Nổi hạch sau tiêm vaccine Covid-19 có nguy hiểm?

Sau khi tiêm vaccine Covid, tôi thấy vùng nách nổi hạch bạch huyết, sờ đau, xin hỏi bác sĩ là tại sao và có nguy hiểm không? Tôi mắc ung thư dạ dày 3 năm, đang uống thuốc duy trì.

noi hach sau tiem vaccine covid 19 co nguy hiem 6c9 5982095

Nổi hạch bạch huyết có phải là dấu hiệu ung thư tái phát và có ảnh hưởng đến liệu trình điều trị bệnh? (Hoàng, 55 t.uổi, Hà Nội)

Trả lời:

Các phản ứng, tác dụng phụ sau tiêm vaccine ở bệnh nhân ung thư cũng giống như các đối tượng khác. Ví dụ như đau tại vùng tiêm, sốt, ngứa, mẩn đó tại vùng tiêm, nổi mề đay, mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ, sưng vùng mí mắt, đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, nôn, chóng mặt…

Trường hợp mẩn đỏ, ngứa trên da ngày càng tăng, khó thở, thở khò khè, cảm giác nghẹt thở, rét run, hốt hoảng, tức ngực, hạ huyết áp, co giật, mạch nhanh nhỏ, tím tái, ngất… cần nhập viện ngay để xử trí.

Nhiều người lo sợ “nổi hạch bạch huyết sau tiêm không phải tác dụng phụ mà có thể là dấu hiệu cho thấy ung thư của họ đang tiến triển”. Tuy nhiên, đây chỉ là phản ứng có thể xảy ra khi tiêm phòng, hay xuất hiện ở nách cùng bên với cánh tay được tiêm và thường tình trạng này sẽ mất đi sau vài ngày, không gây nguy hiểm đến tính mạng nên người bệnh không cần quá lo lắng. Nếu hạch nổi ở các vị trí khác thì cần được khảo sát kỹ hơn và báo cho bác sĩ điều trị bệnh ung thư để có sự thăm khám và đ.ánh giá thêm.

Nếu không có các phản ứng gì đặc biệt sau tiêm thì bạn đến thăm khám định kỳ theo hẹn của bác sĩ chuyên khoa ung bướu.

Trong trường hợp thấy các bất thường khác như đau tại vị trí không phải vùng tiêm, gầy sút cân, nổi hạch không phải vùng nách cùng bên cánh tay… thì bạn cần đi kiểm tra sớm hơn lịch hẹn để kiểm tra.

Trường hợp mẩn đỏ, ngứa trên da ngày càng tăng, khó thở, thở khò khè, cảm giác nghẹt thở, rét run, hốt hoảng, tức ngực, hạ huyết áp, co giật, mạch nhanh nhỏ, tím tái, ngất,… cũng cần nhập viện ngay để xử trí.

Để tiêm chủng an toàn bạn cần thực hiện mọi quy định phòng chống dịch Covid 19 mà Chính phủ và Bộ Y tế đã khuyến cáo, đồng thời tuân thủ mọi chỉ dẫn, hướng dẫn tại nơi tiêm chủng trong theo dõi các phản ứng sau tiêm. Tuyệt đối tuân thủ lịch điều trị, dùng thuốc, tái khám của bác sĩ chuyên ngành ung thư, không tự ý bỏ thuốc hay bỏ ngang điều trị khi không có chỉ định.

PGS. TS Phạm Cẩm Phương
Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân & Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai

B.é g.ái nhập viện cấp cứu do mắc thủy đậu

Sau nhiều ngày điều trị, vùng da của bệnh nhi vẫn còn một số nốt phỏng nước hóa mủ, tình trạng sức khỏe ổn định.

Thông tin vừa được Bệnh viện Sản Nhi Phú Thọ cung cấp. Bệnh nhi là bé P.N.Q., (3 t.uổi, ở huyện Thanh Sơn, Phú Thọ), được gia đình đưa đến viện trong tình trạng sốt cao 40 độ C, kèm rét run, quấy khóc nhiều, toàn thân nổi nốt phỏng nước viêm tấy.

Qua thăm khám, các bác sĩ chẩn đoán bé bị thủy đậu bội nhiễm, đồng thời chỉ định theo dõi n.hiễm t.rùng huyết.

Tại viện, bé được dùng 2 loại kháng sinh tiêm toàn thân, kết hợp thuốc kháng virus. Sau 6 ngày điều trị, sức khỏe của trẻ tiến triển tốt, hết sốt, chơi ngoan, trên da vẫn còn một số nốt phỏng nước hóa mủ nhưng tình trạng đã ổn định hơn nhiều.

Thạc sĩ, bác sĩ Hà Sơn Tùng, Phó khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Sản Nhi Phú Thọ, cảnh báo thủy đậu là bệnh rất dễ lây truyền do loại siêu vi mang tên Varicella Zoster Virus (VZV) gây nên. Bệnh xảy ra phần nhiều ở t.rẻ e.m.

be gai nhap vien cap cuu do mac thuy dau 25e 5736183

Mụn nước nhiễm vi trùng có màu đục do chứa mủ. Ảnh: BVCC.

Giai đoạn khởi phát bệnh thường đột ngột với triệu chứng nổi các nốt phỏng nước ở vùng đầu, mặt, chi và thân. Các mụn nước này xuất hiện rất nhanh, trong vòng 12-24 giờ có thể nổi toàn thân. Đặc biệt, khi nhiễm thêm vi trùng, mụn nước sẽ có màu đục do chứa mủ. Ở trẻ nhỏ, ngoài triệu chứng nổi mụn nước còn kèm theo sốt cao, bỏ ăn, quấy khóc hoặc nôn.

Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm lành tính, không có triệu chứng nặng ngoài những hồng ban mụn nước lan tràn. Tuy nhiên, bệnh có thể diễn biến rất nhanh, gây nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời.

Sau khi gây n.hiễm t.rùng da tại vị trí xuất hiện mụn nước, vi trùng có thể xâm nhập vào m.áu dẫn đến n.hiễm t.rùng huyết. Nghiêm trọng hơn, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nặng như viêm phổi, viêm não, viêm tiểu não… gây nguy hiểm đến tính mạng hay để lại di chứng sau này.

Đặc biệt, phụ nữ mang thai mắc bệnh thủy đậu sẽ rất nguy hiểm. Ở 3 tháng đầu của thai kỳ, virus sẽ gây sẩy thai, hay khi chào đời, trẻ sẽ bị thủy đậu bẩm sinh với nhiều dị tật như đầu nhỏ, co gồng tay chân, bại não, sẹo…

Nếu trẻ bị lây bệnh do mẹ mắc thủy đậu trong thời điểm sắp sinh hoặc sau sinh, tình trạng sẽ rất nặng với mụn nước nổi nhiều và dễ bị biến chứng viêm phổi.

Do đó, bác sĩ Tùng khuyến cáo tiêm vaccine phòng bệnh là biện pháp hiệu quả, giúp cơ thể tạo kháng thể chống lại virus. Tất cả t.rẻ e.m 12-18 tháng t.uổi, trẻ 19 tháng t.uổi đến 13 t.uổi chưa từng bị thủy đậu cần tiêm một lần. T.rẻ e.m trên 13 t.uổi và người lớn chưa từng bị thủy đậu tiêm 2 lần, nhắc lại cách nhau 4-8 tuần.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *