Nhiễm nấm da do tiếp xúc chó, mèo

Bệnh nhân nữ ngụ quận Bình Thạnh cùng 4 người nhà đến Bệnh viện Da liễu khám do xuất hiện các vết sẩn hình tròn, tróc vảy, ngứa, lan ra nhiều vị trí trên cơ thể.

Bác sĩ Trần Duy Cường, Khoa Khám bệnh, ngày 19/8, cho biết các bệnh nhân được chỉ định xét nghiệm tìm nấm da, kết quả thấy sợi tơ nấm có vách ngăn. Nhà bệnh nhân có nuôi chó, mèo và thường xuyên tiếp xúc, thậm chí ngủ chung với chúng.

Theo bác sĩ Cường, bệnh viện tiếp nhận nhiều bệnh nhân đến khám khi da xuất hiện các mảng hồng ban, tróc vảy, đường kính khoảng 4-5 mm, đôi khi đến hơn 10 mm, nằm rải rác hai cánh tay, cẳng chân và đùi, có khi ở ngực hoặc rải rác nhiều nơi trên cơ thể, ngứa nhiều. Qua khai thác thông tin kèm xét nghiệm đều ghi nhận nhiễm nấm da do tiếp xúc với chó, mèo.

Bác sĩ Cường phân tích, bệnh da do nấm sợi tơ ( Dermatophytosis) là bệnh lý thường gặp, đặc biệt ở môi trường khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, thuận lợi cho vi nấm phát triển. Bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng thường gây ngứa, khó chịu. Nếu không được điều trị hay điều trị không đúng thì thương tổn nấm có thể lan tỏa, gây chàm hóa hoặc bội nhiễm, ảnh hưởng chất lượng cuộc sống.

“Các chủng vi nấm sợi tơ có thể lây nhiễm từ đất, từ động vật hoặc từ người mắc bệnh nấm da”, bác sĩ Cường chia sẻ. Điều kiện thuận lợi để nấm phát triển là sinh hoạt tập thể, ngủ chung, giặt chung chậu, dùng chung quần áo; khí hậu nóng ẩm, ra nhiều mồ hôi làm thay đổi độ pH của da; da bị xây xát, da khô, rối loạn cấu tạo lớp da bảo vệ bên ngoài. Ngoài ra, các yếu tố như rối loạn nội tiết, suy giảm miễn dịch, dùng thuốc kháng sinh lâu ngày, dùng thuốc ức chế miễn dịch; tiếp xúc thường xuyên với vật nuôi như chó, mèo, thỏ… cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

nhiem nam da do tiep xuc cho meo 481 5972071

Nấm da xuất hiện trên tay bệnh nhân. Ảnh: Lan Anh.

Bác sĩ khuyến cáo khi bị nhiễm nấm da do tiếp xúc với chó, mèo… cần lưu ý vệ sinh cá nhân thường xuyên, tránh mặc quần áo ẩm ướt. Cần đun sôi, ủi quần áo thường xuyên hoặc phơi quần áo dưới ánh nắng mặt trời, nhất là quần áo lót. Tránh tiếp xúc với các nguồn lây như chó, mèo.

Không dùng chung quần áo, chăn màn với người mắc bệnh. Tránh tắm xà phòng. Nếu nhà có nuôi chó, mèo… nên cố gắng giữ chúng sạch sẽ, thường xuyên kiểm tra sức khỏe và tẩy giun. Nếu thấy vật nuôi có dấu hiệu bệnh trên da, cần đưa đến các phòng khám thú y để được điều trị kịp thời, tránh lây sang người.

Nếu bị nấm da do tiếp xúc với chó, mèo… cần sử dụng các thuốc chống nấm bôi tại chỗ đơn thuần hoặc kết hợp thuốc bôi với thuốc uống đường toàn thân phù hợp, tùy thuộc vào mức độ thương tổn theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa da liễu.

Chó mèo được đi du lịch, ngồi bên cạnh chủ nhân trong khoang hành khách

Đây sẽ là tin tốt cho những người yêu động vật và đang chăm thú cưng nếu các hãng hàng không Australia áp dụng quy định mới.

cho meo duoc di du lich ngoi ben canh chu nhan trong khoang hanh khach d94 5872275

Thú cưng là vật nuôi được nhiều người yêu mến, nâng niu và mang theo bên cạnh mọi lúc mọi nơi. Đi du lịch cùng thú cưng cũng ngày càng trở nên phổ biến đối với những người vừa yêu động vật lại vừa đam mê xê dịch.

Tuy nhiên, từ trước đến nay, đa số các hãng hàng không trên thế giới cho phép hành khách mang chó mèo lên máy bay nhưng điều kiện khá ngặt nghèo và nhiều nơi chỉ chấp nhận vận chuyển dưới dạng hành lý ký gửi.

Tuy nhiên, tại Australia, lệnh cấm đối với động vật trong khoang hành khách sẽ được nới lỏng trong năm nay, mở ra khả năng thú cưng có thể bay trong cabin cùng chủ nhân.

Hành khách Australia có thể đưa vật nuôi đi cùng, thậm chí ngồi ngay bên cạnh dù ở hạng phổ thông hay hạng thương gia khi lệnh cấm nghiêm ngặt đối với động vật trên khoang máy bay được nới lỏng.

cho meo duoc di du lich ngoi ben canh chu nhan trong khoang hanh khach 869 5872275

Hiện tại, chỉ có chó nghiệp vụ mới được phép đi lại trong khoang hành khách máy bay, còn lại tất cả các động vật vật khi vận chuyển bằng máy bay phải để ở khoang hàng hóa.

Hai hãng hàng không là Qantas và Jetstar đã tuyên bố dù thế nào họ vẫn không áp dụng chuyện đưa chó mèo lên khoang hành khách nhưng hãng hàng không Virgin Australia vẫn chưa đưa ra quyết định.

Người phát ngôn của hãng hàng không Virgin Australia cho biết: “Chúng tôi sẽ xem xét những thay đổi như một phần trong quá trình đ.ánh giá việc du lịch cho thú cưng. Dù kết quả cuối cùng có như thế nào thì những chú chó nghiệp vụ vẫn được phép đi lại trong khoang hành khách”.

Trước đó, hãng hàng không Australia Qantas đã phải đau đầu tìm cách bảo quản và đảm bảo an toàn cho các máy bay phải “đắp chiếu” vì ảnh hưởng của đại dịch. Sa mạc nơi có khí hậu khô, nóng là địa điểm bảo quản máy bay lý tưởng nhưng nơi đây lại ẩn chứa hiểm họa từ những loài động vật trên sa mạc như rắn, bọ cạp…

Peter Gibson, phát ngôn viên của Cơ quan An toàn Hàng không Australia cho biết có một số việc mà các hãng hàng không sẽ phải giải quyết trước khi quyết định có bật đèn xanh cho vật nuôi lên khoang hàng khách máy bay hay không.

Ông cho biết: “Hành khách trên máy bay rất khác nhau, có thể có người bị dị ứng với chó, mèo. Đưa ra quyết định sẽ không hề đơn giản nhưng cần đảm bảo quy tắc an toàn”.

Quy định mới của Cơ quan An toàn Hàng không Australia đặt các hãng hàng không vào việc phải xem xét cách chứa động vật, phản ứng của chúng đối với tiếng ồn, ảnh hưởng gây ra nếu có đối với hành khách khác, phi hành đoàn có thể mất tập trung, vấn đề vệ sinh của thú cưng …

Tại châu Âu, Mỹ, chủ sở hữu có thể đưa thú cưng lên khoang máy bay nhưng kèm quy định chặt chẽ và trả một khoản phí nhất định.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *