Tìm ra công dụng mới đầy bất ngờ của bã cà phê

Một nghiên cứu từ Đại học Công nghệ Liên bang Paraná (UTFPR – Brazil) cho thấy bã cà phê có thể giúp loại bỏ một mối nguy hại lớn cho con người.

Phát hiện mới của các nhà khoa học UTFPR sẽ đặc biệt có giá trị với các quốc gia, khu vực mà lĩnh vực nông nghiệp chiếm vị trí quan trọng; càng thú vị hơn nếu đó là nơi ngành sản xuất cà phê phát triển và người dân ưa chuộng loại thức uống này.

tim ra cong dung moi day bat ngo cua ba ca phe 3aa 7125152

Bã cà phê có thể giúp loại bỏ độc chất từ thuốc diệt cỏ

Theo bài công bố trên tạp chí khoa học Journal of Chemical Technology and Biotechnology, khi sử dụng kẽm clorua để kích hoạt carbon trong bã cà phê, carbon này có khả năng loại trừ bentazone lên tới 70%.

Bentazone là loại thuốc diệt cỏ phổ biến nhất trong hoạt động nông nghiệp trên thế giới. Ở nước ta, nó hay được gọi là thuốc/ hóa chất khai hoang.

Tuy giúp diệt trừ cỏ dại, bentazone lại có nguy cơ gây độc cho một số động thực vật trong khu vực. Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA) từng cảnh báo thuốc diệt cỏ này có thể gây hại nếu bị thấm vào mạch nước ngầm và nguồn nước sinh hoạt.

Các nghiên cứu trước đây cho thấy bentazone có thể gây hại cho sức khỏe con người thông qua đường hô hấp, tiêu hóa hoặc hấp thụ qua da.

Các nhà khoa học UTFPR đã thí nghiệm lên hành tây sinh trưởng trong đất bị ô nhiễm bởi nước có chứa bentazone.

Quan sát ban đầu cho thấy sự ô nhiễm này gây độc tính tế bào đáng kể đối với mô phân sinh rễ hành.

Tuy nhiên, khi xử lý nước ô nhiễm bằng một loại than hoạt tính được làm từ bã cà phê, độc chất đã bị loại bỏ đáng kể, đủ để các mô hành tây được phát triển bình thường, tương tự như các cây hành được tưới nước sạch.

Theo Science Alert, phát hiện này đặc biệt thú vị vì trên toàn thế giới, lượng bã cà phê được thải ra mỗi ngày vô cùng khổng lồ. Thông thường, chúng trở thành rác thải, phải xử lý, chôn lấp và góp phần gây hại cho môi trường.

Vì vậy, các kết quả mới gợi ý một cách xử lý bã cà phê tiện đôi đường.

Tất nhiên vẫn cần thêm các nghiên cứu chỉ ra các cách thức tiện lợi nhất để ứng dụng phát hiện thú vị này vào các hệ thống xử lý nước và hoạt động nông nghiệp nói chung.

Đó sẽ là một giải pháp chi phí thấp, bởi cà phê là thức uống được tiêu thụ phổ biến khắp thế giới và trong những năm gần đây càng được ưa chuộng khi khoa học khám phá ra các tác dụng có lợi cho sức khỏe, chống lại nhiều bệnh thời đại của cà phê.

Các nghiên cứu trước đây cho thấy uống cà phê hàng ngày giúp giảm nguy cơ nhiều bệnh thuộc nhóm tim mạch, bệnh tiểu đường type 2, ung thư, mất trí nhớ, giúp giảm béo, cải thiện chức năng gan, thận, chỉ số mỡ m.áu…

Uống trà, nấu canh với thứ này sẽ giúp cải thiện 4 chỉ số mỡ m.áu

Nghiên cứu mới chỉ ra tác dụng hạ mỡ m.áu, phòng bệnh tim, Alzheimer… thần kỳ của một loài thực vật cực kỳ quen thuộc với người Việt.

Viết trên tạp chí khoa học Nutrients, nhóm nghiên cứu từ Đại học Foffia, Đại học Bari, Đại học Bari Aldo Moro (Ý) và Đại học King Faisal (Ả Rập Saudi) đã chỉ ra atiso có thể là một “thần dược” thực sự trong việc hạ mỡ m.áu, đường huyết, huyết áp và đầy lùi một loại bệnh c.hết người.

uong tra nau canh voi thu nay se giup cai thien 4 chi so mo mau 8a8 7122370

Một gợi ý chế biến atiso kiểu Địa Trung Hải – Ảnh minh họa từ Internet

Từ lâu, ở nhiều quốc gia từ Địa Trung Hải tới châu Á, atiso đã được coi là một món ăn, uống lành mạnh, giúp thanh nhiệt, tốt cho người mắc một số bệnh mạn tính.

Nghiên cứu này nhằm chứng minh rõ ràng các tác đụng được đồn đại của atiso, dựa trên các bằng chứng khoa học cụ thế.

Các nhà khoa học đã xác định được một loạt hợp chất hoạt tính sinh học có lợi trong những phần thường được dùng để làm trà, nấu ăn của cây atiso.

Loài thực vật này có hàm lượng chất béo thấp, hàm lượng chất xơ không hòa tan cao, vitamin C, khoáng chất (phốt pho, kali và natri), các hợp chất phenolic và dẫn xuất của chúng – nhóm axit hydroxycinnamic và flavonoid…

Trong đó, một hợp chất nổi bật là axit chlorogen có tác đụng bảo vệ sức khỏe toàn diện, còn cynarin có tác dụng bảo vệ gan trong khi các dẫn xuất flavonoid có tác dụng chống viêm và ức chế các mầm bệnh rất tốt.

Chiết xuất từ thân, lá và hoa atiso có thể chống lại các mầm bệnh đường tiêu hóa phổ biến bao gồm vi khuẩn thương hàn, tụ cầu và E.coli, cũng như kháng một số nấm gây hại, ức chế sự nhân lên của một số virus.

Với bệnh tim mạch, atiso có tác dụng chống lại tình trạng cao huyết áp và mạnh mẽ hơn cả là khả năng chống lại tình trạng rối loạn lipid m.áu, tức “máu nhiễm mỡ” hay “mỡ m.áu cao”.

Một thí nghiệm dùng atiso trong 8 tuần cho thấy tất cả tình nguyện viên đều giảm được cholesterol toàn phần, cholesterol xấu LDL, chất béo trung tính triglyceride; trong khi tăng được cholesterol tốt HDL.

Với người bị huyết áp nhẹ, họ thậm chí có thể khỏe lại sau 12 tuần bổ sung nước ép atiso đậm đặc.

Ngoài ra, tác dụng chống viêm, chống oxy hóa cao của “thần dược” này còn giúp nó có tác dụng bảo vệ thần kinh, rất có ích trong việc ngăn ngừa Alzheimer và các dạng suy giảm trí nhớ khác, rối loạn lo âu và trầm cảm.

Đây cũng là thứ có tiềm năng bảo vệ gan trước bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu.

Nhóm tác giả kết luận các đặc tính trên cho thấy atiso nên là một phần của chế độ ăn lành mạnh, nhất là đối với những người có nhu cầu tăng cường khả năng miễn dịch, hạ mỡ m.áu và bảo vệ thần kinh.

Một tin tốt là tại Việt Nam, atiso có thể được tiếp cận dễ dàng qua các hình thức khác nhau, từ trà atiso cho đến các món canh, món xào… có sử dụng nguyên liệu này.

Trong khi đó, các quốc gia Địa Trung Hải thường sử dụng atiso như một loại rau giúp gia tăng hương vị cho các món mặn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *