Hội chứng COVID-19 kéo dài có những triệu chứng nào?

Phần lớn những người mắc COVID-19 không gặp các triệu chứng nặng và có thể hồi phục tương đối nhanh, nhưng hệ quả có thể kéo dài.

Hội chứng “ COVID-19 kéo dài” là thuật ngữ được dùng để chỉ những triệu chứng xuất hiện ở người mắc bệnh COVID-19 đã hồi phục.

Các triệu chứng của “COVID-19 kéo dài”

Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia của Anh, các triệu chứng này bao gồm mệt mỏi cực độ; khó thở hoặc thở gấp, tim đ.ập dồn, đau tức ngực; các vấn đề về trí nhớ và khả năng tập trung; thay đổi vị giác và khứu giác; đau khớp.

Nhiều khảo sát đã chỉ ra thêm các triệu chứng khác ở người đã khỏi COVID-19 như ảo giác, mất ngủ, giảm khả năng nghe nhìn, suy giảm trí nhớ ngắn hạn, các vấn đề về ngôn ngữ, các vấn đề về tiêu hóa và bài tiết, thay đổi k.inh n.guyệt và các vấn đề về da.

Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng này khác nhau ở từng người, nhưng nhiều người cho biết chúng ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hằng ngày của họ.

hoi chung covid 19 keo dai co nhung trieu chung nao f75 5959530

Nguyên nhân

Hiện nay, các chuyên gia vẫn chưa thể chắc chắn về nguyên nhân gây ra các triệu chứng hậu COVID-19.

Một giả thuyết cho rằng căn bệnh này đã khiến hệ miễn dịch của cơ thể bị “quá khích”, không chỉ tấn công các virus mà còn tự tấn công các mô tế bào trong cơ thể. Điều này có thể xảy ra ở những người vốn có phản xạ miễn dịch rất mạnh.

Việc virus xâm nhập vào cơ thể và tấn công các tế bào có thể lý giải cho các triệu chứng như đầu óc mơ hồ hay mất vị giác và khứu giác. Mặt khác, các tổn thương mạch m.áu có thể dẫn đến các vấn đề về tim, phổi và não bộ.

Một giả thuyết khác cho rằng các tồn dư của virus còn sót lại trong cơ thể có thể được tái kích hoạt gây ra các triệu chứng nêu trên, tuy nhiên chưa có nhiều bằng chứng khoa học.

Ai có thể gặp triệu chứng COVID-19 kéo dài?

Rất khó để đưa ra các con số chính xác bởi các chuyên gia y tế mới chỉ bắt đầu ghi nhận các trường hợp COVID-19 kéo dài một cách chính thức. Tuy nhiên, một phân tích tổng hợp 10 nghiên cứu tại Anh được đăng trên trang web MedRxiv thuộc Đại học Yale, phòng thí nghiệm Cold Spring Harbor và Tạp chí Y khoa Anh (BMJ) đã chỉ ra rằng nguy cơ gặp hội chứng hậu COVID tăng theo độ t.uổi và hội chứng này phổ biến ở nữ giới hơn ở nam giới.

T.rẻ e.m ít có nguy cơ mắc COVID-19 hơn, do đó cũng ít có nguy cơ gặp các triệu chứng hậu COVID hơn. Một nghiên cứu của đại học King’s College London đã chỉ ra rằng các triệu chứng COVID-19 ở t.rẻ e.m thường biến mất trong thời gian ngắn, chỉ có một số rất ít các bệnh nhi có triệu chứng kéo dài quá 8 tuần.

Tác động của vaccine

Khoảng một nửa số người gặp các triệu chứng hậu COVID-19 cho biết tình hình được cải thiện sau khi tiêm vaccine. Đây có thể là do vaccine đã giúp tái thiết lập phản xạ miễn dịch hoặc giúp cơ thể tấn công các tàn dư virus sót lại trong cơ thể. Tiêm vaccine cũng giúp phòng ngừa bệnh ngay từ ban đầu, qua đó loại bỏ luôn nguy cơ mắc các triệu chứng kéo dài.

Cẩn trọng với căn bệnh “g.iết n.gười thầm lặng” khi trẻ thường đau đầu, thở gấp

Những trẻ thừa cân, béo phì có nguy cơ cao bị m.áu nhiễm mỡ. Cha mẹ nên thận trọng với căn bệnh “giết người thầm lặng” khi trẻ thường đau đầu, thở gấp.

Nguy hiểm khi trẻ bị m.áu nhiễm mỡ

BS Nguyễn Thị Ly (BVĐK Medlatec) cho biết, m.áu nhiễm mỡ là tình trạng lượng mỡ dư thừa tích tụ quá mức trong m.áu. Ở t.rẻ e.m tình trạng trẻ bị m.áu nhiễm mỡ cũng rất hay gặp phải.

Thông thường, trẻ mắc m.áu nhiễm mỡ cao là do di truyền. Những trẻ sinh ra trong gia đình mà bố hoặc mẹ hoặc cả hai bố mẹ đều có mức cholesterol m.áu cao, nguy cơ mắc bệnh này cao hơn. Trong đó, việc trẻ có lối sống, sinh hoạt thiếu lành mạnh lại là nguyên nhân dẫn tới tình trạng bị mỡ m.áu cao nhiều hơn cả.

Trẻ ăn uống không khoa học như ăn nhiều thức ăn nhanh, các loại thịt đỏ, đồ chế biến sẵn… Lượng chất béo tiêu thụ từ thực phẩm này quá lớn, trẻ lại lười vận động làm chất béo tích tụ trong m.áu cao hơn.

Những trẻ thừa cân, béo phì nguy cơ bị m.áu nhiễm mỡ rất cao. Theo thống kê năm 2016 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có đến 340 triệu t.rẻ e.m, thanh thiếu niên (5 – 19 t.uổi) bị thừa cân, béo phì. Số người mắc thừa cân béo phì tăng gấp 4,5 lần so với 40 năm trước, cảnh báo lối sinh hoạt thiếu lành mạnh ở trẻ. Người béo phì thường có hàm lượng cholesterol trong m.áu cao là nguyên nhân dẫn tới m.áu nhiễm mỡ. Lượng mỡ thừa tích tụ chủ yếu ở bụng sẽ gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm ở trẻ.

can trong voi can benh giet nguoi tham lang khi tre thuong dau dau tho gap 7c3 5691346

Ảnh minh họa

Các chuyên gia cho biết, triệu chứng ở trẻ bị m.áu nhiễm mỡ thường không rõ rệt. Cha mẹ thường khó phát hiện. Hầu hết trẻ phát hiện bệnh khi đi khám sức khỏe tổng quát hoặc bệnh tiến triển nặng, gây nhiều biến chứng như gan, thận, tim mạch…

Điều nguy hiểm là m.áu nhiễm mỡ ở trẻ nhỏ diễn biến âm thầm, phức tạp hơn so với những người lớn t.uổi. Bệnh tiến triển nặng, trẻ sẽ gặp phải các triệu chứng như đau đầu, thở gấp, chóng mặt, đau tức ngực, tim đ.ập nhanh. Nặng hơn, bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm đến trẻ như tai biến m.áu não, đau tim, đột quỵ… khi không được phát hiện, điều trị kịp thời. Trong một số trường hợp ở trẻ mắc m.áu nhiễm mỡ có xuất hiện các ban vàng dưới da nằm rải rác toàn thân dưới dạng các nốt phồng nhỏ màu vàng. Khi chạm vào trẻ không thấy đau, ngứa.

Điều trị m.áu nhiễm mỡ?

Các chuyên gia cho biết, việc điều trị bệnh m.áu nhiễm mỡ ở trẻ nhỏ cần phải kiên trì với việc thực hiện chế độ ăn kiêng lành mạnh và tăng cường cho trẻ tập luyện thể dục thể thao để đốt cháy mỡ thừa từ bên trong. Khi tình trạng bệnh đã nặng hoặc thực hiện các biện pháp thay đổi lối sống không đạt hiệu quả sẽ cần được đưa đi khám để xem xét dùng thuốc hỗ trợ khi trẻ trên 8 t.uổi.

Theo đó, các gia đình cần lưu ý cho trẻ thực hiện chế độ ăn uống khoa học cho trẻ. Cha mẹ có thể kham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ để có chế độ ăn uống hàng ngày phù hợp với trẻ trong từng giai đoạn giúp giảm mỡ trong m.áu nhưng vẫn đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng để trẻ phát triển toàn diện.

Nguyên tắc ăn uống của trẻ cần chú ý kiểm soát lượng đường, cholesterol cơ thể nạp vào qua đồ uống, thức ăn. Đảm bảo lượng chất béo chỉ chiếm tối đa 30% lượng calo hàng ngày (45 – 65 gram chất béo tối đa); Hạn chế đồ chiên rán, món ăn chế biến từ da động vật, lòng đỏ trứng, nội tạng… Tăng cường thực phẩm có khả năng giảm mỡ m.áu hiệu quả như tỏi, cà chua, thịt ức gà, rau xanh và các loại hoa quả để cung cấp lượng lớn vitamin, khoáng chất và chất xơ

Các chuyên gia cũng nhấn mạnh việc thăm khám sức khỏe định kỳ, xét nghiệm để kiểm tra mức cholesterol trong m.áu với trẻ nhỏ. Đối với những trẻ có nguy cơ cao bị m.áu nhiễm mỡ càng cần hơn trong việc sàng lọc kiểm tra như trẻ thừa cân béo phì, gia đình có người có t.iền sử mắc m.áu nhiễm mỡ, tiểu đường, huyết áp cao…

Song song với chế độ ăn uống cần tăng cường vận động để đốt cháy lượng mỡ thừa. Cha mẹ hạn chế để trẻ ngồi một chỗ xem tivi, điện thoại. Cha mẹ có thể cùng con tập các môn thể thao như bơi lội, chạy, đạp xe… để trẻ thích thú hơn trong vận động.

Việc theo dõi cân nặng cũng sẽ giúp cho cha mẹ đảm bảo trẻ phát triển tốt, kiểm soát trẻ bị m.áu nhiễm mỡ. Đồng thời, trẻ cũng cần được khám sức khỏe tổng quát, xét nghiệm m.áu định kỳ nhất là khi bị m.áu nhiễm mỡ. Từ đó, cha mẹ có thể theo dõi sự phát triển của con, kịp thời điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt, tập luyện phù hợp cho con tránh bị m.áu nhiễm mỡ cũng như rất nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *