F0 điều trị tại nhà sẽ được cấp hộp thuốc cơ bản và thực phẩm

Từ ngày 16/8, Việt Nam bắt đầu thí điểm điều trị có kiểm soát các F0 tại nhà và cộng đồng (home-based care).

Dự kiến sẽ sử dụng Molnupiravir, thuốc kháng virus giúp giảm nhanh nồng độ virus.

Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp tại TPHCM và một số tỉnh, thành phía Nam, việc giúp người bệnh được tiếp cận y tế một cách nhanh chóng, chủ động, từ đó góp phần giảm tải trong điều trị, giảm t.ử v.ong là yêu cầu được đặt lên hàng đầu. Trên cơ sở các kinh nghiệm quốc tế, mô hình bệnh tật (gần 80% bệnh nhân nhẹ, không có triệu chứng), Bộ Y tế đã liên tục cập nhật các phác đồ về điều trị, đảm bảo để các trường hợp mắc Covid-19 được tiếp cận, chăm sóc điều trị một cách tốt nhất.

Theo đó, Bộ Y tế sẽ triển khai chương trình thí điểm điều trị có kiểm soát các F0 tại nhà và cộng đồng, được cung cấp thuốc và chăm sóc dinh dưỡng, thể chất, tinh thần.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết việc điều trị các trường hợp F0 tại nhà, cộng đồng kèm theo chăm sóc dinh dưỡng, thể chất, tinh thần để làm giảm nguy cơ xuất hiện triệu chứng, giảm chuyển nặng, t.ử v.ong và giảm khả năng lây lan. Đây là một trong những ưu tiên hàng đầu, đóng vai trò quyết định trong chiến lược mới phòng, chống dịch Covid-19.

f0 dieu tri tai nha se duoc cap hop thuoc co ban va thuc pham 8e4 5957882

Thuốc triển vọng được sử dụng trong chương trình là Molnupiravir – một trong những thuốc kháng virus giúp giảm nhanh nồng độ virus trong cơ thể người nhiễm. Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng thuốc kháng virus Molnupiravir tại Mỹ, Ấn Độ đã cho kết quả khả quan về tính an toàn, khả năng dung nạp, đặc biệt giảm tải lượng virus rõ rệt ở bệnh nhân thể nhẹ và vừa sau 5 ngày điều trị, góp phần giảm lây nhiễm trong cộng đồng, giảm tỷ lệ nhập viện, giảm t.ử v.ong.

Bộ Y tế phối hợp một tập đoàn trong nước sẽ triển khai thí điểm chương trình điều trị tại nhà (home-based care) có kiểm soát cho các trường hợp F0 tại nhà và cộng đồng với mô hình 3 tại chỗ: xét nghiệm tại chỗ, điều trị tại chỗ và an sinh tại chỗ.

Chương trình sẽ thí điểm tại TPHCM từ ngày 16/8, với 3 hoạt động chính:

– Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà, cộng đồng.

– Cung cấp hộp thuốc home-based care cùng một số sản phẩm nâng cao sức khỏe, đồng thời hỗ trợ tư vấn và quản lý sức khỏe trong phòng, chống dịch Covid-19.

– Cung cấp gói thực phẩm bảo đảm an sinh xã hội cho người nhiễm và các thành viên trong gia đình ở tại nhà, không ra ngoài, tránh tiếp xúc, góp phần làm giảm nguy cơ lây lan.

Các bệnh nhân sẽ được cung cấp các tài liệu hướng dẫn chi tiết để tự chăm sóc, theo dõi sức khỏe và liên lạc với các cơ sở y tế trong trường hợp xuất hiện các triệu chứng trở nặng để được giúp đỡ. Việc cung cấp và sử dụng thuốc trong chương trình được tư vấn, hướng dẫn, theo dõi, kiểm soát chặt chẽ, ghi nhận và đ.ánh giá bởi các chuyên gia, cán bộ y tế.

f0 dieu tri tai nha se duoc cap hop thuoc co ban va thuc pham 10d 5957882

Ảnh minh họa: Hải Long.

Nghiên cứu thử nghiệm tại cơ sở y tế trước khi thí điểm tại cộng đồng

Để đảm bảo việc triển khai chương trình an toàn, hiệu quả, Hội đồng đạo đức y sinh học đã thống nhất triển khai đ.ánh giá tại cơ sở y tế trong thời gian từ ngày 16/8 đến ngày 22/8 trước khi triển khai thí điểm tại cộng đồng.

Cụ thể, Bộ Y tế giao cho Bệnh viện Thống Nhất và Bệnh viện Phổi Trung ương làm đầu mối phối hợp với các cơ sở khẩn trương triển khai thử nghiệm lâm sàng pha 1,2,3 trên bệnh nhân mắc Covid-19 mức độ nhẹ và vừa. Trên cơ sở kết quả của nghiên cứu này, Bộ Y tế giao cho Đại học Y dược TPHCM và Trường Đại học Y tế công cộng trực tiếp triển khai chương trình thí điểm tại cộng đồng.

Những trường hợp F0 tại nhà và cộng đồng, thông qua cuộc gọi được lập trình sẽ được lấy phiếu chấp thuận tự nguyện tham gia chương trình (e-consent), được theo dõi hàng ngày việc dùng thuốc, tình trạng sức khỏe và các tác dụng phụ có thể có, bằng cách sử dụng Nhật ký bệnh nhân điện tử (qua cuộc gọi được lập trình từ hệ thống do Bộ Y tế quản lý).

Dựa trên kết quả tổng kết, đ.ánh giá, Bộ Y tế sẽ xem xét để tiếp tục triển khai mở rộng áp dụng chương trình với các cơ sở thu dung điều trị bệnh nhân tại các địa phương khác đang có dịch.

Trong thời gian qua, Bộ Y tế đã đề nghị các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu dược phẩm tiếp xúc, đàm phán với các đối tác có bản quyền để mua, nhập khẩu, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc Molnupiravir. Đồng thời, đề nghị MERCK và các hãng dược phẩm khác khẩn trương nộp hồ sơ về Bộ Y tế để xem xét, cấp phép sử dụng thuốc điều trị Covid-19 trong điều kiện khẩn cấp.

Bộ cũng tiếp tục thúc đẩy các đơn vị, doanh nghiệp tiếp tục tìm kiếm, trao đổi, đàm phán để đưa các thuốc điều trị kháng virus khác như kháng thể đơn dòng – Remdesivir về Việt Nam để phục vụ công tác điều trị bệnh nhân.

Các thuốc điều trị COVID-19 sẵn có và đang thử nghiệm, mang lại hy vọng

Các đột biến có thể tạo ra nhiều biến chủng mới có khả năng kháng thuốc. Do vậy, việc phát triển các thuốc kháng virus hiệu quả cần nhắm vào các “mục tiêu bảo tồn” – chính là những thành phần của virus SARS-CoV-2 hiếm khi thay đổi.

cac thuoc dieu tri covid 19 san co va dang thu nghiem mang lai hy vong a32 5894550

Thuốc molnupiravir dùng trong điều trị COVID-19 mà Hãng dược Merck của Đức và đối tác Mỹ Ridgeback Biotherapeutics đang nghiên cứu – Ảnh: REUTERS

Phần lớn sự chú ý của thế giới hiện đang tập trung vào việc cung cấp vắc xin COVID-19 để ngăn chặn sự lây lan của virus SARS-CoV-2. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần những biện pháp can thiệp khác để đối phó với sự tiến hóa tiềm ẩn của virus này.

Các nhà nghiên cứu đang chịu một áp lực đáng kể trong “cuộc chạy đua” tìm ra phương pháp chữa trị bệnh COVID-19, theo cách mà các nhà khoa học đã thành công trong việc tìm ra thuốc kháng virus đối với virus HIV (gây AIDS) và virus HBV (gây viêm gan B).

Sứ mệnh cao cả

Việc phát triển một loại thuốc điều trị COVID-19 là sứ mệnh mà các nhà khoa học phải thực hiện để sớm đẩy lùi đại dịch. Tuy nhiên, virus biến đổi liên tục khiến việc tìm ra một loại thuốc hiệu quả là thách thức lớn.

Các đột biến có thể tạo ra nhiều biến chủng mới (chẳng hạn biến chủng Alpha và Delta) có khả năng kháng thuốc. Do vậy, việc phát triển các thuốc kháng virus hiệu quả cần nhắm vào các “mục tiêu bảo tồn” – chính là những thành phần của virus SARS-CoV-2 hiếm khi thay đổi ngay cả nó biến đổi. Đó là một quy trình phức tạp và vô cùng tốn kém.

Có hai quá trình chính được cho là nguyên nhân dẫn đến cơ chế bệnh sinh của COVID-19. Giai đoạn đầu của bệnh chủ yếu là sự nhân lên của virus SARS-CoV-2. Sau đó, diễn tiến bệnh COVID-19 dường như được thúc đẩy bởi các phản ứng miễn dịch và phản ứng viêm của cơ thể đối với virus dẫn đến các tổn thương mô.

Dựa trên sự hiểu biết này, các nhà khoa học cho rằng các liệu pháp trúng đích trực tiếp vào virus SARS-CoV-2 sẽ có hiệu quả cao nhất trong giai đoạn đầu của bệnh. Trong khi các liệu pháp miễn dịch hay kháng viêm có thể có lợi hơn trong giai đoạn sau của bệnh COVID-19.

Do đó, các nhà khoa học hy vọng rằng các loại thuốc kháng virus được thiết kế nhắm đến ngăn chặn sự sinh sản nhân lên của virus, qua đó có thể làm giảm số ca nhập viện và t.ử v.ong do COVID-19.

Các liệu pháp sẵn có

Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị hiệu quả cho bệnh COVID-19. Tuy nhiên, một số liệu pháp trong điều trị COVID-19 được Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) cấp phép sử dụng khẩn cấp bao gồm:

Thuốc kháng virus: Cho đến nay, remdesivir là thuốc kháng virus duy nhất được phê duyệt trong điều trị COVID-19 vào tháng 10 năm ngoái. Thuốc này được phát triển gần một thập niên trước và cho thấy hiệu quả chống lại các coronavirus khác bao gồm SARS và MERS.

Các nghiên cứu cũng cho thấy remdesivir có khả năng rút ngắn thời gian hồi phục và giảm tỉ lệ t.ử v.ong ở bệnh nhân COVID-19 diễn tiến nặng thông qua ức chế hiệu quả sự nhân lên của virus SARS-CoV-2. Dẫu vậy hiệu quả của thuốc này được cho là vẫn còn khá khiêm tốn.

Thuốc kháng viêm: FDA cũng đã cấp phép sử dụng khẩn cấp thuốc kháng viêm dạng corticosteroid dexamethasone để điều trị COVID-19 trong một số trường hợp. Dexamethasone có khả năng giảm tổn thương phổi thông qua hoạt tính kháng viêm.

Việc sử dụng dexamethasone có thể làm giảm tỉ lệ t.ử v.ong khoảng 30% đối với những bệnh nhân sử dụng máy thở và khoảng 20% đối với những bệnh nhân cần bổ sung oxy. Các thuốc khác, chẳng hạn như prednisone, methylprednisolone hoặc hydrocortisone, có thể được sử dụng nếu không có dexamethasone.

Ngoài ra, theo khuyến nghị của FDA, dexamethasone có thể được sử dụng kết hợp với remdesivir đối với những người nhập viện với COVID-19 đang sử dụng máy thở hoặc cần bổ sung oxy. Trong một số trường hợp, các thuốc kháng viêm khác như tocilizumab hoặc baricitinib có thể được dùng cùng với dexamethasone.

Liệu pháp miễn dịch: FDA đã cấp phép sử dụng khẩn cấp cho liệu pháp truyền huyết tương (m.áu) chứa kháng thể kháng virus SARS-CoV-2. Loại huyết tương này được lấy từ người mắc COVID-19 đang hồi phục để điều trị COVID-19. Liệu pháp này có thể được sử dụng đối với các trường hợp nhập viện mới bị bệnh hoặc có hệ miễn dịch yếu.

Một liệu pháp miễn dịch khác được khuyến cáo là sử dụng kháng thể đơn dòng. Các kháng thể đơn dòng là các protein được tạo ra trong phòng thí nghiệm có thể giúp hệ thống miễn dịch nhận diện và t.iêu d.iệt virus SARS-CoV-2. Một số loại thuốc kháng thể đơn dòng sẵn có bao gồm sotrovimab và sự kết hợp của hai kháng thể casirivimab và imdevimab. Những loại thuốc này cho phép được sử dụng để điều trị COVID-19 từ nhẹ đến trung bình.

Để có hiệu quả cao nhất, những loại thuốc này cần được sử dụng ngay sau khi bắt đầu có các triệu chứng COVID-19.

Ứng viên molnupiravir

Bên cạnh đó, hiện nay có một số ứng viên tiềm năng khác đang trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng. Trong đó phải kể đến là molnupiravir được nghiên cứu và phát triển tại Đại học bang Georgia, Mỹ thông qua ức chế sự nhân lên của virus SARS-CoV-2.

Công ty MERCK đã công bố kết quả thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2 với molnupiravir vào tháng 4 năm nay. Kết quả cho thấy molnupiravir có hiệu quả ở nhóm người mắc COVID-19 có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng, nhưng lại không có hiệu quả đối với nhóm bệnh nhân nhập viện có diễn tiến bệnh nặng. Kết quả giai đoạn 3 sẽ được công bố trong vài tháng tới trên nhóm người có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng.

Một ứng viên tiềm năng khác là plitidepsin. Thuốc này cũng được phát triển bởi các nhà khoa học tại Mỹ và đang trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3.

Tóm lại, các thuốc điều trị COVID-19 sẵn có và đang thử nghiệm mang lại niềm hy vọng và là một kế hoạch dự phòng cho những người chưa được tiêm chủng vắc xin.

Cẩn trọng với hydroxychloroquine và chloroquine

Các loại thuốc sốt rét này đã được FDA cho phép sử dụng khẩn cấp trong đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, FDA đã rút lại sự cho phép đó khi phân tích dữ liệu cho thấy thuốc không có hiệu quả để điều trị COVID-19. Hơn nữa, chúng cũng có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng về tim.

Do đó, đừng tự ý sử dụng những loại thuốc như đã liệt kê trên khi không có chỉ định của bác sĩ, ngay cả khi bạn đã nghe nói rằng chúng có thể có hiệu quả.

Thuốc kháng virus của Việt Nam

Vài tuần trước, các nhà khoa học tại Viện Hóa học Việt Nam đã công bố tổng hợp thành công một thuốc kháng virus mới favipiravir với cơ chế hoạt động tương tự như thuốc remdesivir. Mặc dù đây mới là các kết quả ban đầu trong phòng thí nghiệm, nhưng được xem là tín hiệu đáng mừng mà các nhà khoa học nước nhà mang lại. Hy vọng họ sẽ đạt những kết quả tốt trong các thử nghiệm tiếp theo.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *