Cuộc đua nghiên cứu thuốc mới chữa Covid-19

Sau thành công với vaccine Covid-19, sản phẩm mang lại doanh thu 7,8 tỷ USD trong nửa đầu năm 2021, Pfizer bận rộn phát triển vũ khí tiếp theo.

Cuối tháng 3, Pfizer khởi động thử nghiệm giai đoạn một thuốc PF-07321332. Cơ chế của thuốc là để chất ức chế protease liên kết với các enzym của nCoV, ngăn không cho virus nhân lên trong tế bào. Thuốc ức chế protease nói chung từng cho thấy hiệu quả trong điều trị HIV và viêm gan C.

Mikael Dolsten, giám đốc khoa học của Pfizer, cho biết: “Cuộc chiến với Covid-19 đòi hỏi cả phòng ngừa bằng vaccine và điều trị phù hợp cho người đã nhiễm virus. Khi nCoV đang đột biến và liên tục ảnh hưởng đến toàn cầu, có thêm lựa chọn điều trị ở hiện tại và cả sau đại dịch là rất quan trọng”.

Trong thử nghiệm giai đoạn đầu, PF-07321332 hiệu quả ngoài mong đợi. Thuốc ngăn virus nhân lên hơn 5 lần. Ông Dolsten cũng tuyên bố trong thử nghiệm t.iền lâm sàng, thuốc đủ mạnh mẽ để điều trị “tất cả loại biến thể nCoV đã biết”.

Đến nay, các thuốc kháng virus thử nghiệm đều tương đối an toàn. Ông Dolsten cho biết tình nguyện viên không gặp vấn đề với liều lượng 500 miligam, dùng hai lần mỗi ngày trong 10 ngày.

Dựa trên những “kết quả đáng khích lệ”, Pfizer cải tiến thuốc trong thử nghiệm giai đoạn hai và ba, diễn ra vào tháng 7. Công ty đ.ánh giá PF-07321332 theo hai liệu trình: 5 ngày và 10 ngày điều trị ở người đã nhiễm nCoV.

Hơn một năm rưỡi Covid-19 xuất hiện và lan nhanh toàn cầu, thuốc điều trị đặc hiệu vẫn được coi là lỗ hổng của đại dịch . Khi các loại vaccine lần lượt được phê duyệt khẩn cấp và đưa vào sử dụng, số lượng thuốc điều trị Covid-19 còn khiêm tốn, chỉ hiệu quả ở một số giai đoạn nhất định và đôi khi khó sử dụng.

Covid-19 và các biến thể vẫn là mối đe dọa lớn với sức khỏe cộng đồng. Không phải tất cả người đủ điều kiện đều đồng ý tiêm chủng. Hàng trăm nghìn người vẫn nhiễm nCoV mỗi ngày với rất ít lựa chọn điều trị. Chưa có loại thuốc đơn giản, giá rẻ nào giải quyết được các triệu chứng sớm và ngăn ngừa nhập viện.

Sau cuộc đua vaccine, nhiều hãng dược nhận thấy đây là thời điểm thích hợp để chuyển hướng điều chế những loại thuốc tiềm năng , góp phần giải quyết đại dịch và giảm thiểu gánh nặng cho đội ngũ y tế.

Theo Biotechnology Innovation Organization, một tổ chức hợp tác với hơn 1.100 công ty công nghệ sinh học và các trường nghiên cứu trên thế giới, 246 loại thuốc kháng virus đang được phát triển. Các công ty lớn nhỏ thử nghiệm chúng ở dạng uống, nhằm điều trị Covid-19 dễ dàng như bệnh cúm.

Thuốc do Pfizer, Merck, Shionogi đang nghiên cứu được xem là ba ứng viên tiêu biểu trong “quá trình lấp lỗ hổng đẩy lùi đại dịch”.

Canh bạc tỷ đô của Mỹ

Đầu tháng 6, hãng dược Merck tiết lộ chính phủ Mỹ đã thỏa thuận mua 1,7 triệu liều molnupiravir đang trong giai đoạn thử nghiệm, hợp đồng trị giá 1,2 tỷ USD.

Thuốc molnupiravir do Merck phối hợp phát triển với Ridgeback Biotherapeutics, được cho là “phương pháp ngăn ngừa và điều trị Covid-19 tiềm năng”. Molnupiravir có tác dụng ngăn chặn triệu chứng chuyển nặng, dùng trong giai đoạn đầu của bệnh. Liệu trình thử nghiệm hiện bao gồm hai liều mỗi ngày và sử dụng trong vòng 5 ngày. Thuốc có cơ chế giống với tamiflu chữa cúm.

cuoc dua nghien cuu thuoc moi chua covid 19 38c 5958340

Thuốc molnupiravir thử nghiệm điều trị Covid-19 của hãng dược Merck. Ảnh: Reuters

Thử nghiệm molnupiravir đã bước vào giai đoạn cuối, sau khi các nghiên cứu trước cho kết quả khả quan. Merck cho biết hãng sẽ có dữ liệu đầy đủ vào tháng 9 hoặc tháng 10, thuốc dự kiến sẵn sàng cuối năm nay.

Các nhà khoa học kỳ vọng vào những loại thuốc mới, dành cho người chưa tiêm phòng ở nước đang phát triển. Song nCoV liên tục biến đổi. Đột biến làm thay đổi các protein của virus, dễ khiến chúng có khả năng kháng thuốc. Giới khoa học buộc phải nhắm đến “mục tiêu bất biến”, chẳng hạn như một protein hiếm khi thay đổi dù virus đột biến.

Kinh nghiệm của Daria Hazuda, phó chủ tịch nghiên cứu bệnh truyền nhiễm và vaccine tại Merck, với HIV và virus viêm gan C, giúp bà cùng các đồng nghiệp tìm ra phần bất biến đó, đồng thời giảm thiểu nguy cơ kháng thuốc.

Molnupiravir được dùng dưới dạng viên, uống cách 12 giờ một lần trong vòng 5 ngày liên tiếp. Sau kết quả thử nghiệm khả quan, Merck dự kiến nộp đơn xin phê duyệt khẩn cấp vào cuối năm nay.

Nhật thử nghiệm thuốc Covid-19 ngày uống một viên

Hãng dược Shionogi bắt đầu thử nghiệm lâm sàng xác định độ hiệu quả và tác dụng phụ của thuốc trong tháng 7. Thử nghiệm kéo dài đến năm 2022. Theo Shionogi, liều lượng một ngày một viên sẽ thuận tiện hơn cho việc điều trị.

Thuốc có khả năng ức chế hoạt động của một loại enzym cần thiết giúp nCoV tái tạo. Người dùng có thể giảm bớt triệu chứng như sốt và ho.

Shionogi hướng đến sản phẩm mà bệnh nhân Covid-19 nhẹ có thể sử dụng ngay tại nhà, ở giai đoạn đầu khi các biểu hiện còn đơn giản.

Isao Teshirogi, giám đốc điều hành của Shionogi, cho biết: “Mục tiêu của chúng tôi là tạo ra loại thuốc an toàn như tamiflu hay xofluza”. Theo ông, viên uống của Shionogi có thể vô hiệu hóa virus sau 5 ngày sử dụng.

Shionogi đi sau Pfizer và Merck vài tháng trong nghiên cứu các loại thuốc mới điều trị Covid-19. Cả hai hãng kia đã bắt đầu thử nghiệm thuốc Covid-19 kể từ đầu hoặc giữa năm. Nghiên cứu giai đoạn một của Shionogi khởi động vào ngày 22/7, với 75 tình nguyện viên ở độ t.uổi 20 đến 55 tham gia. Lịch trình cho các giai đoạn thử nghiệm sau vẫn chưa được xác nhận.

Nguồn tin từ Shionogi hôm 6/8 cho biết hãng sẽ xin cấp phép thuốc cuối năm nay. Nếu được phê duyệt, đây sẽ là loại thuốc uống đầu tiên dành cho bệnh nhân Covid-19 triệu chứng nhẹ ở Nhật Bản.

Thuốc duy nhất để điều trị các ca nhiễm nhẹ (nhưng vẫn phải nhập viện) tại Nhật hiện là hỗn hợp kháng thể của Chugai Pharmaceutical. Thuốc kháng virus avigan của Fujifilm Holdings cũng đang trong thử nghiệm pha ba.

Nghiên cứu: Vắc xin Moderna có thể hiệu quả với biến thể Delta hơn vắc xin Pfizer

Nghiên cứu tại Mỹ, Israel và Canada cho thấy, có thể vắc xin COVID-19 của Moderna nhỉnh hơn về hiệu quả trước biến thể Delta so với vắc xin COVID-19 của Pfizer dù cả hai cùng sử dụng công nghệ mRNA.

nghien cuu vac xin moderna co the hieu qua voi bien the delta hon vac xin pfizer 833 5948666

Nhiều nghiên cứu chỉ ra vắc xin COVID-19 của Moderna hiệu quả với biến thể Delta hơn vắc xin Pfizer – Ảnh: REUTERS

Theo Hãng tin Reuters, vắc xin COVID-19 của Pfizer/BioNTech có thể ít hiệu quả hơn trước biến thể Delta, theo 2 nghiên cứu đăng trên trang medRxiv vào ngày 8-8. Hai nghiên cứu này chưa trải qua khâu bình duyệt (các nhà khoa học đ.ánh giá chất lượng kết quả nghiên cứu).

Một trong hai nghiên cứu đã phân tích số liệu của hơn 50.000 người được tiêm vắc xin trên hệ thống của Bệnh viện Mayo tại Mỹ.

Hiệu quả bảo vệ của vắc xin COVID-19 của Moderna giảm còn 76% vào tháng 7-2021, thời điểm biến thể Delta chiếm đại đa số ở Mỹ từ mức 86% hồi đầu năm nay. Trong cùng giai đoạn, vắc xin Pfizer/BioNTech giảm hiệu quả còn 42% từ mức 76%.

Cả hai nghiên cứu đều kết luận vắc xin hiệu quả cao trong việc bảo vệ bệnh nhân khỏi nhập viện.

Bác sĩ Venky Soundararajan ở Công ty phân tích dữ liệu Massachusetts, trưởng nhóm nghiên cứu, cho rằng liều tiêm bổ sung thứ ba bằng vắc xin Moderna có thể sẽ cần thiết với những ai đã tiêm đầy đủ trước đây, kể cả bằng loại vắc xin khác.

Trong nghiên cứu ở Canada, các cụ cao niên tại một nhà dưỡng lão ở Ontario có phản ứng miễn dịch mạnh hơn, đặc biệt là với các biến thể đáng quan ngại, sau khi tiêm vắc xin Moderna so với các cụ đã tiêm vắc xin Pfizer/BioNTech.

Anne-Claude Gingras, chủ nhiệm nghiên cứu của Viện Lunenfeld-Tanenbaum, Toronto cho rằng các cụ cao niên có thể cần vắc xin liều cao hơn, hoặc tiêm bổ sung liều thứ 3 và các biện pháp phòng bệnh khác.

Tại Israel , phân tích dữ liệu từ thực tế chỉ ra những người đã tiêm đủ hai liều vắc xin COVID-19 của Pfizer/BioNTech từ 5 tháng trở lên có nhiều khả năng dương tính với virus hơn người tiêm đầy đủ vắc xin dưới 5 tháng.

Nghiên cứu phân tích kết quả của gần 34.000 người đã tiêm vắc xin đầy đủ, chủ yếu ở Israel và có làm xét nghiệm virus để tìm hiểu về các trường hợp vẫn nhiễm COVID-19 dù đã tiêm vắc xin đầy đủ.

Kết quả, tỉ lệ tiêm vắc xin đầy đủ mà vẫn nhiễm trong số gần 34.000 người trong nghiên cứu là 1,8%. Ở tất cả các nhóm t.uổi, khả năng bị dương tính cao hơn ở những người đã hoàn thành tiêm chủng ít nhất 146 ngày.

Ở nhóm từ 60 t.uổi trở lên, khả năng dương tính cao hơn gấp 3 lần từ ngày thứ 146 trở đi sau khi tiêm liều thứ 2.

Tuy nhiên, nghiên cứu khẳng định rất ít trường hợp phải nhập viện, và vẫn còn quá sớm để đ.ánh giá về tình trạng nặng nhẹ của các ca nhiễm COVID-19 sau tiêm về các khía cạnh như số người nhập viện, cần thở máy hoặc t.ử v.ong.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *