Hiện nay trên nhiều nhóm cộng đồng được lập ra cho bệnh nhân F0 điều trị tại nhà, nhiều người dùng mạng xã hội có xu hướng chia sẻ các toa thuốc điều trị COVID-19 dù không có chuyên môn trong lĩnh vực này.
Nhân viên y tế thăm khám, phát thuốc cho F0 đang điều trị tại nhà ở phường 7 ( quận Phú Nhuận, TP.HCM) vào chiều 18-8 – Ảnh: DUYÊN PHAN
Đây là việc làm gây nhiều rủi ro, nhất là cho các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị tại nhà, bởi mỗi toa thuốc được bác sĩ chỉ định đều phải được cân nhắc nhiều yếu tố như tình trạng bệnh, thể trạng, t.iền sử dị ứng thuốc… nên không thể dùng toa của người này cho người khác.
T.uổi Trẻ đã trao đổi với BS.CKII Nguyễn Thái Yên, trưởng khoa hồi sức COVID-19 Bệnh viện Nhân dân Gia Định (TP.HCM), xung quanh vấn đề này và những hệ quả đi kèm.
* Khi kê toa điều trị cho bệnh nhân COVID-19, các bác sĩ phải cân nhắc đến những yếu tố nào, thưa ông?
– Khi một bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm COVID-19, bác sĩ kê toa phải dựa vào phân độ bệnh từ độ 1 đến độ 5, tức từ không triệu chứng đến nhẹ, vừa, nặng và nguy kịch. Tùy theo độ nặng của bệnh, bác sĩ sẽ có các hướng dẫn điều trị khác nhau rất chặt chẽ.
Khi cho y lệnh điều trị còn phải cân nhắc đến thể trạng, cân nặng của bệnh nhân và các bệnh đồng mắc để điều chỉnh liều thuốc hợp lý. Bên cạnh đó, bác sĩ còn xét yếu tố t.iền sử dị ứng với các loại thuốc đang dự định sử dụng, bệnh nhân có đang mang thai không…
Tất cả những yếu tố trên phải được các bác sĩ cân nhắc thật kỹ trước khi đưa ra chỉ định điều trị cho bệnh nhân, dựa theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 do Bộ Y tế ban hành. Đây là hướng dẫn rất sát sao từ đ.ánh giá bệnh nhân, cách điều trị tùy mức độ, chăm sóc, tư vấn tâm lý…
* Việc uống theo toa thuốc chữa COVID-19 của người khác chia sẻ trên các nhóm cộng đồng có thể gây ra những rủi ro nào, đặc biệt là đối với các bệnh nhân F0 đang điều trị tại nhà?
– Khi bệnh nhân F0 theo dõi tại nhà, điều cần làm là theo dõi sát tình trạng bệnh và khai báo với cơ quan y tế hằng ngày. Nếu liên hệ cơ quan y tế khó khăn, bệnh nhân nên liên hệ với bác sĩ trước đây mình từng đi khám hoặc bác sĩ gia đình.
Hiện nay, tất cả các bác sĩ đều đã được cập nhật “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19″ của Bộ Y tế nên đều có thể tư vấn cho bệnh nhân F0 đang điều trị tại nhà.
Gần đây, mạng xã hội chia sẻ phác đồ dùng thuốc Ivermectin để ngăn ngừa và điều trị tại nhà cho bệnh nhân COVID-19 và được rất nhiều người chia sẻ. Trong khi đó, loại thuốc này chỉ được Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt chỉ định điều trị giun lươn. Thử nghiệm lâm sàng trên người cho thấy hiệu quả không có gì rõ ràng nên đến nay FDA vẫn không công nhận đây là loại thuốc điều trị COVID-19.
Việc làm theo hướng dẫn chữa bệnh không rõ nguồn gốc hay chứng cứ rất nguy hiểm, sử dụng liều cao có thể gây các tác dụng phụ nặng nề cho bệnh nhân vốn đang bị nhiễm COVID-19.
Tốt nhất bệnh nhân F0 nên tuân thủ theo các khuyến cáo điều trị tại nhà như nghỉ ngơi, tuân thủ 5K, giữ khoảng cách với thành viên trong gia đình, ăn uống đầy đủ chất, khai báo y tế hằng ngày. Khi gặp vấn đề trở ngại, có thể gọi đến các cơ quan y tế, hotline các bệnh viện có nhận điều trị COVID-19 hoặc gọi bác sĩ gia đình.
Bệnh nhân COVID-19 hãy ăn đầy đủ chất, uống nhiều nước, tránh nằm lì một chỗ, có thể vừa nghỉ ngơi tại giường vừa đi lại trong phòng và làm vài động tác thư giãn. Quan trọng nhất là bệnh nhân phải giữ sạch mũi họng. Có thể nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý, súc miệng bằng nước muối sinh lý mỗi ngày 3 lần cũng có thể giúp giảm tải lượng virus.
BS NGUYỄN THÁI YÊN
* Ông có lời khuyên gì cho các bệnh nhân F0 đang cách ly điều trị tại nhà?
– Khi bị nhiễm COVID-19, người bệnh không nên quá lo lắng. Đến 80% bệnh nhân khỏe mạnh và không có bệnh nền sẽ tự khỏi, 20% có thể diễn tiến nặng hơn về hô hấp, trong đó chỉ có khoảng 5% bệnh nhân nặng thật sự phải vào khoa hồi sức cấp cứu. Tuy nhiên, một khi đã được đưa vào khoa này thì tỉ lệ t.ử v.ong khá cao.
Vì vậy, đừng quá lo lắng, bi quan nhưng cũng không khinh suất để lây lan cho các thành viên khác trong gia đình. Đôi khi một người có bệnh nền nhưng chưa được phát hiện, chứ không phải không có bệnh nền, dẫn đến nhiều rủi ro về sức khỏe khi trở thành F0.
Một bệnh nhân khi trở thành F0 thường rất lo lắng nên cần được trấn an để luôn lạc quan, yêu đời. Nếu cách ly tại nhà có thể nghe nhạc, giữ cho tinh thần lúc nào cũng thoải mái.
Hạn chế tiếp xúc với các thành viên khác trong gia đình, thậm chí dành hẳn một tầng lầu riêng để sinh hoạt, vệ sinh, ăn uống. Khi ra khỏi phòng phải đeo khẩu trang, còn ở trong phòng có thể mở khẩu trang để cảm thấy dễ chịu.
Chống dịch ròng rã mấy tháng chưa về nhà
Nhiều người trẻ đã kiên cường chống dịch suốt mấy tháng qua, dù gia đình ở ngay thành phố nhưng mỗi khi nhớ cha mẹ chỉ dám đi ngang rồi đứng xa xa nhìn vào nhà.
Các thanh niên P.Bình Trị Đông, Q.Bình Tân lạc quan trong những ngày chống dịch
“Chuyển nhà” lên trụ sở UBND phường để chống dịch
Tằng Mành Chướng, 30 t.uổi, Bí thư Đoàn thanh niên P.Bình Trị Đông, Q.Bình Tân, TP.HCM, mấy tháng nay ở luôn trên trụ sở UBND phường. Công việc phải đi lại, tiếp xúc nhiều, làm việc từ sáng sớm tới khuya, nguy cơ lây nhiễm cao nên anh và nhiều tình nguyện viên khác không về nhà để đảm bảo an toàn cho người thân.
Lê Đại Lâm và các bạn trong đội tình nguyện P.Tân Quý, Q.Tân Phú tham gia chống dịch. ẢNH: NVCC
Cha mẹ anh Chướng ở xã Vĩnh Lộc B, H.Bình Chánh, khi nào nhớ cha mẹ lắm, anh Chướng chạy xe máy ngang nhà, đứng ngoài cửa ngó vào một chút rồi lại đi. “Có hôm mình mang rau, cá về cho mẹ, chỉ dám để trước cửa rồi lại chạy ra xe. Lúc mẹ ra lấy đồ, hai mẹ con nhìn nhau mấy giây, rồi mẹ vẫy tay chào, ý nói con ráng lên”, anh Chướng xúc động nói.
Anh Chướng kể mẹ anh thương con trai, nhưng không dám khóc, sợ con thấy, thỉnh thoảng bà làm mấy món ăn ngon gửi lên phường để con và các bạn bồi dưỡng. Thương cha mẹ, Chướng nuốt nước mắt vào trong, hẹn ngày hết dịch sẽ đoàn tụ.
Suốt thời gian qua, anh Chướng và các đoàn viên, thanh niên của phường đảm trách nhiều việc, từ vận động nhà hảo tâm tặng rau củ quả cho bà con có hoàn cảnh khó khăn nơi phong tỏa, đến hỗ trợ lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 trong cộng đồng, hỗ trợ người dân tại điểm tiêm vắc xin, điều phối thanh niên tình nguyện tại các chốt trực… Công việc đầy ắp, nhất là những buổi lấy mẫu xét nghiệm diện rộng, mọi người làm từ 10 giờ sáng tới 3 – 4 giờ sáng hôm sau.
Đặc biệt, ở P.Bình Trị Đông, có những đoàn viên, thanh niên đảm nhiệm việc tới tận nhà đưa các F0 đi cấp cứu tại bệnh viện. Nếu trong phường có người không may qua đời vì Covid-19, những thanh niên này thực hiện trọng trách mang tro cốt người xấu số về với gia đình.
“Chúng tôi được tiếp sức bởi rất nhiều thanh niên trên địa bàn phường. Ngày thường họ là tài xế taxi công nghệ, mùa dịch không đi làm được nên đã lấy luôn xe của mình đi chống dịch cùng chúng tôi. Họ không nề hà công việc gì, từ chở y bác sĩ tới điểm làm nhiệm vụ, chở F0 đi cấp cứu cho tới đưa những bình tro cốt của người xấu số về với người thân”, anh Chướng bộc bạch.
Cặp đôi Việt ở Hàn Quốc làm đám cưới trên Zoom, bố mẹ chúc phúc online
Sút 4 kg nhưng không nản chí
Lê Đại Lâm (21 t.uổi, quê Long An), Bí thư Đoàn khu phố 5, P.Tân Quý, Q.Tân Phú, TP.HCM, đang là sinh viên năm cuối Học viện Cán bộ TP.HCM, đã ở lại nhà trọ cùng một người bạn để cùng chống dịch.
“Khu nhà trọ vắng tanh, mọi người đã về quê hết, nên chúng em yên tâm đi tham gia chống dịch rồi về nhà trọ nghỉ ngơi mà không lo ảnh hưởng tới ai. Tụi em thường đi sớm về khuya. Có những hôm đi lấy rau nhà hảo tâm gửi tặng bà con, 3 – 4 giờ sáng tụi em đã có mặt ở các bến xe”, Lâm kể.
Lâm cho biết anh trai mình cũng tham gia chống dịch Covid-19 tại biên giới Mộc Hóa, mới đây trở về nhà để chăm lo sức khỏe cho cha mẹ già. Cha Lâm từng tham gia chiến tranh biên giới Tây Nam bảo vệ Tổ quốc, khi xuất ngũ ông làm công tác dân vận tại địa phương, từ đó đã truyền cảm hứng mạnh mẽ để hai anh em Lâm yêu thích các hoạt động vì cộng đồng.
Những ngày trước, Lâm cùng đồng đội mang rau củ, nhu yếu phẩm tới bà con các khu cách ly, hỗ trợ nhập liệu ở các khu lấy mẫu trên diện rộng. 2 tuần nay, anh hỗ trợ ở điểm tiêm vắc xin, ngày nào cũng làm từ 6 – 18 giờ 30, chỉ nghỉ nửa tiếng buổi trưa để ăn cơm. Da đen sạm, người sụt 4 kg nhưng Lâm cho biết sức khỏe còn tốt là còn tiếp tục làm nhiệm vụ.
Lâm bộc bạch: “Mình nhớ cha mẹ lắm, những lúc ngồi nghỉ ngơi nghe bạn bè gọi điện cho cha mẹ là lại thấy nghẹn ngào. Cha mẹ nào cũng lo an toàn cho con khi đi chống dịch, nhưng ai cũng sợ thì ai làm nhiệm vụ, bao giờ mới hết dịch… Tụi mình dặn nhau ráng lên để TP.HCM sớm hết dịch, để gia đình nào cũng được đoàn tụ, những người xa quê như tụi mình sẽ được về thăm nhà”.