Phát hiện kháng thể trong nước bọt của người đã chủng ngừa Covid-19

Nghiên cứu mới của nhóm khoa học gia từ Mỹ và Canada đã phát hiện vắc xin Covid-19 mRNA (gồm Pfizer/BioNTech và Moderna) có thể tạo ra phản ứng kháng thể cục bộ tại tuyến nước bọt, độc lập hoàn toàn với phản ứng miễn dịch của cơ thể.

phat hien khang the trong nuoc bot cua nguoi da chung ngua covid 19 9a9 5962008

Tiêm vắc xin Covid-19 ở Mỹ . ẢNH: SHUTTERSTOCK

Cụ thể, nhóm tác giả nhận thấy ít nhất với 1 liều vắc xin của Pfizer/BioNTech hoặc Moderna đã tạo ra một lượng kháng thể immunoglobulin A (IgA) tại tuyến nước bọt, đủ để chống lại SARS-CoV-2 (vi rút gây ra dịch Covid-19) một cách hữu hiệu.

Đáng chú ý hơn, lượng IgA này được liên kết với các salivon (tức đơn vị bài tiết cơ bản của tuyến nước bọt, gồm các nang và ống dẫn nước bọt) chứ không phải có nguồn gốc từ m.áu và hiện diện tại nướu răng.

Tiến sĩ Jen Gommerman (thuộc Đại học Toronto, Canada), đồng tác giả nghiên cứu, nhận định sự hiện diện độc lập của những kháng thể IgA trong nước bọt có thể góp phần làm giảm khả năng lây lan của Covid-19.

Pfizer, Moderna có thể thu về hàng tỉ USD từ việc tiêm bổ sung liều vắc xin Covid-19

Bà Gommerman cho biết nhiều nghiên cứu gần đây đã chỉ ra tải lượng SARS-CoV-2 trong nước bọt có tương quan thuận với mức độ mắc Covid-19 của một người. Từ đó cho thấy nếu được củng cố khả năng miễn dịch ngay từ đầu, tuyến nước bọt có thể trở thành một công cụ phòng thủ hiệu quả, bảo vệ được chúng ta trước SARS-CoV-2. Nghiên cứu đã được công bố trên chuyên trang khoa học medRxiv.

Hỏi nhanh về Covid-19: Đã tiêm vắc xin mũi 1, khi nào tiêm mũi 2?

Tôi đã tiêm vắc xin AstraZeneca, vậy bao lâu thì tôi phải tiêm mũi 2. Khi tiêm mũi 2, tôi có thể tiêm loại vắc xin khác không? Đ.Trung (ngụ Q.Tân Bình, TP.HCM)

hoi nhanh ve covid 19 da tiem vac xin mui 1 khi nao tiem mui 2 9ef 5961827

Ảnh.Thu Hằng

Thạc sĩ – bác sĩ Nguyễn Hiền Minh , Đơn vị tiêm chủng Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM:

Sau bao lâu thì cần tiêm chủng nhắc lại vắc xin Covid-19? Người dân nên tiêm lại loại vắc xin trước đó hay đổi loại khác?, là những câu hỏi thường gặp trong thời gian vừa qua. Cụ thể chúng ta có thể tham khảo như sau:

– AstraZeneca: 2 mũi cách nhau tối thiểu 4 tuần, tốt nhất là 8-12 tuần

– Moderna: 2 mũi cách nhau tối thiểu 4 tuần

– Pfizer: 2 mũi cách nhau tối thiểu 3 tuần

– Sinopharm: 2 mũi cách nhau 3-4 tuần

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế hiện nay:

– Những người đã tiêm mũi 1 vắc xin nào thì tốt nhất tiêm mũi 2 bằng vắc xin cùng loại.

– Những người đã tiêm vắc xin Sinopharm, Pfizer, Moderna mũi thứ 1 thì mũi thứ 2 tiêm vắc xin cùng loại

– Trong trường hợp nguồn vắc xin hạn chế, nếu đã tiêm mũi 1 vắc xin AstraZeneca có thể tiêm mũi 2 vắc xin Pfizer, khoảng cách giữa 2 mũi tiêm là 8-12 tuần.

Hiện nay chưa có khuyến cáo chính thức nào từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO), CDC Mỹ hay các Ủy ban Tiêm chủng của các quốc gia về việc tiêm thêm một mũi nhắc (booster) sau khi hoàn tất đủ lịch tiêm tiêu chuẩn với 2 mũi vắc xin Covid-19.

Thực tế những trường hợp bệnh nặng nhập viện và t.ử v.ong do Covid-19 đều là những người chưa được tiêm vắc xin.

Trong nỗ lực đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng vắc xin ngừa Covid-19 và nguồn lực vắc xin còn nhiều hạn chế trên thế giới, hiện nay vẫn khuyến nghị theo đúng lịch tiêm tiêu chuẩn.

Trong thời gian sắp đến WHO có thể sẽ cân nhắc xem xét việc tiêm vắc xin mũi thứ 3 ở người có hệ miễn dịch suy yếu: Bao gồm những người được ghép nội tạng, người đang điều trị ung thư, bệnh bạch cầu, người nhiễm HIV.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *