6 tổn thương lâu dài ở người nhiễm biến thể Delta

Một nghiên cứu mới đăng trên tạp chí khoa học The Lancet chỉ ra 6 tổn thương thường gặp nhất ở những người mắc biến thể Delta khiến họ mất nhiều thời gian để hồi phục hoàn toàn, theo trang tin Eat This, Not That.

6 ton thuong lau dai o nguoi nhiem bien the delta 58e 6003479

Người bệnh Covid-19 sẽ chịu những di chứng kéo dài. ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK

1. Mệt mỏi âm ỉ

Mệt mỏi âm ỉ là triệu chứng phổ biến nhất ở những người bị “hội chứng Covid-19 kéo dài”. Theo nhóm nghiên cứu, nguyên nhân của tình trạng mệt mỏi, yếu cơ sau khi chữa khỏi Covid-19 vẫn chưa rõ ràng. Tuy nhiên dựa vào các nghiên cứu trước đây về bệnh SARS, họ cho rằng sự suy giảm khả năng khuếch tán của phổi, rối loạn cytokine, suy nhược cơ… trong quá trình mắc bệnh có thể đã góp phần dẫn tới tình trạng này.

2. Gặp khó khăn khi di chuyển hoặc khó chịu khi dùng sức

“Hội chứng Covid-19 kéo dài” kéo theo đau nhức cơ, vì vậy bạn có thể gặp khó khăn trong việc di chuyển. Nhiều người bị khó chịu khi ráng sức làm việc gì đó. Bất kể là tập thể dục hay làm việc nhà, cơ thể sẽ khó chịu và có cảm giác ốm yếu.

3. Đau đầu hoặc đau nửa đầu dữ dội

Covid-19 gây viêm mạch m.áu, khiến nhiều người dù đã khỏi bệnh vẫn mắc chứng đau đầu hoặc đau nửa đầu.

Chế độ dinh dưỡng cho người mắc Covid-19 điều trị tại nhà

4. Khó thở

Biến thể Delta mạnh hơn và dễ lây truyền hơn so với các chủng trước đây. Nó gây tổn hại nghiêm trọng đến phổi của người bệnh và di chứng ở phổi có thể kéo dài hơn một năm. Do đó bạn vẫn sẽ bị khó thở dù đã khỏi bệnh.

5. Lo âu hoặc trầm cảm

Nhóm nghiên cứu cho biết các triệu chứng tâm lý mạn tính hoặc khởi phát muộn sau Covid-19 (như lo âu, trầm cảm) có thể do phản ứng miễn dịch bị rối loạn. Các yếu tố khác như ít tiếp xúc với xã hội, cô đơn, kém phục hồi thể chất, mất việc làm… đều có thể ảnh hưởng đến tinh thần lâu dài.

6. Gặp vấn đề về tim mạch

Tim bị tổn thương vì các tế bào trong tim có men chuyển angiotensin-2 (ACE-2) – nơi vi rút SARS-CoV-2 bám vào trước khi xâm nhập vào các tế bào. Mức độ viêm cao cũng làm tổn thương các mô khỏe mạnh, trong đó có các mô ở tim.

Lý giải di chứng Covid-19 kéo dài: bệnh có thể gây thay đổi lâu dài trong tế bào m.áu

Triệu chứng khác

Theo trang tin Eat This, Not That , người bệnh Covid-19 có thể mắc nhiều di chứng khác, từ ngất xỉu đến khó ngủ, thậm chí rụng tóc. Chưa có cách chữa trị triệt để, nhưng bạn có nhiều cách để giảm triệu chứng. Nếu chưa mắc Covid-19, hãy nghiêm túc thực hiện các biện pháp bảo vệ bản thân vì “phòng bệnh hơn chữa bệnh”.

Vaccine Covid-19 hiệu quả 94% ngăn bệnh chuyển nặng

Dữ liệu từ hệ thống giám sát Covid-Net của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) cho thấy vaccine Covid-19 có thể ngăn ngừa biến chứng nặng do biến thể Delta.

Kết quả này được tiến sĩ Sara Oliver, nhà khoa học của CDC, trình bày tại một cuộc họp hôm 30/8. Theo đó, cả ba loại vaccine được sử dụng ở Mỹ là Pfizer, Moderna, Johnson & Johnson vẫn có khả năng cao trong ngăn ngừa nguy cơ nhập viện do Covid-19, từ tháng 4 đến tháng 7 – thời điểm biến thể Delta trở nên phổ biến.

Đối với người lớn dưới 75 t.uổi, vaccine hiệu quả 94% trong ngăn ngừa nhập viện. Tỷ lệ này đã duy trì ổn định trong nhiều tháng, theo tiến sĩ Oliver. Ở người trên 75 t.uổi, trong tháng 7, hiệu lực tụt giảm nhưng vẫn trên 80%.

Bà Oliver nói: “Vaccine Covid-19 vẫn có hiệu lực bảo vệ cao giúp ngăn bệnh nặng và tử vong”.

Tuy nhiên, khả năng vaccine ngăn ngừa lây nhiễm hoặc mắc Covid-19 nhẹ đã giảm trong những tháng gần đây. “Nguyên nhân có thể do tác dụng của vaccine suy yếu theo thời gian và biến thể Delta”, bà Oliver giải thích.

Dữ liệu được đưa ra giữa những tranh luận về sự cần thiết và thời gian tiêm liều vaccine tăng cường. Ngày 18/8, giới chức y tế Mỹ khuyến cáo người trưởng thành nên tiêm mũi vaccine Pfizer hoặc Moderna thứ ba sau 8 tháng kể từ liều thứ hai. Nếu Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cho phép, việc tiêm mũi tăng cường sẽ được tiến hành từ ngày 20/9.

Ủy ban cố vấn độc lập của CDC sẽ xem xét dữ liệu bổ sung về tính an toàn, hiệu quả và nhu cầu về liều vaccine tăng cường tại một cuộc họp vào tháng 9. Bà Oliver cho rằng việc tiêm phòng cho người chưa được chích ngừa nên được ưu tiên hàng đầu.

Các nhà khoa học cũng trình bày với CDC các dữ liệu mới về nguy cơ viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim sau khi tiêm ngừa. Những tác dụng phụ này thường nhẹ, tạm thời và không phổ biến. Trong một triệu người từ 12-39 t.uổi được tiêm liều thứ hai, có 14-20 trường hợp gặp các vấn đề về tim.

“Báo cáo chỉ ra mối liên hệ giữa chứng viêm cơ tim và vaccine mRNA ở thanh thiếu niên và người trẻ t.uổi. Dữ liệu bổ sung đang được tổng hợp để làm rõ các rủi ro tiềm ẩn, chiến lược quản lý tối ưu và kết quả dài hạn”, bà Grace Lee, bác sĩ nhi khoa tại Đại học Stanford, kiêm chủ tịch Ủy ban cố vấn, phát biểu tại cuộc họp hôm 30/8.

Tuy nhiên lợi ích của vaccine rất đáng kể, ngay cả đối với những người thuộc nhóm có nguy cơ cao nhất. Theo phân tích của một nhà khoa học CDC, trong số một triệu nam thiếu niên 16-17 t.uổi được tiêm vaccine Pfizer, 73 trường hợp gặp vấn đề tim mạch. Song mặt khác, vaccine giúp ngăn ngừa 56.000 ca Covid-19 và 500 trường hợp nhập viện trong nhóm đối tượng này.

Tại Việt Nam , nghiên cứu tại Bệnh viện Quân y 175, trong số hơn 500 bệnh nhân Covid điều trị tại đây thì khoảng 20,5% đã tiêm vaccine mũi một chưa tới 4 tuần trước khi phát hiện bệnh, 3,8% đã tiêm đủ hai mũi. Nghiên cứu cũng cho thấy các F0 đã tiêm vaccine có triệu chứng bệnh nhẹ hơn so với người không tiêm.

vaccine covid 19 hieu qua 94 ngan benh chuyen nang d73 6000023

Sinh viên Đại học Memphis tại bang Tennessee, Mỹ, được tiêm vaccine Covid-19 hôm 22/7. Ảnh: Reuters

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *