Từ vụ bé gái 6 tuổi bị que lấy ráy tai đâm xuyên tai, chuyên gia chỉ rõ nhiều người đang “đối xử tệ” với đôi tai của mình mà vẫn nghĩ đang làm đúng

Từ vụ bé gái 6 tuổi bị que lấy ráy tai đâm xuyên tai, chuyên gia chỉ rõ nhiều người đang “đối xử tệ” với đôi tai của mình mà vẫn nghĩ đang làm đúng

GiadinhNet – Ngoáy tai có thể đưa vi khuẩn, nấm từ môi trường bên ngoài xâm nhập vào da ống tai gây nguy cơ nấm, lây bệnh truyền nhiễm. Trong khi, ráy tai giúp bảo vệ và giữ ẩm đôi tai của bạn…


Sai lầm đáng sợ khi dùng hạt sen bồi bổ cho trẻ, nhiều người vẫn làm mà không hay biếtSai lầm đáng sợ khi dùng hạt sen bồi bổ cho trẻ, nhiều người vẫn làm mà không hay biết

GiadinhNet – Không chỉ trẻ nhỏ, người lớn có hệ tiêu hoá kém, thường xuyên bị đầy bụng, khó tiêu, táo bón… cũng được khuyến cáo không ăn hạt sen.

Vụ việc bé gái 6 tuổi ở Cần Thơ bi que lấy ráy tai chọc cắm sâu vào tai khiến nhiều người nhìn khiếp sợ. Đây là hồi chuông cảnh tỉnh cho các bậc cha mẹ trong việc chăm sóc, bảo vệ đôi, nhất là những nhà có trẻ nhỏ.

Từ vụ bé gái 6 tuổi bị que lấy dáy tai đâm xuyên tai, chuyên gia chỉ rõ khi nào cần vệ sinh tai, tuyệt đối không làm điều này để tránh tai nạn - Ảnh 2.

Hình ảnh bé gái bị que lấy ráy tai đâm sâu vào tai

Được biết, bệnh nhi là cháu N.T.N.D (SN 2016, ngụ TP Cần Thơ). Theo lời kể của gia đình, trong lúc dùng que lấy ráy tai thì vô tình va trúng người thân, khiến cây lấy ráy tai xuyên thẳng từ ống tai ngoài vào tai giữa gây kẹt ở hòm nhĩ, không lấy ra được.

Người nhà đưa bé đến cơ sở y tế địa phương để lấy dị vật nhưng không xử lý được nên đã chuyển đến BV Nhi đồng TP Cần Thơ cấp cứu.

Tại đây, các bác sĩ đã lấy ra dị vật kim loại là chiếc que lấy ráy tai dài 5cm làm rách da ống tai, xuyên thẳng qua phần màng chùng gây khối máu tụ. Hiện các bác sĩ đang tiếp tục chữa lành vết thương và đánh giá lại bằng các thăm dò chức năng tai.

Bác sĩ khuyến cáo, nếu gặp tình huống nguy hiểm trên, cha mẹ nên đưa ngay đến cơ sở y tế chuyên khoa Tai Mũi Họng để được cứu chữa. Không nên can thiệp khi chưa xác định được đầu trong dị vật, hướng tổn thương của dị vật có ảnh hưởng đến tai trong hay không.

Bác sĩ cũng khuyến cáo tuyệt đối không dùng những vật sắc nhọn, cứng, vừa cho vào tai vừa đùa giỡn vì rất dễ xảy ra như tai nạn đáng tiếc trên.

Từ vụ bé gái 6 tuổi bị que lấy dáy tai đâm xuyên tai, chuyên gia chỉ rõ khi nào cần vệ sinh tai, tuyệt đối không làm điều này để tránh tai nạn - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Thực hư công dụng của ráy tai, có nên làm sạch thường xuyên?

Ráy tai được sinh ra theo một cơ chế hoạt động rất bình thường của cơ thể. Ráy tai giúp bảo vệ và giữ ẩm đôi tai của bạn. Ngoài ra, ráy tai còn hoạt động như một bộ lọc, giữ cho bụi bẩn và vi khuẩn không xâm nhập vào trong tai.

Tai bạn có chức năng tự làm sạch nhờ vào khả năng kháng khuẩn ở ráy tai. Khi bạn nhai hoặc cử động hàm nói chung, ráy tai sẽ tự động di chuyển ra khỏi ống tai. Lúc này, ráy tai sẽ khô và bong ra.

Thông thường, bạn chỉ nên dùng vải mềm thấm ướt rồi nhẹ nhàng lau sạch vùng ngoài tai. Trong đa số các trường hợp bình thường, bạn có thể tự lấy ráy tai ở nhà. Điều quan trọng là bạn phải phân biệt được đâu là những cách làm sạch tai đúng và sai.

Khi tai có dấu hiệu đau, tai có mùi khó chịu, có cảm giác ù tai, giảm khả năng nghe, cảm giác tai bị bít lỗ tai…. lúc này đúng cách, an toàn nhất là đến gặp bác sĩ chuyên khoa. Trường hợp ráy tai quá cứng hoặc nằm quá sâu bên trong, nếu không cẩn thận, bạn có thể sơ ý làm trầy xước niêm mạc ống tai ngoài, gây chảy máu khi lấy ra.

Từ vụ bé gái 6 tuổi bị que lấy dáy tai đâm xuyên tai, chuyên gia chỉ rõ khi nào cần vệ sinh tai, tuyệt đối không làm điều này để tránh tai nạn - Ảnh 4.

Ảnh minh họa

Sai lầm khi ngoáy tai tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm

Nhiều người cho rằng, ráy tai là nguyên nhân gây ngứa tai nên thường xuyên ngoáy tai và tìm mọi cách để lấy ráy ra. Trong khi làn da ở ống tai con người vô cùng mẫn cảm, hơn nữa lại gần kề xương sụn, tổ chức liên kết dưới da mỏng, máu lưu thông kém. Nên khi ngoáy tai không đúng cách sẽ gây tổn hại, viêm nhiễm, dẫn đến lở loét và viêm ống tai ngoài.

Ngoáy tai cũng có thể đưa thêm vi khuẩn, nấm từ môi trường bên ngoài xâm nhập vào da ống tai gây nguy cơ nấm, lây bệnh truyền nhiễm. Đặc biệt, với những người thường xuyên dùng dụng cụ kim loại để lấy ráy tai thì còn có thể gây ra chứng chảy máu tai do rách da ống tai. Ngoài ra các vật sắc nhọn cũng khiến thành ống tai bị viêm nếu đâm vào.

Việc lấy ráy tai quá nhiều sẽ để lại nhiều biến chứng như: ù tai, khả năng nghe kém, ngứa tai, chóng mặt, đau tai, viêm tai dẫn đến điếc hoặc bị các bệnh kéo theo như ho.

Thậm chí, ngoáy tai quá thường xuyên cũng kích động đến da ở ống tai, làm xuất hiện u nhú ở ống tai ngoài. Măc dù chúng là u lành tính và có thể làm phẫu thuật cắt bỏ được, nhưng lại dễ tái phát và thậm chí khi tái phát còn có thể phát triển thành u ác tính.

Kinh hãi bé gái 6 tuổi bị cây lấy dáy tai đâm xuyên vào tai giữa, bài học cho nhiều gia đình!Kinh hãi bé gái 6 tuổi bị cây lấy dáy tai đâm xuyên vào tai giữa, bài học cho nhiều gia đình!

GiadinhNet – Các bác sĩ khuyến cáo, trong trường hợp bị dị vật xuyên ống tai như trên, cha mẹ nên đưa ngay đến cơ sở y tế chuyên khoa Tai Mũi Họng để kịp thời cứu chữa.

Cháy lớn khiến hàng trăm gian hàng bị thiêu rụi ở chợ Bắc Ninh

M.H (th)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *