố cao hơn 15 độ C so với ở quê nên da anh xuất hiện các nốt sần, phát ban, ngứa ngáy khắp người. Bác sĩ Bệnh viện Tâm Anh chẩn đoán anh bị nổi mề đay cấp tính do cơ thể chưa kịp thích nghi với thay đổi nhiệt độ. Anh H. được kê thuốc histamine nhằm giảm các triệu chứng gây viêm, đồng thời hạn chế ra ngoài khi trời nắng nóng.

Không nên bỏ qua triệu chứng bất thường

Theo bác sĩ Đặng Thị Ngọc Bích, Khoa Da liễu – Thẩm mỹ da, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, thời tiết thay đổi đột ngột, nắng nóng, độ ẩm cao sẽ gây nhiều ảnh hưởng với da, làm tăng nhiệt độ da, thay đổi độ pH, tăng tiết mồ hôi và bã nhờn. Từ đó, dẫn đến tắc nghẽn lỗ chân lông, dễ viêm da, rối loạn hệ vi sinh vật trên da (nấm, vi khuẩn) khiến da nhạy cảm hơn.

Bên cạnh đó, các yếu tố môi trường như bụi, phấn hoa, ô nhiễm, hóa chất… cũng dễ gây kích ứng da, tạo ra những phản ứng không có lợi, từ đó làm bùng phát các bệnh da liễu. Thời tiết nóng còn khiến lỗ chân lông giãn nở, dẫn đến bụi bẩn dễ dàng xâm nhập và tích tụ lại, bít tắc lỗ chân lông và tạo thành mụn.

Bác sĩ Bích cho rằng bệnh da liễu không gây nguy hiểm tới tính mạng nên dễ bị bỏ qua. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, một số bệnh về da có thể trở thành mạn tính, như mề đay, viêm da cơ địa…, ảnh hưởng tới chất lượng sống của bệnh nhân. Do đó, cần thăm khám khi trên da xuất hiện các triệu chứng bất thường như đỏ, ngứa, nóng rát…

Bác sĩ Trần Văn Tính so sánh cấu trúc da giống như lớp áo bên ngoài bảo vệ cơ thể. Do đó, khi da bị khô, mất các chất khoáng… thì có thể bị nhiễm nấm, nhiễm khuẩn, virus…

Nếu tình trạng này không được xử lý kịp thời thì có thể ảnh hưởng đến gan, thận, cơ quan nội tạng; đặc biệt, bệnh sẽ diễn tiến nhanh ở người lớn t.uổi.

Viêm da cơ địa có nguy hiểm không?

Viêm da cơ địa là bệnh lý viêm da mạn tính, dễ tái phát. Bệnh thường xuất hiện ở t.rẻ e.m, đa số sẽ hết khi trẻ 2 t.uổi, tuy nhiên một số bệnh nhân sẽ tiến triển thành viêm da cơ địa ở trẻ lớn và viêm da cơ địa ở người lớn.

Khi mắc bệnh kéo dài nhiều người lo lắng không biết viêm da cơ địa có biến chứng gì không?

Nguyên nhân gây bệnh viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa hay còn gọi là viêm da cơ địa dị ứng, chàm cơ địa, viêm da atopy; là dạng tổn thương viêm da mạn tính do tình trạng mẫn cảm với các dị nguyên trong không khí.

Viêm da cơ địa có liên quan đến nồng độ globulin miễn dịch (IgE) trong m.áu cao và t.iền sử bản thân hoặc gia đình bị dị ứng loại I, viêm mũi dị ứng hoặc hen suyễn.

Các nhà nghiên cứu thấy rằng cơ chế bệnh sinh của viêm da cơ địa rất phức tạp, hiện vẫn chưa biết nguyên nhân cụ thể, nhưng được cho là có liên quan đến các yếu tố di truyền, hệ thống miễn dịch và môi trường gây rối loạn khả năng bảo vệ của da.

viem da co dia co nguy hiem khong 4da 7103348

Viêm da cơ địa khiến người bệnh khó chịu, ngứa ngáy.

– Viêm da cơ địa do yếu tố di truyền:

Người ta nhận thấy một số người bị viêm da cơ địa có thành viên trong gia đình cũng mắc bệnh này. Một số nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra đã có những thay đổi trong gene chịu trách nhiệm tạo ra filaggrin – một loại protein giúp duy trì làn da khỏe mạnh.

– Do hệ thống miễn dịch:

Bình thường hệ thống miễn dịch có vai trò chống lại các tác nhân lạ xâm nhập vào cơ thể. Nhưng đôi khi hệ miễn dịch bị rối loạn và hoạt động quá mức có thể gây ra tình trạng viêm trên da.

Ngoài ra, viêm da cơ địa còn do các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến cách mà cơ thể phản ứng khiến da khô và dễ bị viêm.

Biểu hiện của viêm da cơ địa

Biểu hiện của viêm da cơ địa thay đổi tùy theo t.uổi và giai đoạn bệnh. Có thể là hồng ban, mụn nước tiết dịch ở giai đoạn cấp. Hồng ban, vết tích mụn nước, bong vảy, đóng mài ở giai đoạn bán cấp. Mảng da dày lichen hóa, khô da ở giai đoạn mạn tính. Thường gây ngứa làm mất ngủ dẫn đến kiệt sức và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Ba giai đoạn khác nhau có thể phân biệt trên lâm sàng viêm da cơ địa ở trẻ bú mẹ, t.rẻ e.m, thiếu niên và người lớn.

Giai đoạn bú mẹ mắc viêm da cơ địa thường gặp ở trẻ từ 1-3 tháng t.uổi có thể mắc viêm da cơ địa biểu hiện hồng ban, mụn nước ở 2 má, ngứa nhiều dẫn đến trợt da và đóng mài. Có thể khá giống với viêm da tiết bã. Bệnh diễn tiến mạn tính, tái phát nhiều lần, có thể gặp ở quanh miệng và mũi, lớn hơn có thể thấy ở bắp chân, nếp gấp.

Giai đoạn t.rẻ e.m mắc viêm da cơ địa có biểu hiện sang thương gặp ở vùng co duỗi (khớp tay, cổ tay, mắt cá), nếp gấp cổ, lưng bàn tay, bàn chân. Sang thương mới xuất hiện hoặc đã có từ trước. Trẻ mắc bệnh sẽ gây mất sắc tố sau viêm (vảy phấn trắng Alba) có thể thấy khi hết viêm. Khoảng 60% sang thương sẽ biến mất nhưng để lại dấu hiệu khô da.

viem da co dia co nguy hiem khong af5 7103348

Viêm da cơ địa có thể gây ra biến chứng là n.hiễm t.rùng da do vi khuẩn

Giai đoạn thiếu niên và người lớn mắc viêm da cơ địa thường là bệnh kéo dài từ nhỏ hoặc mới khởi phát lúc trưởng thành. Viêm da cơ địa thường ở vùng co duỗi và mặt (trán, xung quanh mắt, miệng), cổ. Bệnh xuất hiện mảng da dày lichen hóa, khô da.

Bệnh viêm da cơ địa không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, khiến người bệnh gặp trở ngại tâm lý vì yếu tố thẩm mỹ. Đồng thời, mắc bệnh kéo theo gây mất ngủ, mệt mỏi, khó chịu, ảnh hưởng đến tâm lý và cuộc sống của người bệnh.

Viêm da cơ địa có nguy hiểm không?

Bệnh viêm da cơ địa có thể biểu hiện thành từng đợt, sau đó sẽ tự thuyên giảm tùy theo cơ địa của người bệnh. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân liên tục gãi nhiều trong khi bàn tay không được đảm bảo vệ sinh có thể gây ra tình trạng n.hiễm t.rùng da.

Trên thực tế, viêm da cơ địa khiến người bệnh khó chịu, ngứa ngáy, mất ngủ, gây suy giảm chất lượng cuộc sống. Tình trạng ngứa ngáy liên tục kèm theo ảnh hưởng giấc ngủ có thể làm tăng nguy cơ rối loạn sức khỏe tâm thần như trầm cảm và rối loạn lo âu; ở t.rẻ e.m có thể gây rối loạn hành vi.

Nhiều người bị viêm da cơ địa sau đó phát triển bệnh hen suyễn và viêm mũi dị ứng. Hai tình trạng này có thể xảy ra trước hoặc sau viêm da cơ địa.

Viêm da cơ địa có thể gây ra biến chứng là n.hiễm t.rùng da do vi khuẩn, gây ra các phản ứng viêm rầm rộ, tấy đỏ, đau, mụn nước có dịch mủ, sốt; n.hiễm t.rùng da do virus gây tổn thương bọng nước, đau, rát, thậm chí là gây hoại tử.

Viêm da cơ địa có thể nhẹ hoặc nặng, thường bệnh nặng và có tiên lượng xấu hơn ở các đối tượng:

– Mắc bệnh sớm trước 1 t.uổi.

– Tổn thương da sau khi sinh.

– T.iền sử bản thân hoặc gia đình bị dị ứng.

– Mắc các bệnh dị ứng khác như hen phế quản, viêm mũi dị ứng.

– Bội nhiễm da và chăm sóc da kém.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *