Những loại thuốc nên có trong nhà mùa dịch

Thuốc hạ sốt, giảm đau, chống dị ứng, trị ho, dung dịch điện giải, vitamin cần được chuẩn bị sẵn trong tủ thuốc gia đình.

Bối cảnh giãn cách ở các thành phố lớn và việc khám chữa bệnh gặp nhiều khó khăn, dự trữ một số loại thuốc trong gia đình là điều cần thiết. Đặc biệt, các gia đình có người bị bệnh nền.

Mỗi gia đình nên chuẩn bị sẵn những loại thuốc không cần kê đơn, để xử trí tình huống mắc bệnh thông thường như ho, sốt, tiêu chảy, dị ứng hoặc tự điều trị triệu chứng nhẹ khi mắc Covid-19.

Những loại nên có sẵn là thuốc các thành viên trong gia đình thường xuyên phải sử dụng trước đây, đặc biệt với người có bệnh nền. Lượng thuốc nên trữ khoảng 2 tuần.

Ngoài ra, người dân nên dự trữ một số thuốc thông thường cho những vấn đề đột xuất, bao gồm:

– Thuốc hạ sốt, giảm đau: Có chứa hoạt chất Paracetamol, dạng cho người lớn và t.rẻ e.m. Thuốc hạ sốt, giảm đau an toàn cho bé là Acetaminophen. Cha mẹ lưu ý sử dụng liều thuốc theo cân nặng, liều từ 10-15 mg/kg/ lần, cách nhau mỗi 4-6 giờ. Mẹ có thể mua thuốc có thành phần Acetaminophen như Hapacol, Efferalgan, Tylenol, Paracetamol… Nếu con bạn 10 kg, sử dụng 100-150 mg cho mỗi lần hạ sốt là an toàn.

nhung loai thuoc nen co trong nha mua dich fbc 5982799

Bạn nên có một số thuốc thông dụng ở nhà trong mùa dịch. Ảnh: Popsugar.

– Thuốc chống dị ứng: Bạn chọn mua loại có hoạt chất căn bản là desloratadine, chlorpheniramine.

– Thuốc ho thảo dược: Thuốc này sử dụng khi ho, ngứa cổ, hãy mua loại không bị chống chỉ định của bác sĩ.

– Thuốc băng dạ dày: Loại chứa hoạt chất aluminium phosphate

– Các vitamin: Bổ sung vitamin giúp tăng cường sức đề kháng, đặc biệt là vitamin C và vitamin D.

– Gói dung dịch bù nước : Sử dụng khi sốt, tiêu chảy. Thông thường, một gói hoặc viên pha với 200 ml nước sôi để nguội.

– Bông băng, gạc, băng keo cá nhân, nước muối sinh lý (loại chai 10 ml), nước súc họng, dung dịch sát khuẩn vết thương.

– Dung dịch rửa tay nhanh, dung dịch sát khuẩn bề mặt làm vệ sinh nhà, khẩu trang y tế.

Trường hợp gia đình có F0 theo dõi tại nhà, nhân viên y thế sẽ phát túi thuốc an sinh (bao gồm các loại thuốc giảm đau, hạ sốt, các vitamin, nước súc họng, nước muối sinh lý, khẩu trang. Mỗi túi thuốc được kèm theo tờ phiếu hướng dẫn sử dụng cụ thể) và các thuốc đặc trị.

Tuy nhiên, bạn không nên trữ quá nhiều thuốc dẫn đến lãng phí, tốn kém và gây “sốt” thuốc.

Lưu ý khi F0 tự theo dõi sức khỏe tại nhà:

– Tạo tâm lý thoải mái khi được sinh hoạt tại gia đình

– Thực hiện các biện pháp tránh lây nhiễm cho người xung quanh: phòng riêng, khép kín, thông gió và tuyệt đối không tiếp xúc gần người thân

– Tự theo dõi và phát hiện những yếu tố có thể đ.ánh giá dấu hiệu sinh tồn, diễn biến nặng bao gồm: mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở và nồng độ oxy trong m.áu

– Người bệnh diễn biến nặng tỷ lệ thuận với độ t.uổi, bệnh nền (đái tháo đường, bệnh thận, bệnh phổi, bệnh ung thư…).

Xem thêm tại đây: Hướng dẫn F0 tự chăm sóc tại nhà.

Bài viết do TS.BS. Phạm Diệp Thuỳ Dương, Giảng viên Bộ môn Nhi, Đại học Y dược TP.HCM, cung cấp thông tin.

6 bài tập dành cho người mắc Covid-19 .Người mắc Covid-19 từ nhẹ đến trung bình được khuyến cáo nghỉ ngơi tại phòng riêng và vận động vừa sức. Các bài tập này giúp hỗ trợ tiêu hóa, cải thiện tuần hoàn m.áu và thư giãn.

Hỏi đáp vắc xin Covid-19: Vừa tiêm vắc xin về, có cần ngừng thuốc huyết áp?

Tôi vừa tiêm vắc xin Covid-19, về nhà sốt 38,7 độ C. Tôi uống thuốc hạ sốt sáng ra thấy đỡ, nhưng băn khoăn không dám uống tiếp thuốc cao huyết áp vì sợ không an toàn.

Khi nào tôi có thể uống lại?

Bác sĩ Bùi Văn Thường – Viện Tim mạch Quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai trả lời:

Bạn cần tiếp tục duy trì uống thuốc huyết áp mỗi ngày theo đơn thuốc cũ, tuyệt đối không bỏ thuốc sẽ rất nguy hiểm. Việc uống thuốc huyết áp không ảnh hưởng gì đến sức khỏe sau tiêm chủng, mà còn bảo vệ bạn an toàn trước mối nguy huyết áp tăng.

hoi dap vac xin covid 19 vua tiem vac xin ve co can ngung thuoc huyet ap b8e 5978768

Khi huyết áp quá cao (kể cả tiêm hay không tiêm vắc xin) tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến cố tim mạch/ đột quỵ. Ngoài ra, huyết áp cao gây khó khăn cho việc theo dõi, đ.ánh giá một số phản ứng sau tiêm, đặc biệt là các trường hợp phản vệ sau tiêm vắc xin.

Vì thế, trước tiêm hay sau tiêm, những người huyết áp cao đang uống thuốc hạ huyết áp theo đơn của bác sĩ cần tuyệt đối tuân thủ điều trị.

Cũng cần lưu ý thêm, bị huyết áp cao là phải dùng thuốc suốt đời. Mọi người tuyệt đối tránh tình trạng, sau một thời gian dùng thuốc huyết áp thấy ổn định thì bỏ thuốc, nghĩ là đã khỏi. Tình trạng ổn định đó là do thuốc đem lại, cần uống thuốc mỗi ngày theo đơn, tái khám định kỳ để duy trì sự ổn định của huyết áp.

Với người đi tiêm vắc xin Covid-19, trước khi tiêm đều được kiểm tra huyết áp. Hiện tại không có khuyến cáo huyết áp là bao nhiêu thì có thể tiêm vắc xin Covid 19. Không có chống chỉ định tiêm chủng cho bệnh nhân tăng huyết áp. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn nhất khi tiêm chủng, trước khi tiêm, huyết áp nên ở mức giới hạn bình thường (90-140mmHg với huyết áp tâm thu và 60-90mmHg với huyết áp tâm trương).

Những người cao huyết áp sẽ được ngồi nghỉ ngơi (thậm chí bác sĩ kê thuốc nếu tại thời điểm tiêm huyết áp quá cao), đo lại huyết áp ổn định trong giới hạn trên sẽ được chỉ tiêm.

Người cao huyết áp sau tiêm phòng vẫn cần thực hiện theo dõi sức khỏe như hướng dẫn và nhớ tuân thủ uống thuốc huyết áp đều đặn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *